Về phía các cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) văn hóa nhật bản trong đàm phán thương mại giữa doanh nghiệp nhật bản và doanh nghiệp việt nam (Trang 67 - 71)

3.3.1.1 Đẩy mạnh giao lưu kinh tế đi đôi với giao lưu văn hóa

Trong thời đại tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước là một điều tất yếu. Tuy nhiên, giao lưu kinh tế khơng chỉ đơn thuần là trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các bên mà cịn nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục tập quán của đất nước mình đến các cộng đồng khác. Để làm được điều này, các cơ quan bộ ngành cần phối hợp với Chính phủ Nhật Bản để tổ chức các buổi giao lưu kinh tế - văn hóa hai nước, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai bên làm quen với nhau, đồng thời có những hiểu biết nhất định về kinh tế cũng như văn hóa của nhau tạo tiền đề cho sự hợp tác sau này.

Ngoài ra, tăng cường xuất khẩu những sản phẩm truyền thống như thổ cẩm, mây tre đan… sang thị trường Nhật Bản khơng những đem lại lợi ích về mặt kinh tế mà cịn mang văn hóa Việt Nam truyền bá sang Nhật Bản. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ hơn nữa đối với các ngành hàng này để nó có thể trở thành những mặt hàng thế mạnh của nước ta khơng chỉ trên thị trường Nhật Bản mà cịn vươn ra các thị trường khác trên thế giới, đem nét đẹp văn hóa Việt Nam giới thiệu rộng rãi trong cộng đồng quốc tế.

3.3.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại, tham tán thương mại của Việt Nam tại Nhật

Việc xây dựng các đầu mối thông tin tổng hợp tại Nhật Bản như các tổ chức xúc tiến thương mại hay tham tán thương mại đã góp phần vừa giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam với Nhật Bản vừa thu thập và cung cấp các thông tin về đối tác Nhật Bản cho các doanh nghiệp Việt Nam. Một nền văn hóa trọng quan hệ như Nhật Bản thì một sự giới thiệu từ các tổ chức thương mại uy tín như tham tán thương mại hay thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc đưa ra quyết định có hợp tác hay không của các thương nhân Nhật Bản. Hiện nay, các tổ chức xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài đã hoạt động năng nổ hơn nhiều nhưng hiệu quả đem lại còn hạn chế. Theo các doanh nghiệp trong nước, để đầu tư vào một đất nước thì thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng vẫn chưa đủ mà họ cần những thông tin cụ thể hơn nữa. Họ cho rằng hoạt động của các thương vụ Việt Nam ở nước ngồi cịn thờ ơ, hời hợt trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp về thông tin thị trường, khách hàng. Trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều hiệp định Thương mại tự do FTA, để tận dụng được các cơ hội thì vai trị của các tham tán thương mại có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, các thương vụ ở nước ngoài, các Tham tán thương mại cần hoạt động tích hơn trong cơng tác nghiên cứu thị trường, thu thập những nguồn tài liệu chính xác về các doanh nghiệp Nhật Bản đồng thời cọ xát thực tế để am hiểu đặc điểm văn hóa độc đáo của dân tộc Nhật để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn tham gia vào thị trường này. Các cơ quan này cũng là một cầu nối, một trợ thủ đắc lực trong việc giới thiệu doanh nghiệp hai nước với nhau. Các doanh nghiệp mới trong nước có thể thơng qua các Tham tán thương mại để làm quen với các đối tác Nhật Bản. Khi có sự giới thiệu và giúp đỡ nhiệt tình từ các tổ chức Nhà nước chắc chắn các doanh nghiệp Việt có thể dễ dàng lấy được lòng tin của phía các doanh nghiệp Nhật Bản, từ đó tiến hành hợp tác, phát triển kinh tế.

3.3.1.3. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về vai trị của văn hố trong đàm phán thương mại quốc tế

Để tạo ra những thay đổi mang tính bền vững, đầu tiên chúng ta phải thay đổi nhận thức. Mặc dù “văn hoá” hay “văn hoá kinh doanh” xuất hiện thường xuyên, liên tục trong đời sống hàng ngày của chúng ta thông qua đài, báo, TV, các phương tiện

truyền thông… Nhưng rõ ràng, mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của văn hoá trong kinh doanh, trong đàm phán thương mại quốc tế. Chính vì vậy, để nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của văn hoá trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong đàm phán nói riêng, cần có sự can thiệp tích cực từ phía các cơ quan quản lý nhà nước như các Bộ, các ngành… Thực tế cho thấy, các chính sách và cơ chế quản lý hiện hành ở nước ta hiện nay cũng mới chỉ chú ý đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của kinh doanh. Sự thiếu vắng hoặc mờ nhạt của khía cạnh văn hố trong các chính sách và cơ chế quản lý kinh doanh khiến doanh nghiệp càng trở nên lơ là với việc củng cố các kiến thức về văn hố trong kinh doanh. Thêm vào đó, những áp lực kinh tế, nhất là áp lực chạy theo lợi nhuận khiến doanh nghiệp quên đi khía cạnh văn hố hoặc chỉ coi nó là yếu tố phụ trợ.

Bởi vậy, trước hết để thay đổi nhận thức của doanh nghiệp, các bộ ngành có liên quan như Bộ Cơng thương, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam nên xuất bản những tài liệu về văn hoá kinh doanh và văn hoá đàm phán của các quốc gia để tuyên truyền rộng rãi cho các doanh nghiệp. Trước hết, nó cung cấp những hiểu biết cơ bản về nền văn hoá của đối tác, giúp doanh nghiệp chiếm được cảm tình của đối tác ngay cả khi những kiến thức này không áp dụng trực tiếp vào kinh doanh. Thêm vào đó, những kiến thức này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cách suy nghĩ, ứng xử của đối tác, giúp ta vạch ra được những chiến lược kinh doanh, chiến lược đàm phán phù hợp, tạo điều kiện cho cuộc đàm phán thành cơng tốt đẹp.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các khố học chun đề về văn hoá sẽ là nơi để các doanh nghiệp trao đổi quan điểm, kinh nghiệm, những sai lầm mắc phải trong khi đàm phán, nhờ vậy kiến thức về văn hoá của mỗi thành viên sẽ được mở rộng. Chắc chắn sẽ có nhiều doanh nghiệp ngỡ ngàng khi nhận ra mình đã từng mắc lỗi về văn hóa ứng xử trong đàm phán mà khơng biết. Ngồi ra trong q trình học tập rất có thể có những đặc điểm văn hố lại gợi ý cho nhà kinh doanh những ý tưởng mới. Thông thường nhà kinh doanh chỉ quan tâm đến kinh doanh, nhà nghiên cứu văn hoá chỉ biết đến văn hoá, song người thành công trên thương trường lại là người biết kết hợp cả hai thứ đó.

Tiếp theo, các bộ ngành có liên quan và các cơ quan chức năng cũng có thể phối hợp với nhau cùng tổ chức các hội thảo chuyên đề về vai trò của văn hoá trong đàm phán thương mại quốc tế, trên cơ sở đó doanh nghiệp có điều kiện tham gia và học hỏi được nhiều điều bổ ích để về vận dụng trong hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình.

Cuối cùng, chúng ta cũng có thể đầu tư giáo dục cho đội ngũ cán bộ đàm phán tương lai thơng qua việc đưa văn hóa, nhất là văn hóa kinh doanh vào giảng dạy trong chương trình đào tạo của các trường đại học. Khi có cơ hội tiếp xúc sớm với những nét văn hóa nước ngồi trong kinh doanh hay đàm phán thương mại sẽ có tác dụng thay đổi nhận thức tốt hơn về vai trị của văn hóa trong kinh doanh nói chung và đàm phán thương mại quốc tế nói riêng. Những kiến thức cơ bản này sẽ là điểm tựa vững chắc khi họ bước vào những tình huống thực tế trong tương lai. Tuy nhiên, để có thể hiểu chính xác hơn, thực tế hơn, cần tăng cường việc trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm thực tế của những người đi trước cho thế hệ đi sau thông qua các buổi chia sẻ trên giảng đường đại học, các diễn đàn chia sẻ online… Các doanh nghiệp đã và đang hoạt động trong cùng lĩnh vực, hướng tới cũng một thị trường có thể cùng nhau hợp tác, chia sẻ bí quyết kinh nghiệm để cùng nhau đưa sản phẩm Việt Nam vươn xa trên trường quốc tế.

3.3.1.4. Cung cấp nguồn thơng tin có hệ thống và độ chính xác cao về nền văn hóa các nước, đặc biệt là Nhật Bản

Các doanh nghiệp Việt Nam đa số còn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế về trình độ chun mơn cũng như vốn kinh doanh. Vì vậy, cơng việc nghiên cứu thị trường nước ngoài chưa được đầu tư một cách đầy đủ, mang lại hiệu quả chưa cao. Hơn nữa, khi doanh nghiệp đã ý thức được về vai trị của văn hố kinh trong đàm phán thương mại quốc tế, tất yếu sẽ nảy sinh nhu cầu về tìm hiểu văn hóa của đối tác nhằm nâng cao hiệu quả của đàm phán. Tuy nhiên, các thông tin này lại rải rác trên các kênh thơng tin online, độ chính xác khơng đảm bảo do nguồn thơng tin khơng chính thống, gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính để có thể thực hiện riêng một nghiên cứu hay thuê các công ty nghiên cứu thị trường thực hiện để có được kết quả tổng hợp và chính xác. Do đó, các cơ quan nhà nước như Tham tán thương mại hay Thương vụ Việt Nam ở các nước phối hợp cùng

nhau mở riêng một bộ phận chuyên cung cấp tư liệu văn hố có liên quan đến kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đây sẽ là nguồn thông tin rẻ nhưng có độ tổng hợp cao cũng như độ chính xác được đảm bảo. Những thơng tin này khơng những chỉ có ích cho cơng việc kinh doanh, mà cịn giúp dân tộc hai nước xích lại gần nhau hơn, giúp xây dựng tình đồn kết hữu nghị Việt – Nhật. Ngồi ra, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp lớn có lịch sử hợp tác lâu dài và thành cơng với các đối tác Nhật có thể đưa ra những ấn bản chia sẻ kinh nghiệm của mình để các doanh nghiệp trẻ Việt Nam có cơ hội bước vào và phát triển thị trường Nhật, khẳng định vị thế của Việt Nam so với các nước khác. Đây là nguồn thơng tin rất thực tế và độ chính xác cao bởi nó là kinh nghiệm quý giá từ những người đi trước.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) văn hóa nhật bản trong đàm phán thương mại giữa doanh nghiệp nhật bản và doanh nghiệp việt nam (Trang 67 - 71)