2.2 Phân tích các nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển của ngành công
2.2.2 Nguyên nhiên vật liệu
Theo hiệp hội nhựa Việt Nam, khả năng đáp ứng nguyên vật liệu ngành nhựa trong nước chỉ khoảng 400000 tấn , chủ yếu là nguyên liệu PVC và PET. Các cơng ty chính cung cấp nguyên liệu nhựa là công ty nhựa TPC Vina, công ty Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ, cơng ty Formusa Việt Nam (KIS, 2011). Trong khi đó, sản lượng ngành nhựa năm 2010 là 3.8 triệu tấn, tức là khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước năm 2010 chỉ đạt khoảng 10.5%, còn lại gần 90% nguyên phụ liệu là nhập khẩu.
Từ năm 2010 cho đến nay, tuy khả năng cung cấp nguyên liệu cho ngành nhựa của các doanh nghiệp trong nước đã gia tăng khi các dự án hóa dầu như Dung Quất, Phú Mỹ - Vũng Tàu đi vào hoạt động từ năm 2012, 2013 và cung cấp những nguyên liệu nhựa như PP, PE đầu tiên ra thị trường song cùng với nhu cầu gia tăng của sản xuất, ngành nhựa vẫn phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Hiện nay,
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
khả năng nội địa hóa nguyên liệu ngành nhựa đạt khoảng 15%, tức là ngành nhựa Việt Nam phụ thuộc nhập khẩu khoảng 85% tổng nhu cầu sản xuất. (Hồ Đức Lam, 2015) .
Bảng 2.11 : Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam 2010 – 2013 ( USD)
Năm Kim ngạch (USD)
2010 3.784.118.090
2011 4.763.143.753
2012 4.804.025.766
2013 5.715.340.867
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ UNComtrade, 2015)
Có thể thấy, nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam liên tục tăng qua các năm. Năm 2013, nếu như xuất khẩu nhựa của Việt Nam đạt con số khoảng 1.8 tỷ USD thì chỉ tính riêng ngun liệu nhựa dùng cho phục vụ sản xuất, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng gần 6 tỷ USD, cao gấp gần 3 lần so với trị giá xuất khẩu. Hơn nữa, những số liệu về nhựa nguyên liệu nhập khẩu thống kê từ UNComtrade gần như tương đối trùng khớp với thống kê về kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm chất dẻo của Tổng cục thống kê Việt Nam. Điều đó cho thấy, thống kê nhập khẩu chất dẻo của Tổng cục thống kê gần như tập trung vào nhóm sản phẩm nguyên liệu cho ngành nhựa nói riêng chứ khơng chỉ thống kê nhập khẩu nhóm sản phẩm ngành nhựa nói chung. Thực tế, giá trị kim ngạch nhập khẩu của ngành nhựa có thể cao hơn nữa và ngành nhựa có thể có cán cân thương mại thâm hụt hơn nữa so với những số liệu mà khóa luận đã tổng hợp ở mục phân tích thực trạng của ngành nhựa ở trên. Vấn đề phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu sẽ mang tới những thách thức sau cho ngành nhựa Việt Nam
Thứ nhất, thách thức từ việc nâng cao hàm lượng giá trị khu vực để được hưởng ưu đãi thuế quan do các hiệp định thương mại tự do mang lại. Hầu hết các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết hiện nay đều yêu cầu tỷ lệ RVC – hàm lượng giá trị khu vực đạt từ 40% giá FOB trở lên, riêng đối với EU, yêu cầu này là 50% giá EXW. Trong khi đó, theo hiệp hội nhựa Việt Nam, hiện nay ngành
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
nhựa phụ thuộc khoảng 80% đến 85% nguyên liệu nhập khẩu. Đáng nói hơn nữa là, thị trường nhập khẩu nguyên liệu nhựa của Việt Nam không phải là thành viên thuộc khối các nước tham gia ký kết hiệp định thương mại tự do đem lại lợi ích cho ngành nhựa của Việt Nam
Bảng 2.12 Nhập khẩu nguyên liệu nhựa của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2014 (USD)
Thị trường Kim ngạch 5 tháng 2014
(USD)
Tăng trưởng so với cùng kỳ (%) Tổng kim ngạch 2.460.13.207 9,83 Ả Rập Xê Út 475.771.339 21,87 Hàn Quốc 474.805.347 -1,25 Đài Loan 364.883.169 12,99 Thái Lan 214.840.077 2,43 Trung Quốc 188.868.281 15,50 Nhật Bản 113.999.428 -10,01 Hoa Kỳ 83.259.527 -5,83 Ấn Độ 46.727.667 -7,87 Cô Oét 33.579.857 106,05 Nam Phi 3.837.761 105,89 Australia 3.141.936 68,47 Anh 6.999.225 146,43
(Nguồn : Thủy Chung, 2014)
Nhóm các nước là bạn hàng chính trong hoạt động nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam là Ả Rập Xê Út, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, các nước này lại khơng thuộc nhóm các nước là thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm nhựa Việt Nam. Với các thị trường chính mà ngành nhựa hướng tới như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Campuchia, Mexico, Ấn Độ thì việc nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ các nước ngoài khối ASEAN, ngoài khối TPP sẽ gây bất lợi trong việc nâng cao hàm lượng giá trị khu vực RVC. Hơn nữa, dù hoạt động nhập khẩu nguyên liệu cũng diễn ra trong phạm vi trong khối với các thị
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ thì tốc độ tăng trưởng nhập khẩu lại đạt con số âm trong 5 tháng đầu năm 2014. Nhập khẩu nguyên liệu nhựa gia tăng mạnh mẽ ở các thị trường ngoài khối như Nam Phi, Anh, Cô Oét,…với tốc độ tăng trưởng gần hoặc trên 100%.
Thứ hai, việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu khiến cho sản xuất trong nước không tự chủ được nguồn cung dẫn đến tác động tiêu cực của việc giá thành nguyên liệu nhập khẩu tăng có thể tác động tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm trên trường quốc tế. Tiêu biểu tháng 7/2008 giá hạt nhựa nhập khẩu có thể đạt 1800 – 2000 USD/tấn nhưng lại đột ngột giảm mạnh còn khoảng 800 – 900 USD/tấn vào cuối năm 2008. Việc dao động giá bất thường, chênh lệch giá có thể gấp đơi như trường hợp trên sẽ gây bất lợi đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp khơng những mất lợi thế cạnh tranh và uy tín trên trường quốc tế mà cịn có thể đánh mất thị phần ngay tại thị trường nội địa.
Ngoài hai vấn đề cơ bản trên, một vấn đề khác là dù một số dự án hóa dầu như Dung Quất, Phú Mỹ - Bà Rịa Vũng Tàu đã đi vào hoạt động từ năm 2012, 2013 và ngành nhựa đang thiếu hụt trầm trọng và phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì một phần nhựa nguyên liệu sản xuất được trong nước đang có xu hướng hướng về thị trường xuất khẩu thay vì đáp ứng nhu cầu trong nước.
Bảng 2.13 : Xuất khẩu nguyên liệu nhựa của Việt Nam (USD)
Năm Kim ngạch (USD) Tăng trưởng (%)
2009 162.373.808 100
2010 219.953.992 135
2011 242.030.766 110
2012 400.678.296 165
2013 519.105.208 130
Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU
Từ năm 2009 đến năm 2011, xuất khẩu nguyên liệu nhựa tuy có tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, kể từ năm 2012, sau khi một số dự án sản xuất nguyên liệu nhựa được Bộ Công Thương phê duyệt và đã đi vào hoạt động, xuất khẩu nhựa tăng đột biến với tốc độ tăng trưởng khoảng 165 % trong khi con số này vào năm 2011 là 110%, năm 2010 là 135%.