Hiệp định về biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật của

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học cho việt nam (Trang 30 - 34)

1.2. Các quy định của WTO về biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế

1.2.2. Hiệp định về biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật của

(SPS)

Thương mại quốc tế đã phát triển không ngừng trong nhiều năm qua. Điều này đã làm tăng sự lưu thơng hàng hóa ẩn chứa nguy cơ gây hại tới sức khỏe. Hiệp định SPS (The Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures) là Hiệp định về việc áp dụng các Biện pháp kiểm dịch động thực vật, đây cũng là một công cụ quan trọng trong hệ thống WTO, được áp dụng cho tất cả

các thành viên WTO từ thời điểm sáng lập WTO (01/01/1995). Hiện tại ngồi 151 thành viên chính thức, Hiệp định cịn có 30 đối tác đang đàm phán gia nhập.

Hiệp định này quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp vệ sinh động thực vật hay nói một cách khác là các quy định về an toàn thực phẩm, bảo vệ thực vật và an toàn thú y. Cụ thể, các quốc gia áp dụng biện pháp SPS nhằm ngăn chặn mối nguy đến từ sự lan truyền và thâm nhập của côn trùng, bệnh tật, nguy hiểm đến từ những chất phân hủy, chất độc hại có trong thực phẩm và những loại bệnh truyền nhiễm qua động vật, cây trồng khác.

Các khía cạnh của Hiệp định SPS:

- Khía cạnh sức khỏe: bảo vệ sức khỏe con người và động thực vật thơng qua các biện pháp kiểm sốt rủi ro liên quan đến hàng nhập khẩu.

- Khía cạnh thương mại: các thành viên WTO không được sử dụng các biện pháp SPS không cần thiết, thiếu cơ sở khoa học, tùy tiện hoặc là các biện pháp tạo nên các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.

Hiệp định SPS ghi nhận nhu cầu tự bảo vệ mình của các nước thành viên WTO trước các rủi ro xâm nhập của sâu hại và dịch bệnh, nhưng cũng đồng thời tìm cách giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào của SPS tới thương mại. Mục đích cơ bản của Hiệp định SPS là duy trì quyền lợi tối cao của tất cả các nước thành viên, đó là xây dựng một mức thích hợp nhằm bảo vệ sức khỏe và cuộc sống con người, động thực vật, nhưng phải đảm bảo rằng quyền lợi này khơng bị lạm dụng với mục đích bảo hộ và tạo ra các rào cản thương mại trá hình.

Hiệp định SPS khơng quy định bất cứ biện pháp cụ thể nào. Hiệp định quy định các yêu cầu thủ tục chung áp dụng khi thiết lập tiêu chuẩn. Những quy định này nhằm đảm bảo bất kỳ biện pháp kiểm dịch động thực vật nào được áp dụng đều có cơ sở khoa học, ngăn chặn nguy cơ gây hại và khơng phải là rào cản phi thuế trá hình đối với thương mại. Hiệp định SPS ghi nhận là các thành viên WTO có thể duy trì các mức độ bảo vệ khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng là giảm thiểu các khác biệt này bằng cách thúc giục các thành viên WTO áp dụng tiêu chuẩn có cơ sở khoa học. Hiệp định bao gồm các quy định về các thủ tục kiểm soát, thanh tra và chấp thuận.

Hiệp định SPS quy định các nước thành viên khi ban hành và áp dụng các biện pháp SPS phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Chứng cứ khoa học: Biện pháp SPS chỉ được áp dụng ở mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe con người, động vật, thực vật và phải căn cứ vào nguyên tắc khoa học (trừ một số ngoại lệ, ví dụ như dịch bệnh khẩn cấp). Hiệp định nêu rõ các biện pháp SPS chỉ được áp dụng ở “mức cần thiết”, điều này được cho là khơng rõ ràng vì mức độ cần thiết sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia khác nhau. Do vậy, “căn cứ vào nguyên tắc khoa học” là tiêu chí để xác định một biện pháp SPS là cần thiết hay vượt quá mức cần thiết để bảo vệ cuộc sống của con người và động thực vật. Thực tế, nếu một biện pháp SPS được xây dựng dựa trên một lý thuyết khoa học đáng tin cậy thì được xem là đạt yêu cầu. Ngồi ra, nếu biện pháp đó được sử dụng để bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật khỏi nguy cơ càng nguy hiểm thì nhiều khả năng sẽ được thừa nhận là “có đủ bằng chứng khoa học” dù cho trên thực tế giả thiết khoa học liên quan chưa hẳn đã thật chắc chắn. Trên thực tế có nhiều trường hợp khẩn cấp về vệ sinh dịch tễ mà một nước không thể chờ cho đến khi có những căn cứ khoa học đầy đủ để có thể sử dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết. Ví dụ để ngăn chặn dịch bệnh cúm H5N1, các quốc gia có thể tiến hành nhiều biện pháp ngăn chặn tại biên giới ngay từ lúc chưa xác định đầy đủ chính xác vi rút liên quan, cách thức lây nhiễm cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Mức độ bảo vệ phù hợp: SPS không được tạo ra sự phân biệt đối xử một cách tùy tiện, khơng có căn cứ hoặc gây ra cản trở trá hình đối với thương mại. Hiệp định cơng nhận các quốc gia có quyền đưa ra các biện pháp về vệ sinh và an tồn thực phẩm nhưng nó được áp dụng chỉ trong phạm vi cần thiết để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật hoặc thực vật và không được phân biệt đối xử tuỳ tiện và vô lý giữa các thành viên khi có các điều kiện tương tự hoặc như nhau. Nguyên tắc không phân biệt đối xử là một nguyên tắc trụ cột của WTO. Đối với các biện pháp SPS, nguyên tắc này vẫn được áp dụng nhưng có giới hạn. Cụ thể, Hiệp định SPS khơng cấm việc phân biệt đối xử mà chỉ cấm việc phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc khơng có căn cứ. Nói cách khác nếu một quốc gia áp dụng các biện pháp SPS khắt khe hơn đối với hàng hóa đến từ một khu vực (ví dụ khu vực

đang có dich bệnh) so với khu vực khác hoặc so với hàng hóa nội địa thì vẫn được WTO chấp nhận.

- Tính tương đương: Hiệp định SPS yêu cầu các nước nhập khẩu là thành viên WTO chấp nhận các biện pháp SPS của nước xuất khẩu cũng là thành viên WTO là tương đương, nếu nước xuất khẩu chứng minh được một cách khách quan cho nước nhập khẩu thấy rằng các biện pháp đó đạt mức độ bảo vệ phù hợp của nước nhập khẩu.

- Tính hài hịa: Khuyến khích việc hài hịa hóa các biện pháp SPS giữa các nước. Nhằm mục đích hài hồ hố các biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm trên một diện rộng nhất có thể, các thành viên được khuyến khích căn cứ các biện pháp của mình trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế nếu chúng đã ban hành. Tuy nhiên, các thành viên có thể duy trì hoặc đưa ra các biện pháp mà đưa lại kết quả là các tiêu chuẩn cao hơn nếu có các biện chứng khoa học hoặc như là hệ quả của một quyết định về rủi ro đồng nhất dựa trên đánh giá rủi ro thích đáng. Hiệp định giải thích rõ ràng các thủ tục và tiêu chuẩn đối với đánh giá rủi ro và xác định mức độ bảo vệ phù hợp về vệ sinh động thực vật.

- Tính minh bạch: Hiệp định SPS yêu cầu các nước thành viên WTO phải cung cấp thông tin về các biện pháp SPS và thông báo những thay đổi về các biện pháp SPS của mình. Những thơng báo này cần được thực hiện thông qua một Cơ

quan thông báo của quốc gia. Mỗi nước thành viên WTO cũng cần chỉ định một đầu mối quốc gia cung cấp các thông tin liên quan nhằm giải đáp những thắc mắc về SPS của các nước thành viên WTO khác. Một cơ quan có thể thực hiện cả hai chức năng là thông báo và hỏi đáp.

- Điều kiện khu vực: Các đặc điểm của một vùng địa lý– là toàn bộ lãnh thổ một nước, một vùng đất của một nước hay nhiều phần của nhiều nước - được gọi là điều kiện khu vực trong Hiệp định SPS. Điều kiện khu vực có thể ẩn chứa các rủi ro cho đời sống hay sức khỏe con người và động thực vật. Do vậy, Hiệp định SPS yêu cầu các nước thành viên WTO phải áp dụng các biện pháp SPS phù hợp với điều kiện khu vực, nơi xuất xứ của các sản phẩm (nước xuất khẩu) và với điều kiện khu vưc nơi các sản phẩm được chuyển đến (nước nhập khẩu). Đặc biệt, các thành viên WTO phải thừa nhận khái niệm về vùng phi dịch hại/bệnh hại cũng như vùng ít dịch

hại/bệnh hại. Các nước thành viên WTO xuất khẩu cơng bố các vùng khơng có dịch hại hay ít dịch hại cần phải chứng minh cho các nước thành viên WTO nhập khẩu biết là những vùng đó duy trì được tình trạng của vùng khơng có dịch hại hay ít nhiễm dịch hại.

Một biện pháp SPS không tuân thủ một trong các nguyên tắc trên có thể vi phạm quy định của WTO và bị buộc phải hủy bỏ.

Để bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, vật ni, sức khỏe động thực vật, mỗi nước thành viên WTO đều ban hành một hệ thống các biện pháp SPS tại lãnh thổ nước mình. Đây là điều chính đáng và cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế, bất chấp những quy định của WTO, trong một số trường hợp đặc biệt, các biện pháp này đã bị lạm dụng, gây ra cản trở bất hợp lý cho thương mại quốc tế (ví dụ nước nhập khẩu đặt ra yêu cầu SPS q cao khiến hàng hóa nước ngồi khó thâm nhập thị trường nội địa).

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học cho việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)