Thực trạng áp dụng Thương mại công bằng trong ngành cà phê tại Việt

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thương mại công bằng đối với ngành cà phê – kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho việt nam (Trang 63 - 67)

3.1. Tổng quan về ngành cà phê của Việt Nam

3.1.3. Thực trạng áp dụng Thương mại công bằng trong ngành cà phê tại Việt

Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam nằm trong khoảng từ 14,5 đến 26,5 triệu bao một thập kỷ vừa qua. Tuy có tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung xu hướng chính vẫn là tăng. 3 năm trở lại đây, sản lượng đều đạt trên 20 triệu bao 60kg.

3.1.3. Thực trạng áp dụng Thương mại công bằng trong ngành cà phê tại ViệtNam Nam

Tổng quan về phong trào cà phê thương mại công bằng ở VN

Mặc dù phong trào thương mại công bằng đã phát triển mạnh mẽ trong 5 thập kỷ qua và đã được nhiều quốc gia xuất khẩu cà phê chấp nhận rộng rãi nhưng khái niệm này vẫn cịn mới mẻ ở Việt Nam. Chỉ có 8 nhà sản xuất cà phê và thương nhân đã được chứng nhận bởi FLO-CERT. Hiệp hội Cà phê thương mại công bằng hiện chưa thể cho các công ty cà phê lớn ở Việt Nam như Trung Nguyên và Biên Hòa Vinacafe gia nhập. 3 thương nhân đã được chứng nhận thương mại công bằng đều là các doanh nghiệp nhỏ và 5 nhà sản xuất được chứng nhận cũng có tổ chức đơn giản với một số ít thành viên. Đó mới chỉ ở cấp cơ sở và chưa có tổ chức thương mại nào ở cấp quốc gia. Mặt khác, mặc dù các hợp tác xã Việt Nam được chứng nhận thương mại công bằng thường xuyên tham gia các hội nghị và hội thảo

17 Người viết tự tổng hợp số liệu thống kê từ website của Bộ Công Thương Việt Nam, truy cập

của FLO nhưng sự tham gia của họ vào mạng lưới các tổ chức Thương mại Công bằng ở khu vực và quốc tế vẫn còn yếu.

Sự phù hợp của VN với các tiêu chuẩn tương mại công bằng

Tiêu chuẩn đối với các tổ chức sản xuất nhỏ:

Về vấn đề sản xuất, một số dự án đã được các hợp tác xã thực hiện và được trích ra từ tiền thưởng thương mại công bằng nhằm bảo vệ môi trường cũng như phát triển hơn nữa chất lượng và năng suất cà phê. Ví dụ, Hợp tác xã Nơng nghiệp Thuận An đã thúc đẩy việc giảm sử dụng hoá chất trong trồng cà phê và chuyển sang cà phê hữu cơ. Mặt khác, với sự hỗ trợ của Công ty TNHH Dakman Việt Nam và Quỹ Tiên phong Việt Nam, hợp tác xã Dịch vụ Nơng nghiệp Eakiet đã có thể xây dựng nhà máy nghiền ướt đầu tiên. Chất lượng cà phê của các hợp tác xã đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ đa phần các thành viên của hợp tác xã là người dân tộc thiểu số với kiến thức và kỹ năng hạn chế. Ví dụ Hiệp hội Nông nghiệp Ea Ngãi báo cáo rằng họ gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt, đặc biệt là kịp thời, về phương pháp trồng mới. Mặt khác, mặc dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào về hợp tác xã cà phê Việt Nam, nhưng nhìn chung các bên hợp tác xã nơng nghiệp thường thiếu minh bạch và sự phân phối hợp lý. Hơn nữa, vấn đề lạm dụng, dùng sai mục đích nguồn vốn cũng xảy ra rộng rãi trong các dân tộc thiểu số

Tiêu chuẩn cho hợp đồng sản xuất:

Tương đối giống với trường hợp của Mexico và Colombia, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này vẫn còn hạn chế ở Việt Nam. Chỉ có 3 thương nhân đã được chứng nhận bởi FLO-CERT và hầu như khơng có bất kỳ nghiên cứu nào về vai trị của họ hiệp hội thương mại công bằng.

Tiêu chuẩn thương mại:

Hợp tác xã cà phê Việt Nam cũng đáp ứng các yêu cầu về khả năng truy xuất nguồn gốc, thành phần sản phẩm và các điều khoản, điều kiện của hợp đồng . Tuy nhiên, theo Thông tư số 08/2013/TT-BCT, ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ Cơng Thương thì “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép xuất khẩu chỉ được mua trực tiếp hàng hố của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh, quyền nhập khẩu, quyền phân phối hàng hoá đó để xuất khẩu; khơng được

tổ chức mạng lưới mua hàng tại Việt Nam để xuất khẩu". Nói cách khác, chuỗi cung ứng cà phê đòi hỏi sự tham gia của các nhà xuất khẩu Việt Nam làm trung gian nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước chống lại sự thống trị của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trên thị trường cà phê. Tuy nhiên, yêu cầu này cản trở của mục tiêu cuối cùng của thương mại công bằng là tạo ra thương mại trực tiếp giữa nơng dân địa phương và người mua nước ngồi

3.1.4. Thành tựu và hạn chế trong việc áp dụng Thương mại công bằng đối vớisản phẩm cà phê tại Việt Nam sản phẩm cà phê tại Việt Nam

3.1.4.1. Thành tựu

Lợi ích cho người tham gia

 Ngoại ứng tích cực: Hầu hết các hợp tác xã được chứng nhận bởi Hiệp hội Thương mại công bằng ở Việt Nam đã chứng minh được rằng các thành viên của họ có thể tận dụng lợi thế để đầu tư mua thiết bị, tham gia các chương trình đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật. Ví dụ, hợp tác xã Cud Lie Mnong, chuyên bán hơn 90% cà phê xanh Robusta được dán nhãn thương mại công bằng, đã sử dụng 52% tiền thưởng thương mại công bằng để cải thiện cơ sở hạ tầng của mình, điển hình là việc xây dựng tịa nhà lưu trữ cà phê. Trong khi đó, các thành viên hợp tác xã Eakiet được hưởng lợi từ nhà máy ướt không chỉ giúp nâng cao chất lượng cà phê mà còn tạo ra giá trị gia tăng đáng kể.

 Nâng cao năng lực sản xuất: Hầu hết các nông dân trồng cà phê thương mại công bằng của Việt Nam đều nhận thức được sức mạnh mặc cả của họ. Hợp tác xã Thương mại Công bằng trang bị cho các thành viên của họ để có thể tiếp cận thơng tin thị trường. Ví dụ, hầu hết các thành viên hợp tác xã Eakiet đều có điện thoại di động và họ đã được đào tạo sử dụng các thiết bị này để kiểm tra giá cà phê một cách thường xuyên. Hơn nữa, một số nhà sản xuất cà phê cũng đã thành lập thương hiệu cà phê thương mại cơng bằng. Ví dụ, "Betterday", thương hiệu 100% vốn của Việt Nam, là thương hiệu đầu tiên trên thế giới được FLO chứng nhận ở một nước đang phát triển.Việc thành lập thương hiệu chủ yếu nhằm mục đích tìm kiếm sự cơng

nhận quốc tế của cà phê thương mại cơng bằng ở Việt Nam, góp phần tăng năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh cho các hộ nông dân nhỏ.

 Thu nhập cao hơn và ổn định hơn: Các nông dân trồng cà phê Việt Nam tham gia các hợp tác xã được chứng nhận bởi hiệp hội thương mại công bằng được đảm bảo mức giá tối thiểu là 101 US cents/pound. Giá sàn đã bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ lẻ khỏi sự biến động giá cả trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, trong giai đoạn 2012-13, cà phê Fair Trade của hợp tác xã Eakiet giao dịch ở mức 122,46 US cents/pound so với mức 77,11 US cents /pound của thị trường thông thường. Giá cà phê của Eakiet cao là kết quả của giá trị gia tăng do chứng nhận thương mại công bằng, chứng nhận hữu cơ và quá trình làm ướt.

 Chất lượng sống được cải thiện: Một mặt, thu nhập lớn hơn cho phép các thành viên hợp tác xã thương mại cơng bằng bù đắp chi phí sản xuất cũng như chi phí sinh hoạt. Nhiều nông dân trồng cà phê tại Eakiet, Ea Ngãi và Cud Lie Mnong có thể đủ khả năng xây dựng nhà hai tầng và mua xe máy. Mặt khác, việc sử dụng tiền thưởng thương mại công bằng cũng giúp giáo dục người nông dân trồng cà phê theo lối sống hiện đại và lành mạnh.

Lợi ích cho xã hội

Như đã nêu trong Chương 1, ảnh hưởng của thương mại cơng bằng đối với xã hội rất khó đo lường và chỉ xảy ra trong trường hợp có phong trào thương mại cơng bằng mạnh. Mặc dù dự kiến sẽ mang lại lợi thế đáng kể cho xã hội nhưng do phong trào cà phê thương mại công bằng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu nên vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về lợi ích trong thời gian này.

3.1.4.2. Hạn chế

Trong số hơn 26 triệu bao cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong năm vụ mùa 2016/17, cà phê dán nhãn thương mại công bằng chỉ bao gồm 2.500 bao. Việc chiếm một tỉ trọng nhỏ như vậy chủ yếu là do 2 lý do:

 Phong trào cà phê thương mại cơng bằng cịn non trẻ: Việt Nam chỉ có 5 hợp tác xã cà phê được chứng nhận thương mại cơng bằng. Mỗi hợp tác xã này có khoảng 50 thành viên trồng diện tích trên 100 ha. Mặc dù năng suất

của họ đã được tăng lên do cải thiện cơ sở hạ tầng và kỹ thuật trồng mới nhưng sản xuất của họ cũng chỉ dao động trong khoản 250 đến 300 bao.  Phần lớn cà phê Việt Nam thuộc giống Robusta: Không giống các loại

Arabica được rất nhiều người sành cà phê ưa chuộng, các giống Robusta chủ yếu được sử dụng để sản xuất cà phê hòa tan. Bên cạnh đó thì khơng nhiều nhà rang xay cà phê sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các thành phần cơ bản như cà phê Robusta trừ khi nó được cơng nhận là cà phê đặc sản.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thương mại công bằng đối với ngành cà phê – kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)