Diện tích khu đất trồng
(ha)
Số lượng nhà sản xuất Tỷ lệ nhà sản xuất (%)
< 1,00 375,550 69,42 1,01 – 2,00 99,977 18,48 2,01 – 5,00 54,364 10,05 5,01 – 10,00 8,411 1,55 10,01 – 20,00 2,656 0,50 Tổng cộng 540,958 100,00 Nguồn: Flores, D. 2013.8
Có thể thấy rằng gần như tất cả những người dân trồng cà phê trên diện tích nhỏ hơn 1 ha đều có những đặc điểm chung sau:
Bị giới hạn khả năng tiếp cận vốn vay, sự hỗ trợ kỹ thuật, thông tin và thị trường
Năng suất làm việc thấp
8 Flores, D. 2013, Mexico coffee annual: Effects of rust on current marketing year minimal, greater impact
expected in MY 2013/14, Truy cập: http://gain.fas.usda.gov/Recent%20GAIN%20Publications/Coffee
Trồng cà phê với mục đích thương mại và bị ảnh hưởng rất nhiều từ sự biến động của giá cà phê
2.1.1.2. Tình hình xuất khẩu cà phê của Mexico
Cơ cấu xuất khẩu cà phê của Mexico
Gần 60% cà phê của Mexico được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, điều này đã giúp cho Mexico trở thành một trong 10 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Cà phê của Mexico đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trên thế giới tuy nhiên 85% sản lượng hàng năm đi vào 3 thị trường chính là Mỹ, Bỉ và Đức. Trong 3 thị trường đó, Mỹ là đối tác nhập khẩu cà phê lớn nhất của Mexico, chiếm tới hơn 60% cà phê xuất khẩu. Cà phê xuất khẩu bao gồm 3 loại, cà phê xanh chiếm tỷ trọng 84%, cà phê qua chế biến là 15% và còn lại 1% là bã cà phê rang.
Sản lượng cà phê xuất khẩu
Sản lượng cà phê xuất khẩu của Mexico dao động trong khoảng từ 3-4,5 triệu bao trong giai đoạn 1990-1999 và chạm đỉnh 5,3 triệu bao vào năm 2000. Sản lượng đã tụt xuống mức 3,3 triệu bao ngay trong năm tiếp theo và tăng giảm trong khoảng từ 2 đến 3 triệu bao 60kg trong suốt 12 năm liên tiếp sau đó (Flores, D. 2013). Sự tụt giảm và phục hồi khó khăn này có thể quy cho 2 nhân tố chính là:
Sự giảm đột ngột của giá cà phê giai đoạn 1999-2001 đã khiến rất nhiều người dân trồng cà phê bỏ vườn. Điều này dẫn đến việc sụt giảm nghiêm trọng của tổng sản lượng cũng như sản lượng xuất khẩu. Để chống chọi lại cơn khủng hoảng về giá cà phê, từ năm 2001, nhiều chính sách cùng chương trình quốc gia đã được ban hành điển hình như Chương trình hỗ trợ phát triển sản lượng và chất lượng cà phê, Quỹ bình ổn giá cà phê, Chương trình hỗ trợ tăng năng suất và chất lượng cà phê… Mục đích đầu tiên của những chương trình đó là để hỗ trợ những hộ sản xuất nhỏ lẻ bằng cách giúp đỡ họ về công nghệ và vốn. Tuy nhiên những nỗ lực ấy giường như đang tập trung vào phát triển xã hội thay vì kinh tế.
Giá cà phê
Việc đưa cà phê Mexico vào thương mại trước đây đã được thực hiện bởi một số công ty thương mại lớn như AMSA (ECOM Trading), Cafes California (Neumann Group), Becafisa (Volcafe) và Nestlé. Sự thống trị của một số ít tập
đồn xuất khẩu đa quốc gia đã loại bỏ đi tác động của các chính sách, chương trình mà chính phủ ban hành nhằm hỗ trợ những hộ sản xuất nhỏ lẻ. Điển hình là tình trạng khơng có sức mạnh mặc cả đã khiến nhiều hộ sản xuất phải bán với mức giá rẻ hơn của thị trường.
Biểu đồ 2.2: Giá người trồng cà phê ở Mexico nhận được và giá cà phê theo ICO giai đoạn 2000-2012
Nguồn: Tổ chức cà phê thế giới ICO, 20149
Thơng qua biểu đồ có thể thấy rõ được mức độ chênh lệch giữa số tiền người trồng cà phê nhận được và giá cà phê. Sự chênh lệch đó tương đối nhỏ trong giai đoạn 2000-2005 nhưng đã mở rộng ra kể từ năm 2006. Việc giá cà phê tăng trở lại cũng làm cho số tiền người trồng cà phê nhận được tăng lên tuy nhiên chỉ tăng một tỉ lệ nhỏ hơn so với sự tăng lên của giá cà phê. Giá cà phê trên thế giới tăng lên giường như vẫn khơng mang lại nhiều lợi ích cho nơng dân trồng cà phê ở Mexico
9 International Coffee Organisation, 2014C, All exporting countries: Prices paid to growers, Truy cập:
vì họ vẫn đang gặp khó khăn trong q trình phục hồi lại sản lượng và chi trả các khoản phí sinh hoạt hàng ngày.
2.1.2. Thành tựu và hạn chế trong việc áp dụng Thương mại công bằng đối vớisản phẩm cà phê tại Mexico sản phẩm cà phê tại Mexico
2.1.2.1. Thực trạng áp dụng Thương mại công bằng trong ngành cà phê tại Mexico
Tổng quan về phong trào thương mại công bằng ở Mexico.
Như đã đề cập đến ở trên, giá cà phê bị sụt giảm nặng nề giai đoạn 1999-2001 đã khiến nhiều người dân bỏ vườn. Những người cố gắng bám trụ lại phải chịu thiệt hại do giá cà phê xuống thấp hơn cả chi phí sản xuất. Để tìm kiếm một giải pháp tồn diện nhất, nhiều người trong số họ đã tập hợp lại thành các hội, nhóm. Mục đích chính của các hội, nhóm này là tạo ra mức giá cà phê cao hơn và ổn định hơn thơng qua việc kiểm sốt một phần lớn hơn trong chuỗi cung ứng. Trong số các hội, nhóm đó có mơt hội được thành lập tại Oaxaca năm 1983, lấy tên là UCIRI và sau này đã trở thành đơn vị xuất cà phê thương mại công bằng khẩu đầu tiên của Mexico. Cùng lúc đó, 54 tổ chức trồng cà phê (50 nhà sản xuất trồng cà phê Arabica, 2 nhà sản xuất trồng cà phê Robusta và 2 nhà sản xuất trồng loại cà phê khác) cùng 10 nhà buôn ở Mexico được FLO-CERT cấp chứng nhận. Sự hợp tác giữa những người trồng cà phê như vậy đã tạo nên Tổ chức điều phối các hoạt động sản xuất cà phê trong nước CNOC (The National Coordinator of Coffee Producing Organisations), đại diện cho quyền lợi của các thành viên trước các cơ quan chính phủ. CNOC cung cấp cho khoảng 70.000 thành viên những cơ hội tại thì trường trong nước cũng như quốc tế.
Hàng năm, Mexico bán hơn 9.000 tấn cà phê vào thị trường cà phê thương mại công bằng. Theo số liệu của CNOC hàng năm có khoảng 20% hợp tác xã cà phê của Mexico được cấp chứng nhận và đưa vào thị trường thương mại công bằng. Cà phê được chia ra làm 2 loại là cà phê hữu cơ và cà phê đặc biệt. Chúng chủ yếu được xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Sự phù hợp của cà phê Mexico với tiêu chuẩn thương mại công bằng
Một bộ những tiêu chuẩn phức tạp là phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng của thương mại công bằng: công bằng và ổn định thông qua thương mại. Tuy nhiên phải chú ý rằng những tiêu chuẩn thương mại công bằng được đưa ra bởi các
nước phát triển và thực hiện tại các quốc gia đang phát triển. Khoảng cách lớn giữa thế giới thứ nhất và thế giới thứ 3 đã khiến không chỉ Mexico mà cả các nước xuất khẩu khác gần như không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn đó.
Tiêu chuẩn cho những tổ chức sản xuất nhỏ:
Yêu cầu chung về tỷ lệ nhỏ nhất của những nhà sản xuất nhỏ cũng như cấu trúc dân chủ và chức minh bạch được thỏa mãn trong gần như tất cả các hợp tác xã. Đặc biệt có những nhóm hợp tác có cấu trúc dạng ma trận đồng thời có sự cộng tác giữa các phịng chức năng đã khiến cho hoạt động hiệu quả và minh bạch hơn. Mặt khác, hầu như những sự hợp tác đều hướng vào mục tiêu hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho chính các thành viên, sự cải thiện chất lượng, vấn đề môi trường và chủ quyền của phụ nữ.
Tiêu chuẩn cho hợp đồng sản xuất:
Khơng chỉ 10 nhà bn có chứng chỉ FLO mà cả những nhà nhập khẩu nước ngồi tham gia vào hiệp hội thương mại cơng bằng trong hình thức của hợp đồng sản xuất cũng đc cấp chứng chỉ. Việc hợp tác với những người xúc tiến bán hàng giúp cho những nhà sản xuất nhỏ lẻ, khơng có tổ chức, vẫn có đc lợi ích từ thương mại công bằng.
Tiêu chuẩn thương mại:
Đa phần các giao dịch cà phê thương mại cơng bằng có sự tham gia của các hợp tác xã cà phê của Mexico đều tuân theo những yêu cầu nguồn gốc, cấu tạo sản phẩm và những điều kiện của hợp đồng. Hợp tác xã cà phê Mexico giường như chủ động trong việc thiết lập các mối quan hệ lâu dài với các thương gia nước ngồi thơng qua hệ thống chiến lược truyền thơng quảng bá. Tuy nhiên, dù các hợp tác xã có cố gắng như vậy thì người mơi giới vẫn giữ một vai trị quan trọng trong chuỗi cung ứng cà phê thương mại cơng bằng ở Mexico. Một phần do khơng có sức mặc cả nên các hợp tác xã cà phê Mexico thường phải chấp nhận yêu cầu của đối tác về người môi giới được chỉ định. Mặt khác, khả năng ngoại ngữ khơng tốt cũng như trình độ kinh doanh, kiểm sốt rủi ro cịn hạn chế nên việc bán hàng trực tiếp cho đối tác nước ngồi gặp rất nhiều khó khăn.
Sự dân chủ và minh bạch là yêu cầu cơ bản của tổ chức thương mại công bằng. Trường hợp dưới đây giới thiệu việc có cấu trúc ma trận đã làm vững chắc
hơn những đặc điểm trên của một hợp tác xã thương mại cơng bằng điển hình ở Mexico.
Ví dụ về một hợp tác xã thương mại cơng bằng điển hình ở Mexico: Hội những người trồng cà phê ở bang Oaxaca.
Được thành lập năm 1989, Mạng lười những người sản xuất cà phê ở bang Oaxaca CEPCO đã nhanh chóng trở thành tổ chức sản xuất cà phê lớn nhất Mexico với 42 thành viên. Gần một nửa số người trồng cà phê ở Oaxaca đã tham gia vào tổ chức này. Năm 1992, CEPCO lần lượt được cấp chứng nhận bởi Max Havelaar và FLO-CERT. Quá trình chứng nhận đã diễn ra hầu như khơng gặp khó khăn vì CEPCO là một hiệp hội của các nhà sản xuất nhỏ với cấu trúc dân chủ và minh bạch. Sự thành công của CEPCO được tạo nên bởi 2 yếu tố: quảng cáo truyển thơng và tự chủ tài chính.
Nỗ lực quảng bá xúc tiến cà phê thương mại công bằng
CEPCO đã đại diện cho các thành viên của mình đứng ra nhận chứng nhận từ FLO-CERT. Điều này cho phép tất cả cà phê được các thành viên của CEPCO sản xuất là cà phê thương mại công bằng. Tuy nhiên việc có được chứng nhận này khơng đảm bảo rằng tất cả những cà phê đó từ CEPCO có thể xâm nhập vào thị trường thương mại cơng bằng. Thực tế, CEPCO không thể tiếp cận vào thị trường thương mại cơng bằng ngay từ đầu mặc dù có mối quan hệ tốt với một số tổ chức (CNOC) và các nhà nhập khẩu. Việc này đòi hỏi nỗ lực của CEPCO trong việc định vị chính mình trên thị trường cũng như thúc đẩy thương mại trực tiếp cà phê của họ.
Từ khi thành lập, CEPCO đã coi xuất khẩu trực tiếp là chiến lược chính. CEPCO thành lập Cơ quan truyền thông Nông nghiệp của bang Oaxaca (CAEO) vào năm 1990 trong quá trình thực hiện chiến lược này. CAEO chịu trách nhiệm lập kế hoạch thu thập cà phê hàng năm, phân loại và cung cấp cà phê riêng biệt theo chủng loại và chất lượng cho các thị trường và người mua khác nhau, tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với các nhà nhập khẩu và tham gia đàm phán hợp đồng.
Sau hơn 2 thập niên hoạt động, CAEO đã giúp CEPCO đạt được những thành công trên thị trường. Một mặt, CEPCO đã tạo ra nhiều thương hiệu cà phê được công nhận rộng rãi dựa trên nguồn gốc địa lý, như Putla / Mixteca, San Agustin
Loxicha và Progreso. Phần lớn trong số đó là cà phê đặc sản và cà phê hữu cơ. Mặt khác, CEPCO đã được công nhận là một tổ chức chuyên nghiệp, có thể tiến tới hợp tác và quan hệ thương mại trong trung và dài hạn. Trên thực tế, CEPCO đã duy trì quan hệ trực tiếp và liên tục với một danh mục khách hàng đa dạng, như Van Weely (Hà Lan), Hamburg Coffee Co (Đức), Excelso (New Zealand), Royal Coffee (Hoa Kỳ) và NAF Trading (Norway) .
Tự chủ tài chính
CEPCO khơng đi vay tiền mà có hệ thống tín dụng độc lập. Nó thành lập Tổ chức tín dụng cho những người sản xuất cà phê bang Oaxaca UCEPCO, hoạt động dưới sự điều chỉnh của Ủy ban Ngân hàng Quốc gia. Kể từ khi bắt đầu thành lập vào năm 1994, UCEPCO đã không chỉ phục vụ các thành viên của mình mà cịn phục vụ các tổ chức những người sản xuất cà phê khác ở Oaxaca, Chiapas, Veracruz, Guerrero và Puebla. UCEPCO đảm bảo rằng tất cả các thành viên đều tiếp cận được với nguồn tín dụng. Để có được tín dụng, các thành viên của CEPCO phải đề xuất một kế hoạch cho vụ mùa sau. Kế hoạch này sau đó sẽ được các chun gia của CEPCO phân tích trước khi nó được trình bày để phê duyệt từ CAEO. CAEO nhận được tiền từ UCEPCO để tài trợ cho các thành viên đồng thời cũng phải đảm bảo việc thanh tốn cho UCEPCO. Các dịch vụ tài chính khác của UCEPCO là các khoản vay tài sản cố định, các khoản vay được bảo đảm, tài chính nơng thơn, tín dụng được hỗ trợ từ nơng nghiệp và bảo lãnh.
2.1.2.2. Những thành tựu và hạn chế
Thành tựu:
Trường hợp đầu tiên nói về hợp tác xã Huatusco. Thành lập từ năm 1992 nhưng Huatusco không bán bất cứ một lượng nào cà phê thương mại công bằng cho đến tận năm 1995. Thương mại cơng bằng đã mang lại lợi ích đáng kể không chỉ cho 1900 thành viên của hợp tác xã mà cịn mang lại lợi ích cho cả xã hội qua việc đóng góp cho các vùng lân cận bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các chương trình phúc lợi xã hội. Ngoài ra, sự thành lập hợp tác xã Ismam, hợp tác xã La Trinidad, San Fernando và Posi đã có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của hàng nghìn hộ dân cư
+ Xã hội ổn định: Thu nhập cao hơn, những chương trình dự trù tài chính đã đảm bảo cho người nông dân một cuộc sống ổn định hơn, giảm sự nhập cư và bỏ ruộng vườn, giúp bảo vệ những giá trị truyền thống và nét đẹp văn hóa.
+ Năng suất cao hơn, sản phẩm thân thiện với môi trường nhờ sự giúp đỡ của các kỹ sư nông nghiệp và những nhà tài trợ nhằm duy trì chất lượng cà phê, giữ gìn mơi trường và khuyến khích thâm canh tăng vụ.
+ Cơ hội được đi học cho tất cả các trẻ em trong hợp tác xã.
Hạn chế
Bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế trong ngành cà phê thương mại công bằng ở Mexico dẫn đến sự suy giảm về hiệu quả ứng dụng. Ví dụ về giá cả, giá trong thương mại công bằng đươc đưa ra không rõ ràng đối với những người trồng cà phê nhỏ lẻ do vai trị khơng thể thiếu của những người trung gian trong chuỗi cung cấp.
Thương mại cơng bằng khơng phải có thể giải quyết được mọi vấn đề của nơng dân trồng cà phê ở Mexico. Tuy nhiên vẫn phải thừa nhận rằng, cà phê thương mại công bằng ở Mexico đã mang lại cho các thành viên trong hợp tác xã rất nhiều cơ hội để có được thu nhập cao hơn cũng như việc thâm nhập sâu vào thị trường.
2.2. Colombia
Colombia là một quốc gia nằm ở bờ biển phía bắc của Nam Mỹ. Khơng chỉ có số lượng người trồng cà phê lớn nhất thế giới, Colombia còn là được biết đến nhờ chất lượng cà phê hảo hạng.
2.2.1. Tổng quan về ngành cà phê của Colombia
2.2.1.1. Tình hình sản xuất cà phê của Colombia
Cộng đồng người trồng cà phê tại Colombia
Ngành công nghiệp cà phê của Colombia có sự tham gia của hơn 563.000 hộ gia đình. Đa phần trong số đó là các gia đình thuần nơng, có khơng q 5 ha đất trồng và tạo ra 70% tổng sản lượng cả nước. 30% cà phê còn lại được tạo ra chỉ bởi