Tổng quan về ngành cà phê của Colombia

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thương mại công bằng đối với ngành cà phê – kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho việt nam (Trang 39 - 48)

2.2. Colombia

2.2.1. Tổng quan về ngành cà phê của Colombia

2.2.1.1. Tình hình sản xuất cà phê của Colombia

Cộng đồng người trồng cà phê tại Colombia

Ngành công nghiệp cà phê của Colombia có sự tham gia của hơn 563.000 hộ gia đình. Đa phần trong số đó là các gia đình thuần nơng, có khơng q 5 ha đất trồng và tạo ra 70% tổng sản lượng cả nước. 30% cà phê còn lại được tạo ra chỉ bởi 5% lượng người trồng cà phê tại Colombia, những người mà sở hữu hơn 5 ha đất trồng. (National Federation of Colombian Coffee Growers, 2014 A)

Tổng sản lượng cà phê của Colombia

Cà phê Arabica lần đầu xuất hiện tại Colombia vào những năm 1500. Từ đó đến nay, Colombia chỉ trồng loại cà phê này. Cà phê Arabica nổi tiếng vì nó loại cà phê có chất lượng cao nhất và thường được gọi với cái tên “Colombia Milds” . Những người nông dân thường rửa chúng cẩn thận với mục đích làm sạch và ngăn ngừa sự oxi hóa. Đặc điểm đặc biệt của cà phê Colombia là việc thu hoạch và rửa quả cà phê đều được thực hiện bằng tay, điều này khiến cà phê có vị mạnh và mùi thơm đặc biệt.

Biểu đồ 2.3: Sản lượng cà phê của Colombia theo vụ mùa giai đoạn 2000-2017

2000 /01 2001/02 2002/03 2003/04 2004/05 2005/06 2006/07 2007/08 /0920082009/10 2010/11 2011/12 /1320122013/14 2014/15 2015/16 2016/17 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 10,400 11,962 11,73511,23011,573 11,775 12,516 8,664 8,098 8,523 7,652 9,927 12,163 13,33914,009 14,500

Nguồn: Tổ chức cà phê thế giới ICO, 201710

Sản lượng cà phê của Colombia khá ổn định trong giai đoạn 2000-2008, chủ yếu trong khoảng 11 đến 12,5 triệu bao môi năm. Tuy nhiên, vụ 2008/09, sản lượng đã đột ngột sụt giảm xuống còn 8,66 triệu bao và tiếp tục có xu hướng giảm trong 3 vụ mùa tiếp theo. Sự giảm mạnh sản lượng cà phê mùa vụ 2008/09 trước hết có thể quy cho sự tác động xấu đến hoa cà phê do có trận mưa rào to kéo dài thời gian đó .

10 Người viết tự tổng hợp số liệu thống kê từ website của Tổ chức cà phê thế giới ICO, truy cập

Độ ẩm tăng lên đã khiến bùng phát dịch gỉ sắt trên cà phê, gây thiệt hại rất lớn cho sản lượng cả phê ở Colombia 4 mùa vụ liên tiếp. Từ mùa vụ 2012/13 đến nay, sản lượng cà phê của Colombia đã lấy lại đà tăng trưởng và đạt kỷ lục 14,5 triệu bao trong mùa vụ năm 2016/17. Hiện tại, Colombia đã vượt qua Indonesia trở thành nước có sản lượng cà phê cao thứ 3 thế giới, đứng sau Brasil và Việt Nam.

2.2.1.2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Colombia

Cơ cấu cà phê xuât khẩu của Colombia

Bán vào thị trường cà phê thế giới khoảng 11 triệu bao mỗi năm, Colombia đã và đang là thị trường lớn thứ 3 về sản lượng của thế giới. Hơn nữa, giá trị gia tăng từ cà phê và cà phê đặc biệt ước tính lớn hơn 50% giá trị của cà phê Colombia. Quá trình thu hoạch và rửa sạch được thực hiện bằng tay như đã đề cập ở trên chính là nhân tố quan trọng để tăng giá trị của cà phê. Mặt khác, cà phê Colombia cũng được tăng giá trị thông qua việc người sản xuất tham gia vào một số tổ chức chứng nhận thế giới như UTZ Certified, Rainforest Alliance, Organic, và FLO. Colombia có một loại cà phê đặc biệt hơn so với những loại thông thường. Loại này được trồng ở Huila, Narino, and Piendamo được nhiều người biết đến trong thị trường cà phê thế giới.

Hơn 80% lượng cà phê xuất khẩu của Colombia được đưa vào 3 thị trường chính là Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Trong đó Mỹ là thị trường quan trọng nhất chiếm 42% sản lượng, Đứng thứ 2 và 3 là châu Âu và Nhật Bản với tỉ lệ là 30% và 11%. Colombia cũng rất chú trọng trong việc mở rộng thị trường sang các nước như Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất, Ukraine và Thái Lan.

Giá cà phê Colombia

Trong thị trường cà phê thế giới, cà phê Colombia được gọi là Colombia Milds. Đây được coi là loại cà phê có chất lượng cao nhất nên cà phê Colombia là loại cà phê đắt nhất trong số các loại cà phê Arabica. Giá của nó cao hơn một chút so với cà phê Arabica của Brazil và cao hơn hẳn giá của cà phê Robusta.

Giá cà phê thế giới nói chung và giá cà phê Colombia nói riêng biến động khá mạnh trong 2 thập kỷ gần đây. Sau khi leo lên được mức gần 200 cents/pound vào năm 1997 thì cà phê Colombia bị sụt giá rõ rệt trong 6 năm sau do ảnh hưởng của khủng hoảng giá cà phê thế giới. Mức giá thấp nhất là 65 cents/pound vào năm

2002 và bật chở lại mức 115,73 cents/pound vào năm 2005. Giai đoạn 2005 – 2011 là giai đoạn hồi phục quan trọng của cà phê Colombia khi đạt mức 283.84 cents/pound vào năm 2011. Tuy nhiên mức giá này đã giảm ngay sau đó và hiện giữ ở mức 190cents/pound.

Lượng cà phê xuất khẩu của Colombia được kiểm soát chỉ bới một vài tổ chức và cá nhân. Chiếm tỉ lệ khoảng 30% trong sản lượng cà phê, Liên đoàn người trồng cà phê Colombia FNC (National Federation of Colombian Coffee Growers) giữ vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định mưc giá trả cho người trồng cà phê. FNC trợ cấp cho người trồng cà phê lúc giá cả bị sụt giảm và cung cấp cho họ nhưng dịch vụ cơng ích cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng. 50% sản lượng cà phê cịn lại được kiềm sốt bởi 3 thương nhân nước ngoài và 4 thương nhân người Colombia, bao gồm: Volcafe và “the Ecom group” của Thụy Sĩ; Neuman của Đức; Expocafé, Racafe, Espinosa, Hermanos, và Compania Cafetera Agricola của Colombia. Chính bởi sự thống trị một nửa thị trường của những thương nhân này nên vẫn còn tồn tại một mức chênh lệch khoảng 28.00 censt/pound giữa khoản tiền mà người trồng cà phê được trả so với chỉ báo của ICO đo lường lợi ích mà người trồng cà phê được hưởng từ việc bán cà phê.

Mặt khác, việc sản xuất quyết định lượng cà phê xuất khẩu của Colombia hơn là giá cà phê. Biểu đồ sau cho thấy rằng sự xuất khẩu cà phê sẽ tăng kể cả trong trường hợp giá xuống miễn là mùa vụ đo thu hoạch đc nhiều.

Nguồn: Flury, 201311.

Ví dụ, mặc dù giá cà phê tương đối ổn định giai đoạn 2006-2009 nhưng lượng cà phê trồng được cũng như lượng xuất khẩu của Colombia vẫn tăng. Trung bình có khoảng 11 triệu bao được xuất đi mỗi năm trong giai đoạn đó. Trong khi đó giai đoạn 2009-2011, giá cà phê hồi phục thì sản lượng xuất khẩu lại khơng tăng. Sản lượng trung bình khoảng 7-8 triệu bao do tình trạng mùa vụ khơng tốt (xem biểu đồ 2.3). Thêm vào đó, sự yếu kém của người trồng trong việc tích trữ và bảo quản hạt cà phê đã khiến họ khơng có sức mạnh để thương lượng, mặc cả khi giá cả phê bị thấp.

2.2.2. Thành tựu và hạn chế trong việc áp dụng Thương mại công bằng đối vớisản phẩm cà phê tại Colombia sản phẩm cà phê tại Colombia

Việc áp dụng thương mại công bằng vào trong ngành công nghiệp cà phê của Colombia đã xuất hiện từ những năm 1960 thông qua sự thành lập của một số hợp tác xã thương mại công bằng. Sau hơn 5 thập kỷ phát triển, phong trào thương mại công bằng ở Colombia đã giành được nhiều thành tựu . Thông tin về việc kinh doanh thương mại cơng bằng đã tạo ra lợi ích cho hơn 500.000 nhà sản xuất cà phê lớn nhỏ tại Colombia được lan ra rộng rãi.

2.2.2.1. Thực trạng áp dụng Thương mại công bằng trong ngành cà phê tại Colombia

Tổng quan về phong trào thương mại công bằng ở Colombia.

Mặc dù cà phê của Colombia có giá cả cao những loại cà phê khác nhưng người trồng cà phê cũng không thể tránh khỏi những vấn đề thông thường mà người trồng cà phê khác trên thế giới hay gặp phải. Mặc dù FNC đã đưa ra gói trợ cấp nhưng sự sụt giảm giá cà phê vẫn gây ra nguy cơ cho rất nhiều người dân trồng cà phê ở Colombia có thể sẽ khơng thể trả hết được các chi phí sản xuất. Mặt khác, các hộ trồng cà phê nhỏ lẻ vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm cách tiếp cận với nguồn vốn và thị trường.

Nhiều hợp tác xã đã được thành lập vào những năm 1960 để tìm kiếm một mức giá tốt hơn cho cà phê của họ thông qua việc làm ngắn lại chuỗi cung cấp

11 Flury, K., 2013, Coffee outlook: A lasting surplus ahead , Truy cập:

http://www.sintercafe.com/uploads/File/2013/presentations/11.price_outlook.pdf (Truy cập ngày 20/04/2017)

đồng thời nâng cấp giá trị chuỗi. Với hơn 68 tổ chức sản xuất được cấp giấy chứng nhận bởi FLO-CERT, Colombia là một trong những nước có phong trào cà phê thương mại cơng bằng lớn mạnh nhất thế giới. Ngồi ra, tại đây cũng có 23 nhà sản xuất được cấp giấy chứng nhận bởi FTUSA. Liên quan đến việc chứng nhận cho cà phê, chỉ có một yếu tố duy nhất phân biệt cà phê của FLO chứng nhận và của FTUSA chứng nhận là tiêu chuẩn của FTUSA là phải có vườn cà phê rộng. Tuy nhiên 23 hợp tác xã được FTUSA cấp giấy chứng nhận lại khơng thể hiện được sự khác nhau đó. Tiêu chuẩn của FTUSA đưa ra nhằm mục đích chính là mở rộng thương mại sang thị trường Mỹ.

Một trong những đơn vị tiên phong của Colombia trong phong trào cà phê thương mại công bằng là Expocafé S.A, một đại lý xuất khẩu của FNC. Expocafé S.A được thành lập vào năm 1985 và được sự hỗ trợ từ 36 hợp tác xã cà phê. Vào năm 1991, Expocafé S.A, bắt đầu bán cà phê vào thị trường thương mại công bằng với nhãn hiệu Max Havelaar. Được FLO-CERT chứng nhận như một nhà bn, Expocafé có khoảng 8% cà phê được dán nhãn thương mại công bằng và mua bán tại thị trường này. Một mặt Expocafé đã nỗ lực mở rộng và làm lớn mạnh mạng lưới các nhà nhập khẩu và những người làm trong ngành thương mại công bằng ở tất cả vùng miên trên thế giới. Mặt khác nó thành lập Coordinadora Colombiana de Comercio Justo để tiêu chuẩn hóa thương mại cơng bằng tại Colombia.

Khác với Expocafé, 23 thương nhân khác của Colombia cũng được cấp chứng nhận của FLO. Họ xuất khẩu hơn 11.000 tấn cà phê thương mại công bằng mỗi năm, biến Colombia trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 vào thị trường cà phê thương mại công bằng. Đa số cà phê xuất khẩu đi vào 4 thì trường chính là Mỹ, Nhật, Anh và Thụy Sỹ.

Thêm vào đó, nhiều chương trình hỗ trợ tài chính cho người sản xuất cũng được đưa vào áp dụng như chương trình “Quay vịng quỹ tín dụng cho nhu cầu sản xuất” (Rotating credit fund for production needs) của Hiệp hội nông dân vùng Cauca (Federacion Campesina del Cauca), và “Chương trình tín dụng cho nơng dân” (Credit programme for farmers) của COSURCA (Empresa Cooperativa del Sur del Cauca)

Tiêu chuẩn cho những tổ chức sản xuất nhỏ

Giống trường hợp của Mexico, hầu hết các hợp tác xã cà phê của Colombia chỉ gặp phải một số ít yêu cầu về kích cỡ của vườn, sự dân chủ và minh bạch. Về tiêu chuẩn thương mại và phát triển, hoạt động của các hợp tác xã phải đi theo chuỗi thương mại công bằng mà đã được áp dụng thành cơng tại cửa hàng cà phê Juan Valdez ®. Về vấn đề sản xuất, nhiều chương trình đã được thiết kế nhằm tăng thêm giá trị gia tăng, nâng cao năng suất và giá trị trong quá trình sản xuất cà phê như “Kiểm tra đất” của hợp tác xã Aguadas, “Sủ dụng phân bón hiệu quả” của hợp tác xã Occicafe, và “Đổi mới cây trồng” của hợp tác xã Coocafer

Tiêu chuẩn cho hợp đồng sản xuất

Gần giống với trường hợp của Mexico, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này ở Colombia vẫn cịn nhiều hạn chế. Mặc dù có nhiều hơn 20 thương nhân đã được cấp chứng nhận từ FLO-CERT nhưng hầu như vẫn chưa thể hiện được vai trò của họ trong phong trào thương mại công bằng.

Tiêu chuẩn thương mại

Các hợp tác xã cà phê ở Colombia phải hoàn thành các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, thành phần, cấu tạo của sản phầm, các điều khoản và điều kiện của hợp đồng. Quan trọng hơn là chuỗi thương mại cơng bằng của cửa hàng cà phê Juan Valdez ® đã cho thấy mơ hình kinh doanh diễn ra sự bn bán trực tiếp.

Một đặc điểm điển hình của hiệp hội thương mại cơng bằng ở Colombia là nó có sự tham gia của cả khu vực tư nhân và khu vực cơng cộng, có cả thị trường trong nước và thị trường thế giới. Đặc điểm này sẽ được làm rõ thơng qua ví dụ về chuỗi thương mại cơng bằng của cửa hàng Juan Valdez ® dưới đây.

Ví dụ về chuỗi thương mại cơng bằng của các cửa hàng cà phê Juan Valdez®

Được tạo ra vào năm 1958 bởi FNC, hình tượng Juan Valdez đã đại diện cho hơn 500.000 người trồng cà phê Colombia và các sản phẩm của họ. Mục đích của việc thành lập là phân biệt cà phê 100% có nguồn gốc từ Colombia với loại cà phê được pha trộn với cà phê của các nước khác. Năm 2002, Procafecol S.A. được thành lập để chịu trách nhiệm về hoạt động của các cửa hàng cà phê Juan Valdez. Được cấp phép của thương hiệu Juan Valdez®, Procafecol S.A. trả tiền bản quyền

cho Quỹ Cà phê Quốc gia, một tổ chức mang lại lợi ích cho những người trồng cà phê ở Colombia. Ngoài FNC với tư cách là cổ đơng chính của cơng ty, cơng ty cịn có hơn 20.000 cổ đơng là người trồng cà phê. Đến nay, Procafecol S.A. đã vận hành 250 cửa hàng cà phê tại Colombia, Chile, Ecuador, Tây Ban Nha, Mỹ, Mexico, Panama, Peru và Aruba.

Nhà sản xuất

Đạt chứng nhận của FLO với tư cách là một tổ chức sản xuất, FNC đã khuyến khích nâng cao chất lượng cà phê đồng thời thúc đẩy các dự án về môi trường. FNC đã trả cho các thành viên giá thương mại công bằng cộng thêm phần tiền thưởng theo quy ước của thương mại cơng bằng của FLO. Thêm vào đó, những người nơng dân sản xuất nhỏ lẻ tham gia chuỗi thương mại công bằng này cũng nhận được “tiền thưởng Thương mại Công bằng không được chứng nhận" từ các cửa hàng cà phê của Juan Valdez®. Procafecol S.A. bản thân nó khơng được chứng nhận thương mại cơng bằng nhưng đã đóng vai trị như một thành viên của hiệp hội Thương mại Công bằng. Tuy nhiên, sự tuân thủ với các tiêu chuẩn thương mại công bằng đã thuyết phục thành công người tiêu dùng trả giá cao cho cà phê của họ cho dù nó được chứng nhận hay khơng. Thêm vào đó, khơng có gánh nặng chi phí chứng nhận Fair Trade, Procafecol S.A. có thể trả thêm tiền thưởng cho nơng dân của FNC.

Tất cả các nhà sản xuất đều được hưởng lợi khi tham vào chuỗi thương mại công bằng của Procafecol S.A: Thứ nhất, tiền thưởng thương mại Công bằng từ FNC đã được phân bổ cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng công cộng và các chương trình phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó, Quỹ Cà phê Quốc gia đã chuyển tiền nhượng quyền thương mại của Procafecol S.A. vào các chương trình hỗ trợ cho người sản xuất cà phê. Thứ hai, những nhà sản xuất cà phê được trả giá cao hơn. Nông dân của FNC được trả một khoản giá thương mại công bằng và "tiền thưởng thương mại công bằng không được chứng nhận". FNC khẳng định rằng Giá của Procafecol S.A. trả cho người trồng cao gấp 4 hoặc 5 lần so với giá thị trường thương mại công bằng thông thường. Thứ ba, người sản xuất được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ của Procafecol S.A. với mục đích gia tăng chất lượng cuộc sống của nông dân. Cuối cùng, họ là cổ đông ưu đãi của Procafecol S.A. Cổ phần

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thương mại công bằng đối với ngành cà phê – kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho việt nam (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)