Cơ sở hình thành văn hóa Nhật Bản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) văn hóa nhật bản trong đàm phán thương mại giữa doanh nghiệp nhật bản và doanh nghiệp việt nam (Trang 33 - 35)

2.1 Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản

2.1.1 Cơ sở hình thành văn hóa Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản hình thành dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện địa lý, những ảnh hưởng văn hóa nước ngồi trong suốt chiều dài lịch sử và truyền thống triết học và tinh thần.

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên và địa lý của Nhật Bản

Nhật Bản (xứ sở mặt trời mọc) là một quốc gia nằm tách biệt với đại lục, có đến hơn 6.800 hòn đảo lớn nhỏ và 4 đảo lớn (Hokkaido, Honshu, Kyusyu, Shikoku). Tính chất đảo tạo cho người Nhật tâm lý “đảo quốc” (shimakuni) khiến họ vừa hiếu khách lại vừa dặt dè trong giao tiếp. Mặc dù đất chật người đông, lại bị chia cắt nhưng con người Nhật Bản lại vơ cùng đồn kết, họ học cách sống chung với nhau, sống vì cộng đồng, quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của người khác từ đó tạo nên tính cộng đồng cao trong xã hội người Nhật. Thiên nhiên khắc nghiệt với những cơn sóng thần, động đất, bão, sạt lở…thường xuyên xảy ra tạo nên tâm lý tôn sùng thiên nhiên và mong muốn được chung sống hài hịa thay vì đấu tranh để kiểm sốt. Những khó khăn chồng chất khó khăn khiến con người nơi đây khơng cịn cách nào khác phải mạnh mẽ sống, kiên cường, bền bỉ, yêu lao động và hăng say làm việc. Tinh thần ấy đã tạo nên một dân tộc Nhật Bản có một khơng hai trong lịch sử, đồng thời đưa quốc gia này nên vị trí nhất nhì thế giới về phát triển kinh tế.

2.1.1.2 Ảnh hưởng văn hóa nước ngoài trong suốt chiều dài lịch sử

Nhật Bản chịu rất nhiều ảnh hưởng từ văn hóa nước ngồi, đặc biệt là Trung Quốc ngay từ thế kỷ thứ 4. Những triết lý của đạo Khổng để lại dấu ấn đậm nét trên con người Nhật Bản thể hiện ở sự đề cao địa vị, thứ bậc và tôn trọng người lớn tuổi hơn mình. Sự du nhập văn hóa phương Tây từ những thế kỷ 17, 18 tạo nên những nét hiện đại trong văn hóa Nhật Bản. Sớm phải tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau như vậy tạo nên tính nhạy cảm với những biến đổi bên ngồi, tinh thần học hỏi và óc sáng tạo của con người nơi đây. Tuy nhiên việc tiếp thu những cái mới không đồng

nghĩa với việc quên đi cái cũ, tinh thần giữ gìn, bảo tồn những giá trị truyền thống của người Nhật tạo nên sự đan xen, hòa quyện lẫn nhau giữa cái mới và cái cũ, cái hiện đại và cái truyền thống đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản. Ngay cả chính trị cũng chịu ảnh hưởng của nét văn hóa này, chế độ quân chủ lập hiến, vẫn có Thiên Hồng nhưng chỉ mang tính chất biểu tượng, mọi vấn đề trong nước đều được giải quyết theo Hiến pháp. Nét văn hóa đặc sắc này cịn thể hiện trên nhiều mặt khác nhau ở xã hội và con người Nhật Bản. Nhật Bản hiện nay là một nước công nghiệp phát triển, cuộc sống có mang hơi thở của một xã hội phương Tây hiện đại, nhưng khơng phải vì thế mà làm mất đi những giá trị truyền thống lâu đời. Các nghệ thuật truyền thống xa xưa như kịch no, kabuki, trà đạo, bonsai…các lễ hội truyền thống hàng năm như lễ hội mừng năm mới (Shogatsu), lễ hội búp bê (Hina matsuri), lễ Obon, lễ hội cấy…, tất cả đều được giữ gìn và khơng hề bị phai mờ theo dịng chảy của thời gian, dù là trong hoàn cảnh lối sống hiện đại đang du nhập một cách nhanh chóng. Những nét đẹp cổ truyền trong văn hố Nhật ln được gìn giữ và bảo tồn nhưng những cái mới, cái hiện đại cũng được tiếp thu khá nhanh chóng. Đi trên đất Nhật Bản, ở đâu chúng ta cũng có thể bắt gặp những lăng tẩm, đền chùa…vẫn giữ nguyên lối kiến trúc cổ xưa, nhưng chúng ta cũng sẽ được chiêm ngưỡng cả những thành quả của khoa học kỹ thuật tiên tiến, những đô thị với kiểu kiến trúc hiện đại không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Sự tồn tại của các yếu tố mới và cũ còn được thể hiện qua thực phẩm, trang phục và lối sống của người Nhật.

2.1.1.3 Tôn giáo và triết học Nhật Bản

Người Nhật trong mắt người phương Tây đôi khi được miêu tả như những người không rõ ràng về tôn giáo do cách thể hiện niềm tin tôn giáo khá đặc biệt so với các nước khác, đặc biệt là Mỹ. Đời sống tôn giáo của người Nhật Bản là sự pha trộn và kết hợp các tôn giáo, thường là sự hiện diện của Thần đạo lúc sinh ra, khi kết hôn theo nghi lễ của Thiên đạo hoặc Thần đạo và vai trị của Phật đạo trong hành trình tới cái chết. Nếu Ki-tô giáo hướng con người tới những giá trị cá nhân, tinh thần tự biết về chính mình và ni dưỡng sở thích cá nhân thì Phật giáo lại hướng con người tới những giá trị nhân sinh cao cả, hoàn thiện nhân cách đạo đức con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với tập thể và cạnh tranh trên tinh thần Tứ nhiếp: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự. Tuy có triết lý giáo dục khác nhau với cách thức hoạt động

dường như trái ngược nhưng cả Ki-tô giáo và Phật Giáo đều giáo dục con người biết yêu thương, biết trân trọng chính mình và người khác, biết hịa nhập và hoạt động tập thể.

Có lẽ Nhật Bản là một trong số ít các quốc gia khơng có sự lựa chọn cố định học thuyết nào làm định hướng phát triển cho mình. Người Nhật tiếp nhận các học thuyết kinh tế từ trường phái cổ điển đến Mác, Keynes…, từ triết học phương Đông đến phương Tây… Phần lớn các hệ tư tưởng được ứng dụng, thích nghi và tồn tại ở Nhật Bản là xuất phát từ nhu cầu của họ để lựa chọn, cấy ghép, vì thế việc vận dụng ít bị máy móc và mang tính thực dụng cao. Tính thực dụng trong văn hóa Nhật Bản thể hiện qua việc người Nhật có thể nắm bắt và vận dụng nhanh chóng những tiến bộ, thành tựu. Mỗi khi có sự thay đổi của bên ngoài, họ cố gắng nhận biết và kịp thời thích ứng một cách có hiệu quả. Người Nhật tiếp nhận, học tập, vận dụng hệ thống giáo dục, cách tổ chức xã hội, lối sống và cả tiến bộ kỹ thuật…của thế giới một cách linh hoạt, nhanh chóng khéo léo trong cách xử thế, do đó ít bị lạc hậu với thời cuộc. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế và quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới, đưa Nhật Bản lên vị trí cường quốc, có mối quan hệ hợp tác sâu rộng trên thị trường toàn cầu.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) văn hóa nhật bản trong đàm phán thương mại giữa doanh nghiệp nhật bản và doanh nghiệp việt nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)