Đánh giá chung về chính sách nhập khẩu của Nhật Bản

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) CHÍNH SÁCH QUẢN lý NHẬP KHẨU của NHẬT bản và GIẢI PHÁP CHO các DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

Hiện nay, Nhật Bản đang tiếp tục duy trì và phát triển chế độ thương mại tự do. Nhật Bản đã xúc tiến mở cửa thị trường bằng việc sử dụng các biện pháp như cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, xoá bỏ và nới lỏng các biện pháp hạn chế số lượng, cải thiện hệ thống cấp chứng nhận. Với các nỗ lực này của Nhật Bản đã làm giảm bớt sự hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là với hàng sản xuất công nghiệp và khai thác mỏ, hiện nay những mặt hàng này chịu thuế nhập khẩu trung bình 1,9%, mức thấp nhất trongacác nước cơng nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, đối với hàng cơng nghiệp, Nhật Bản đã bãi bỏ tất cả các "hạn chế nhập khẩu còn lại".

Đối với mặt hàng nông sản nhập khẩu, cho đến nay, Nhật Bản vẫn đang có nhiều nỗ lực trong việc mở cửa tự do hàng hoá nhập khẩu và mở cửa thị trường cho các nơng sản chính như thịt bị và giống cây trồng đặc biệt là giống cây họ cam.

Những nỗ lực này của chính phủ Nhật Bản đã làm tăng kim ngạch nhập khấu của Nhật Bản một cách đều đặn trong những thời gian gần đây. Hiện nay, Nhật Bản đang áp dụng các biện pháp toàn diện để mở rộng quy mô nhập khẩu như áp dụng các khuyến khích về thuế để đẩy mạnh nhập khẩu hàng công nghiệp, cắt giảm và bãi bỏ thuếanhập khẩu, cấp tín dụng nhập khẩu,... Các chính sách này đã làm giảm một khối lượng lớn thặng dư thương mại và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của quốc này.

Người dân Nhật Bản có thói quen đưa ra quyết định mua hàng căn cứ vào dấu chất lượng trên bao bì. Những dấu chứng nhận này được coi như là sự đảm bảo độ tin cậy về chất lượng hàng hoá. Các nhà xuất khẩu có ý định thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần có được dấu chứng nhận JIS, JAS hoặc Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước về thực phẩm nhập khẩu các loại khác cho sản phẩm của mình để đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu có được tiêu chuẩn tối thiểu tại thị trường Nhật tạo điều kiện thuận lợi dễ dàng cho việc tiêu thụ hàng hoá. Hơn nữa, thực tế đã cho thấy nếu chất lượng của một sản phẩm được thị trường Nhật chấp nhận thì

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

sản phẩm đó hồn tồn có khả năng cạnh tranh được ở các thị trường khác. Hiện nay, Thái Lan rất quan tâm đến chế độ này và đã có 8 nhà xuất khẩu của Thái Lan được Chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận cho 27 chủng loại thực phẩm. Thái Lan là nước thứ tư, sau Mỹ, Australia và Đài Loan, được Chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận này.

Các tiêu chuẩn mang tính hành chính - kỹ thuật do Nhật Bản đề ra khá cao. Việc các nhà sản xuất thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng hàng hoá của Nhật Bản đã giúp những sản phẩm này thành công trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trên thực tế, nhiều nhà sản xuất hay xuất khẩu nước ngồi khi đưa hàng hố thâm nhâp vào Nhật Bản thường cho rằng những tiêu chuẩn mà người Nhật đề ra là quá cao, việc đáp ứng được những tiêu chuẩn này là rất khó khăn và tốn nhiều chi phí. Họ coi đó là những rào cản hạn chế xuất khẩu và thị trường này. Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, nhiều nhà xuất khẩu nước ngoài nhận thức được là việc hàng hoá đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và độ an toàn của Nhật Bản là một cách tối ưu hoá chất lượng sản phẩm giúp hàng hố có sức cạnh tranh cao trên thị trường và họ đã đạt được thành công.

Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay, chính sách thương mại của Nhật Bản là khuyến khích nhập khẩu các hàng hố nhằm tăng cường tính đa dạng của hàng hố trong nền kinh tế cũng như tăngatính năng động cho mỗi ngành sản xuất trong nước. Từ đó, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng và sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước thông qua việc cải tiến công nghệ, kỹ thuật, cách thức quản lý... Bên cạnh đó, chính nhờ q trình mở cửa nền kinh tế, Nhật Bản cũng tạo được sức ép để các nước đối tác mở cửa thị trường cho sản phẩm của Nhật Bản có cơ hội thâm nhập. Trong q trình theo đuổi chính sách tự do hố thương mại, Nhật Bản vẫn có cơ chế bảo hộ ngành sản xuất trong nước một cách hiệu quả. Thay cho việc áp dụng những biện pháp bảo hộ mang tính lộ liễu như áp đặt lệnh cấm, hạn chế số lượng hoặc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao, Nhật Bản đã sử dụng các biện pháp bảo hộ trá hình ví dụ như áp dụng những quy định kiểm dịch phức tạp để bảo vệ những ngành sản xuất trong nước trước những hành động thương mại không lành mạnh, bảo vệ sức khỏe con người, kiểm sốt chất lượng, mơi trường, quy định về an tồnathực phẩm, điều kiện lao động, kiểm sốt dịch bệnh, chốngabán phá giá, chống trợ cấp…

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU Hoi Can Su FTU

CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CÙA CHÍNH SÁCH NHẬP KHẨU MÀ NHẬT BẢN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI

HÀNG HOÁ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) CHÍNH SÁCH QUẢN lý NHẬP KHẨU của NHẬT bản và GIẢI PHÁP CHO các DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM (Trang 32 - 34)