Những nét văn hóa đặc trưng của con người Nhật Bản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) văn hóa nhật bản trong đàm phán thương mại giữa doanh nghiệp nhật bản và doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 41)

2.1 Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản

2.1.2 Những nét văn hóa đặc trưng của con người Nhật Bản

2.1.2.1 Tôn trọng lễ nghi, thứ bậc

Ý thức tôn trọng thứ bậc đã ăn sâu trong tư tưởng của người Nhật từ lâu. Ý thức này bắt nguồn từ Rei (lễ) của Khổng Tử, quy định quan hệ giữa người và người trong sinh hoạt xã hội, công sở và cá nhân. Những cơ sở của Rei dùng làm cơ sở cho sự vâng lời, phục tùng và tôn kính trước những người có uy tín. Người Nhật cho rằng: “Quan hệ giữa người trên và người dưới cũng như quan hệ giữa gió và có, cị phải rạp xuống khi gió thổi”. Bởi vậy trong các tổ chức Nhật Bản người ta rất coi trọng những lễ nghi và thứ bậc đã quy định. Ví dụ, trong phịng họp hay trong các buổi tiệc, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc người đứng đầu sẽ ngồi ở giữa dọc theo hai bên sườn của căn phòng rồi xung quanh họ lần lượt là các chức vụ từ cao đến thấp. Cũng như vậy, trong một tổ chức hay cơng ty, các nhóm làm việc ln theo sát sự chỉ đạo của người đứng đầu. Mọi hoạt động thường xuyên cũng như những thay đổi dù là nhỏ

nhất phải luôn được báo cáo bằng văn bản cho cấp trên và chỉ khi nào được sự đồng ý ở trên mới được tiến hành.

Sắc thái tôn ti và trật tự trong xã hội Nhật Bản còn thể hiện rất rõ ràng trong cách xưng hơ và hình thức chào hỏi của người Nhật. Trong tiếng Nhật người ta sử dụng 3 nhóm ngơn ngữ để nói chuyện: Khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn hay có địa vị cao hơn thì phải dụng kính ngữ, khi nói chuyện với bạn bè thì dùng ngơn ngữ bình thường, đặc biệt khi nói về bản thân hay gia đình mình thì dùng khiêm tốn ngữ. Điều này cho thấy người Nhật thường hay khiêm tốn, đặt địa vị của mình thấp hơn khi nói chuyện. Đề cao bản thân được coi là thiếu tôn trọng người đối diện. Khi chào hỏi ở Nhật, mọi lời chào đều đi kèm cái cúi mình. Cúi mình thể hiện sự tơn trọng, đối với những người lớn tuổi hoặc giữ chức vụ cao hơn mình thì khi cúi đầu phải cúi đầu thấp hơn, đối với bạn bè hoặc những người gặp nhiều lần trong ngày thì có thể cúi đầu nhẹ. Cúi đầu chào cũng là cả một nghi lễ mang tính quy phạm mà những người lần đầu tiên đến Nhật Bản cần phải chú ý, nó khơng chỉ thể hiện trình độ, đẳng cấp con người bạn mà cịn cho thấy tấm lịng và sự tơn trọng những nét văn hóa đặc trưng riêng của con người xử sở hoa anh đào và được đánh giá cao ngay từ những ấn tượng ban đầu.

2.1.2.2 Làm việc siêng năng và yêu lao động

Yêu lao động và nhiệt tình trong mọi lĩnh vực hoạt động lao động là đặc điểm nổi bật trong tính cách dân tộc Nhật. Người Nhật là những người vô cùng chăm chỉ, đến mức văn phòng thủ tướng Nhật phải xúc tiến vận động trong giới công nhân Nhật một phong trào kêu gọi dân chúng làm việc ít đi. Rất nhiều cơng nhân Nhật cịn tiếp tục cơng việc sau giờ làm việc bình thường. Họ thường bắt đầu ngày làm việc lúc 9 giờ sáng và không về nhà trước 9 giờ tối và chỉ có vài giờ nghỉ ngơi chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau. Họ tự nguyện làm thêm giờ đến tận khuya và thậm chí cịn cảm thấy xấu hổ khi về nhà đúng giờ sau giờ làm việc. Theo quan điểm của họ, làm việc là “làm hết việc” chứ không phải “làm hết giờ”. Số giờ làm việc của người Nhật khoảng 2.100 giờ/năm, cao hơn người Châu Âu từ 20%-25%. Không những thế, họ rất ít khi sử dụng hết ngày nghỉ có lương, dù số ngày nghỉ này không nhiều, khoảng từ 10 đến 20 ngày tuỳ vào thâm niên công tác. Công việc với họ là một niềm say mê, vì thế họ ln nhẫn nại, nỗ lực, kiên trì để có thể hồn thành tốt cơng việc của mình.

Người Nhật say mê công việc đến mức người phương Tây đã đặt cho họ những cái tên như “những người nghiện làm việc” hay thậm chí là “động vật kinh tế”.

2.1.2.3 Sự tỉ mỉ và cẩn thận

Người Nhật từ xa xưa vẫn nổi tiếng với đức tính rất tỉ mỉ và cẩn thận trong công việc. Họ tỉ mỉ và thận trọng ngay từ trong cách nghĩ cho đến khi tiến hành bất cứ một cơng việc gì dù là lớn hay nhỏ. Từ việc phơi quần áo, uống trà cho tới việc sản xuất ra một sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay một chiếc ô tô… tất cả đều được người Nhật thực hiện một cách tỉ mỉ và chu đáo. Có người nói rằng chỉ cần nhìn vào cách phơi quần áo thơi cũng có thể nhận ra một gia đình là người Nhật hay người nước khác trong một dãy phố có dân cư nhiều nước sinh sống hay uống trà – một nếp sinh hoạt hết sức giản dị cũng được nâng lên thành nghệ thuật “Trà đạo”. Đồ thủ cơng mỹ nghệ thì chau chuốt đến từng chi tiết nhỏ, chiếc ơ tơ có hàng nghìn bộ phận nhưng bộ phận nào cũng được sản xuất và lắp rắp đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng… Các sản phẩm có nguồn gốc Nhật Bản được người tiêu tiêu dùng thế giới tin tưởng và lựa chọn chính bởi sự tâm huyết của mỗi người tạo ra nó, khơng chỉ là cơng nghệ vượt trội mà còn là sự tỉ mỉ, chau chuốt đến từng chi tiết, từng công đoạn sản xuất. Người Nhật cho rằng con người tỉ mỉ, cẩn thận trong cơng việc là có lương tâm với nghề, là hết lịng và nghiêm túc đối cơng việc của mình. Chính điều đó đã góp phần làm nên sự thành công của đất nước Nhật Bản ngày hôm nay.

2.1.2.4 Sự cần kiệm

Từ xa xưa, người Nhật đã phải hứng chịu những hậu quả do thiên tai, động đất, hoả hoạn và bão tố thường xuyên xảy ra nên trong họ đã hình thành ý thức dành dụm cho những lúc khó khăn. Họ khơng những cần cù mà cịn rất tiết kiệm để có thể thực hiện hai mơ ước lớn trong đời đó là cho con cái được hưởng nền học vấn tốt nhất và mua nhà riêng. Hơn thế, người Nhật ln có tâm lý thận trọng trước những của cải và luôn cảm thấy cần phải có mức tiêu dùng hợp lý. Họ cho rằng chi tiêu nhiều tiền hơn mức cần thiết là lãng phí và thiếu tơn trọng cha ơng. Mức tiết kiệm của người Nhật rơi vào khoảng 17%-20% thu nhập, cao hơn nhiều so với các quốc gia khác như Đức, Anh và Mỹ đến mức chính phủ Nhật Bản phải có chính sách khuyến khích tiêu dùng đối với người dân.

2.1.2.5 Tính tập thể cao

Đây là yếu tố đặc trưng vượt trội, khó có thể tìm thấy ở các quốc gia khác. Trong đời sống của người Nhật, tập thể đóng vai trị rất quan trọng. Ngay từ cách xưng hơ trong giao tiếp, ln nói “chúng tơi” thay vì “tơi” cho thấy sự đề cao tập thể, khiêm nhường thậm chí gạt lại cái tơi cá nhân. Trái với chủ nghĩa cá nhân ở phương Tây, chủ nghĩa tập thể ở Nhật yêu cầu lợi ích cá nhân phải đặt dưới mục đích và tiêu chuẩn của tập thể. Sự thành công hay thất bại trong con mắt người Nhật đều là chuyện chung của nhóm và mọi thành viên trong nhóm: “Thành cơng của họ là do sự nỗ lực của cả tập thể chức không phải sự xuất thần của một cá nhân” hay “lỗi của một người là lỗi của cả tập thể”, bất kể một cá nhân đã làm ra sao, đều hưởng chung sự cay đắng hay vinh quang mà nhóm đã đạt được.

Trong công việc, người Nhật ln cố gắng tìm sự hịa hợp giữa mình và những người xung quanh. Họ cho rằng, một khi các điều kiện hoạt động làm ăn sinh sống của một xã hội, một cộng đồng hay một công ty, một tập thể mà tốt thì cuộc sống của họ cũng sẽ theo đó mà đi lên. Sự phát triển của tập thể chính là sự đảm bảo bền vững nhất cho bản thân con người. Vì vậy, người Nhật thường ít cãi cọ hay dùng những từ có thể làm mất lịng người khác. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau gay gắt, nhưng tuỳ theo hồn cảnh và trường hợp, các tập thể có thể liên kết với nhau để đạt mục đích chung. Hai cơng ty Nhật có thể cạnh tranh với nhau ở trong nước, nhưng khi ra nước ngồi lại có thể bắt tay nhau để cùng cạnh tranh với một cơng ty nước ngồi khác. Trẻ con từ bé ở Nhật bản đã được dạy cách phối hợp với nhau để làm việc (khơng phải làm việc 1 mình mà là phải biết hoà đồng phối hợp với các bạn khác cùng làm việc tập thể), chúng được dạy là: " phải biết nỗ lực làm việc hết mình vì mục tiêu chung của cả tập thể chứ khơng vì lợi ích riêng mình". Do vậy mới có những cơng ty gia đình trị lớn mạnh như Toyota, Honda… Công ty như một đại gia đình và dường như khơng có quan hệ bóc lột "Tư bản – Cơng nhân". Mỗi người cơng nhân hay giám đốc đều là một thành viên của đại gia đình đều cố gắng miệt mài làm việc. Họ khơng phải làm việc vì bị thúc ép, quản lý mà tự nguyện cống hiến sức lực để đóng góp thành cơng cho mục tiêu tập thể cơng ty như đóng góp cơng sức xây dựng "đại gia đình" vậy.

2.1.2.6 Tính kỷ luật và ý thức trách nhiệm

Tính kỷ luật ở Nhật Bản đã đạt tới sự mẫu mực mà các nước khác luôn ngưỡng mộ và học hỏi. Mỗi người Nhật được rèn luyện để tuân theo một trật tự đã được quy định, thực hiện cần mẫn nghĩa vụ của mình, kính trọng một cách khơng vụ lợi cấp trên và những người lớn tuổi. Doanh nhân Nhật Bản nổi tiếng về tính kỷ luật và tổ chức. Đức tính này giúp các nhân viên giành được sự tin tưởng của lãnh đạo và cả công ty trở thành một khối thống nhất cùng thực hiện một mục tiêu chung. Người Nhật luôn luôn đúng giờ và làm việc theo kế hoạch. Họ cũng ln có ý thức rõ ràng giữa tài sản cơng ty và tài sản cá nhân. Trong doanh nghiệp Nhật, việc sử dụng những đồ dùng văn phòng, gọi điện thoại cá nhân, sử dụng ơ tơ cơng cho mục đích cá nhân là điều cấm kỵ. Thậm chí nếu xe ơ tơ khơng có ai sử dụng và vẫn tính phí, nhưng nếu cần đi đâu đó với mục đích cá nhân thì họ cũng gọi taxi. Việc tiết kiệm chi phí tối đa cho cơng ty đã ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật.

Người Nhật ln có ý thức trách nhiệm rất cao trong công việc. Khi giao việc cho một cơng nhân Nhật Bản thì hồn tồn có thể n tâm về kết quả cũng như tiến độ công việc. Việc đúng hẹn và làm thêm giờ là hết sức bình thường trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Khi các doanh nghiệp làm việc với nhau, họ cũng phân công trách nhiệm rất rõ ràng. Hơn nữa, mỗi người Nhật luôn đề cao tinh thần trách nhiệm đối với doanh nghiệp của mình. Ngược lại, doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với nhân viên của mình trong phạm vi quy định. Hồn thành trách nhiệm của mình là cơng việc được ưu tiên hàng đầu và là tiêu chí sống của mỗi người dân Nhật Bản.

2.1.2.7 Đối nhân xử thế khéo léo và rất coi trọng những mối quan hệ

Người Nhật được coi là bậc thầy trong việc đối nhân xử thế. Sự khéo léo, tinh tế trong cách ứng xử giữa người với người tạo nên một cộng đồng chung sống hịa bình và gắn kết với nhau. Những lễ nghi như chào hỏi, văn hóa tặng quà, cách ứng xử giao tiếp… đều có những quy chuẩn riêng tạo nên nét văn hóa tinh tế mà đặc sắc.

Bản tính của người Nhật khơng thích đối kháng, đặc biệt là đối đầu cá nhân. Để tránh điều đó, họ ln làm theo sự nhất trí. Họ chú tâm giữ gìn sự hồ hợp đến mức nhiều khi lờ đi cảm xúc cá nhân, bởi với người Nhật, giữ gìn sự nhất trí, thể diện và uy tín là vấn đề cốt tử. Ở Nhật Bản, từ chối cũng là cả một nghệ thuật. Họ rất ít khi trực tiếp từ chối một đề nghị nào của người khác mà thường tìm cách để cho đối

phương có thể tự hiểu ra rằng đề nghị chưa được đồng ý. Từ “khơng” vì thế rất ít khi xuất hiện trong ngơn ngữ giao tiếp của người Nhật. Tôn trọng người lớn tuổi hơn mình cũng thể hiện sự khơn khéo trong cách ứng xử của người Nhật. Đối với người Nhật, người lớn tuổi tượng trưng cho kinh nghiệm và kỹ năng, càng nhiều tuổi thì càng giàu kinh nghiệm và kỹ năng càng giỏi.

Ngưởi Nhật rất trọng quan hệ và luôn biết cách giữ ấm cho các mối quan hệ đó. Tặng quà được xem như một sợi dây gắn kết con người lại với nhau và giúp thể hiện tâm tư, tình cảm và sự trân trọng. Chỉ qua một món quà nhỏ mà ta có thể thấy ở trong đó một kho tàng những giá trị văn hóa sâu sắc và rất nhân văn của người Nhật. Tặng quà đã trở thành một thói quen hiện hữu trong cuộc sống, người Nhật tặng quà cho nhau không những trong các dịp lễ đặc biệt như: tết, ngày cưới hỏi, sinh nhật… mà ngay cả trong những sinh hoạt hàng ngày để thể hiện lòng biết ơn và xác định mối quan hệ. Trong văn hóa Nhật Bản, tặng quà đã trở thành một phong tục rất quan trọng, vì thế mà Nhật Bản cịn được biết đến với tên gọi “Thiên đường tặng lễ vật cho nhau”.

2.1.2.8 Coi trọng hình thức

Chú ý đến hình thức là biểu hiện của phép lịch sự và rất được coi trọng trong môi trường kinh doanh Nhật Bản. Tuỳ vào ngành nghề và loại công việc mà có trang phục khác nhau. Trang phục sạch sẽ, phù hợp với hồn cảnh khơng chỉ ảnh hưởng đến uy tín cá nhân mà cịn ảnh hưởng tới uy tín cơng ty. Thậm chí có cơng ty cịn quy định chi tiết đến cả cách để đầu tóc, móng tay, cà vạt… Comple được dùng phổ biến, ngay cả đối với những người lao động không làm việc trong văn phòng. Sau khi đến chỗ làm, họ thay trang phục, mặc quần áo lao động và hết ngày lại mặc comple trở về nhà.

2.1.2.9 Có óc cầu tiến và rất nhạy cảm với những biến đổi trên thế giới

Có thể nói khơng có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến đổi của thế giới, đánh giá, cân nhắc những ảnh hưởng của trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật Bản. Khi xác định được trào lưu đang thắng thế, họ sẵn sàng chấp nhận, nghiên cứu và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó, khơng để mất thời cơ. Và chính tinh thần thực dụng, óc hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là động lực đưa nước Nhật trở thành cường quốc trên thế giới dù cho điều kiện tự nhiên có khắc nghiệt thế nào đi chăng nữa. Họ học hỏi tất cả rồi

nghiền ngẫm, tìm tịi, cải tiến từ những điều nhỏ nhất để biến những tinh hoa này thành những giá trị mang bản sắc riêng của dân tộc mình.

2.1.2.10 Trung thành với truyền thống và giữ gìn bản sắc dân tộc

Nhìn chung, tính truyền thống đã ăn sâu vào cách xử thế, ý nghĩ và nguyện vọng của dân tộc Nhật, trở thành một đặc điểm quan trọng trong tính cách của dân tộc này. Các truyền thống đã được hình thành trong xã hội Nhật vừa thể hiện hết sức rõ rệt tư tưởng kế thừa trong sinh hoạt xã hội, vừa củng cố các yếu tố dân tộc, văn hóa và đời sống. Người Nhật luôn tỏ thái độ trân trọng đối với di sản văn hoá của quá khứ, họ bảo vệ nghệ thuật sân khấu cổ điển, trà đạo, nghệ thuật cắm hoa… Các ngành nghề truyền thống không những khơng bị mai một đi mà cịn được cải tiến kỹ thuật và càng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) văn hóa nhật bản trong đàm phán thương mại giữa doanh nghiệp nhật bản và doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 41)