Chương trình xúc tiến nhập

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) CHÍNH SÁCH QUẢN lý NHẬP KHẨU của NHẬT bản và GIẢI PHÁP CHO các DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

1.2. Chính sách nhập khẩu của Nhật Bản

1.2.6.Chương trình xúc tiến nhập

Trong những năm gần đây, chính phủ nước này đã xúc tiến một loạt các chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngồi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các đối tác thương mại tiếp tục đầu tư vào thị trường này. Chủ yếu do các cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản: JETRO, MIPRO và METI chủ trì triển khai. Việc hỗ trợ này bao gồm các khoản cho vay ưu đãi khuyến khích nhập khẩu, hỗ trợ trong việc tìm kiếm các đối tác thương mại tại Nhật Bản, hỗ trợ trong việc nghiên cứu thị trường, các chương trình đào tạo về xuất nhập khẩu. Hiện nay, đã có văn phịng hỗ trợ tại 6 thành phố chính của Nhật Bản. Để xuất khẩu hàng hố vào Nhật Bản, các cơng ty nước ngồi có thể tìm kiếm những chương trình tài trợ của Chính phủ Nhật Bản đối với một số mặt hàng nước mà này có chính sách khuyến khích nhập khẩu. Chương trình xúc tiến nhập khẩu và đầu tư nước ngồi của Chính phủ Nhật Bản bao gồm các khoản giảm thuế, cho vay có đảm bảo, và những khoản cho vay chi phí thấp cho các nhà đầu tư Nhật Bản và đầu tư nước ngồi thơng qua ngân hàng Phát triển Nhật Bản (Development Bank of Japan).

Ngoài ra, Nhật Bản đang phát triển 22 khu mậu dịch tự do với mục đích cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc nhập khẩu và ưu đãi thuế quan cũng như những khoản cho vay chi phí thấp. Hiện nay, bốn tổ chức tài chính lớn của Nhật Bản, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Phát triển Nhật Bản, Cơng ty Tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ, và Tập đoàn bảo hiểm nhân thọ quốc gia đang cung cấp những khốn cho vay lãi suất thấp nhằm khuyến khích nhập khẩu và đầu tư cho các nhà nhập khẩu nước ngồi. Bên cạnh đó, Cơng ty Phát triển khu vực Nhật Bản, một tổ chức của Chính phủ chuyên cung cấp những khoản cho vay dài hạn với lãi suất thấp cho các cơng ty nước ngồi cũng đưa ra rất nhiều gói dịch vụ cho các đối tác nước ngoài khi mới tham gia vào thị trường này.

Chương trình tín dụnganhập khẩu của Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản hiện nay dành cho những hàng hoá sản xuất nhằm hỗ trợ cho việc nhập khẩu hàng công nghiệp từ những nước phát triển vào Nhật Bản. Những khoản cho vay 5 năm hoặc vay bảoađảm chiếm tới 70 % giá trị khoản vay với lãi suấtaưu đãi được cung

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

cấp cho các nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ nước ngồi tại Nhật Bản có kế hoạch tăng số lượng hàng công nghiệp nhập khẩu, trừ hàng thực phẩm lên 10 % so với năm trước đó. Khoản cho vay này cũng được cung cấp cho các nhà xuất khẩu nước ngoài trong trường hợp chấp nhận xuất khẩu hàng sang Nhật Bản theo điều kiện thanh toán thời hạn, cũng như các nhà sản xuất nước ngồi, những tổ chức tài chính trung gian khi đầu tư vào cơ sở hạ tầng và thiết bị để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Nhật.

Ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ) cũng áp dụng chính sách cho vay để tăng nhập khẩu vào Nhật Bản. Những khoản cho vay này được cung cấp cho các công ty Nhật Bản có ít nhất 33 % vốn nước ngồi hoặc cho các chi nhánh đăng ký của các cơng ty nước ngồi tại Nhật Bản có 40-50% chi phí dự án dành cho việc mở rộng kinh doanh tại Nhật Bản18

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) CHÍNH SÁCH QUẢN lý NHẬP KHẨU của NHẬT bản và GIẢI PHÁP CHO các DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 30 - 31)