Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học cho việt nam (Trang 38)

2.1. Các quy định của Hoa Kỳ về biện pháp kỹ thuật trong thương mạ

2.1.1. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Năm 1979, Hoa Kỳ ban hành Luật về các hiệp định thương mại (Trade agreement Act 1979) nhằm đưa ra những quy định về việc áp dụng các tiêu chuẩn và thủ tục xin giấy chứng nhận khi một sản phẩm thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Trong đó nêu ra hệ thống các tiêu chuẩn đa dạng, phong phú áp dụng cho từng loại mặt hàng khác nhau và nêu tên hàng loạt cơ quan có thẩm quyền tham gia quản lý. Hoa Kỳ sử dụng các quy định về chất lượng sản phẩm và chế độ cấp giấy chứng nhận hàng phù hợp tiêu chuẩn như một công cụ phân biệt đối xử và hạn chế hàng

nhập khẩu. Đây là cách Hoa Kỳ áp dụng hàng rào phi thuế quan với mục đích bảo hộ sản xuất trong nước.

Tại Hoa Kỳ, 2 tổ chức quan trọng trong các cơ quan tiêu chuẩn hóa là Hiệp hội thí nghiệm và vật liệu Hoa Kỳ (American Society for Testing of Materials - ASTM) và Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (American National Standard Institute – ANSI). ASTM được thành lập năm 1898 là một tổ chức tiêu chuẩn quốc tế thực hiện phát triển và xuất bản các tiêu chuẩn kỹ thuật đồng thuận tự nguyện cho loạt các vật liệu, sản phẩm, hệ thống và dịch vụ. Những tiêu chuẩn mà ASTM Hoa Kỳ đưa ra được quốc tế thừa nhận, và hiện có 12.575 tiêu chuẩn ASTM đồng thuận tự nguyện như vậy hoạt động trên tồn cầu. Bên cạnh đó, ANSI ra đời năm 1918 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của hệ thống kinh doanh và chất lượng đời sống Hoa Kỳ đồng thời tạo điều kiện cho việc tự giác thống nhất các tiêu chuẩn và hợp thức các hệ thống quy ước, cũng như là bảo vệ sự nguyên dạng của các tiêu chí này. Các tiêu chuẩn của ANSI thường được ISO chấp nhận.

2.1.2. Các quy định về kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ 2.1.2.1. Các quy định về kỹ thuật

Ở Hoa Kỳ, các quy định về kỹ thuật được áp dụng vì các mục đích an tồn hoặc sức khỏe đối với những sản phẩm nhập khẩu với số lượng lớn. Các quy định về kỹ thuật này do ủy ban cố vấn tư pháp của liên bang, tiểu bang hoặc từng địa phương xây dựng và ban hành. Một số quy định sẽ được các cơ quan có thẩm quyền lựa chọn áp dụng một cách bắt buộc. Cục Hải quan Hoa Kỳ chịu trách nhiệm thi hành các điều khoản kỹ thuật tại cửa khẩu, phối hợp với các cơ quan chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm quy định. Các mặt hàng nhập khẩu có thể bị từ chối khơng được nhập khẩu nếu chúng không đáp ứng được một tiêu chuẩn quy định nào đó.

Việc đánh giá một mặt hàng có phù hợp với các quy định kỹ thuật hay khơng do chính quyền liên bang, bang, từng địa phương, một tổ chức kiểm tra độc lập hoặc do người cung cấp (người sản xuất hay người nhập khẩu) thực hiện. Công tác đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn của Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào sự tự khai báo của người cung cấp. Đây là cơ chế của Luật trách nhiệm đối với sản phẩm (Product Liability Law). Luật trách nhiệm đối với sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng những cơ

sở và hành động pháp lý khi gặp bất cứ tổn hại nào do những sản phẩm kém chất lượng gây ra. Nói cách khác Luật đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng. Nó xuất phát trước tiên từ nghĩa vụ đương nhiên của người cung cấp trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm bán ra cho người mua và trách nhiệm phát sinh khi không thực hiện đúng nghĩa vụ này. Việc áp dụng Luật trách nhiệm đối với sản phẩm buộc người cung cấp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình đáp ứng được các quy định về kỹ thuật đề ra, đồng thời trung thực với các thông tin khai báo.

2.1.2.2. Các quy định về vệ sinh dịch tễ

Tại Hoa Kỳ, 4 cơ quan chịu trách nhiệm chính về các vấn đề liên quan đến vệ sinh dịch tễ là:

- Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug Administration

- FDA) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ chịu trách nhiệm chính cho việc giám sát an toàn thực phẩm, các sản phẩm thuốc lá, sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống, dược phẩm phải theo toa và không cần kê toa, vắc xin và các liệu pháp tế bào, các sản phẩm sinh học, thiết bị y tế, nguồn cung cấp mỹ phẩm và các sản phẩm thú y.

- Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm (Food safety and Inspection service - FSIS) là cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn cung cấp thịt, gia cầm và trứng thương mại của Hoa Kỳ là an tồn, lành mạnh, được dán nhãn và đóng gói chính xác.

- Cục bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency - EPA) là một cơ quan thuộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống.

- Cục kiểm tra sức khỏe động thực vật (Animal and Plant Health Inspection Service - APHIS) là cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm bảo vệ sức khỏe động vật, phúc lợi động vật và sức khỏe thực vật. APHIS là cơ quan đầu mối hợp tác với các cơ quan khác bảo vệ nền nông nghiệp Hoa Kỳ khỏi các loại sâu bệnh gây hại.

Những cơ quan nêu trên đã ban hành hệ thống quy định cụ thể, chi tiết cho từng nhóm mặt hàng.

a. Nơng sản

Pho mát, sữa và sản phẩm sữa

Các sản phẩm pho mát phải tuân thủ quy định của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Xin giấy phép nhập khẩu và hạn ngạch của Vụ quản lý đối ngoại (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ là một thủ tục bắt buộc.

Việc nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa phải tuân theo các điều luật về thực phẩm và điều luật về nhập khẩu sữa. Chỉ khi có giấp phép và giấy chứng nhận tiêu chuẩn do các cơ quan: Bộ Y tế, FDA, Trung tâm an tồn thực phẩm và dinh dưỡng, Văn phịng nhãn hiệu thực phẩm, và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp, các sản phẩm này mới được nhập khẩu.

Hoa quả, rau và hạt các loại

Các hàng nông sản gồm đồ tươi như cà chua, quả bơ, xoài, chanh, cam, nho, hạt tiêu, khoai tây, dưa chuột, quả trứng gà, óc chó; đồ khơ đóng hộp như nho khô, mận, ô liu đều phải đáp ứng các yêu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ về chủng loại, kích cỡ, chất lượng và độ chín. Các sản phẩm này phải được giám định và chứng chỉ giám định phải do Cơ quan quản lý an tồn thực phẩm (FSIS) cấp có ghi phù hợp với các điều kiện nhập khẩu. Bên cạnh đó, sản phẩm cịn phải tn theo các quy định khác của Cục kiểm tra sức khỏe động thực vật (APHIS) theo Luật kiểm dịch thực vật (Plant Quarantine Act) và cơ quan FDA theo Luật liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (Frederal Food, Drug and Cosmetic Act).

Nhập khẩu hạt rau và các hạt giống cây trồng phải tuân thủ Luật liên bang về hạt giống (Federal Seed Act 1939) và các quy định khác của Bộ Nông nghiệp.

Động vật sống

Nhập khẩu động vật sống phải đáp ứng các điều kiện về giám định và kiểm dịch của Cục kiểm tra sức khỏe động thực vật (APHIS). Nhập khẩu các động vật sống phải kèm theo chứng chỉ sức khoẻ của chúng từ nước xuất xứ và chỉ được đưa vào nội địa Hoa Kỳ qua một số cảng nhất định nơi có các cơ sở kiểm dịch.

Thịt và các sản phẩm từ thịt

Thịt và các sản phẩm từ thịt (bò, cừu, lợn, dê và ngựa) nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đáp ứng các quy định của Bộ nông nghiệp và phải được giám định bởi cơ

quan APHIS trước khi làm thủ tục hải quan. Các sản phẩm thịt từ các loại thú động vật khác (kể cả động vật hoang dã) phải qua giám định của APHIS và các quy định của Luật liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm của FDA, đồng thời xin giấy phép từ Cơ quan kiểm soát cá và động vật hoang dã (US Fish and Wildlife Service).

Gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm

Gia cầm sống, đơng lạnh hoặc đóng hộp, trứng và các sản phẩm từ trứng phải tuân theo các quy định của Cục kiểm tra sức khỏe động thực vật (APHIS) và Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm (FSIS).

Gia cầm được định nghĩa là các loại đã thuần hoá, sống hoặc giết mổ như: gà, gà tây, vịt, ngỗng, thiên nga, chim bồ câu.

Cây và sản phẩm từ cây

Nhập khẩu cây và các sản phẩm từ cây phải tuân theo các quy định của Bộ Nơng nghiệp, có thể hạn chế hoặc cấm. Các sản phẩm này bao gồm cây trồng, rễ cây, hạt, sợi từ cây kể cả bông, các cây làm chổi, hoa đã cắt, cây mía, một số loại ngũ cốc, gỗ cây, gỗ xẻ đều cần có giấy phép nhập khẩu.

b. Hàng tiêu dùng

Đồ điện gia dụng như tủ lạnh, tủ cấp đông, máy rửa bát, máy sấy quần áo, máy đun nước, điều hoà nhiệt độ, thiết bị sưởi, đồ điện trong bếp và lò nướng, máy giặt, máy hút ẩm, máy phun ẩm, điều hồ nhiệt độ,… phải có ghi trên nhãn các tiêu chuẩn về điện và chỉ tiêu lượng tiêu thụ điện theo quy định của Bộ năng lượng và Hội đồng thương mại liên bang và theo Luật chính sách năng lượng (The Energy policy and Convention act).

Các mặt hàng điện tử và sản phẩm phát xạ như: ti vi, lị vi sóng, thiết bị chụp X - quang, thiết bị dùng tia laser,… phải tuân theo các quy định tại Luật kiểm sốt thiết bị phát xạ vì an tồn sức khỏe (Radaton Cotrol For Health and Safety Act 1968) và phải kê khai đầy đủ theo quy định.

c. Thực phẩm, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế

Các mặt hàng này phải tuân theo các quy định của Luật liên bang về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (Frederal Food, Drug and Cosmetic Act) do Vụ quản lý đối ngoại (FAS) quản lý. Điều luật này cấm nhập khẩu những mặt hàng

không đúng nhãn hiệu, chất lượng kém và không đảm bảo vệ sinh. Hàng hóa khơng đảm bảo theo quy định sẽ bị buộc tiêu huỷ hoặc tái xuất khẩu về nước xuất xứ. Nhiều mặt hàng thực phẩm như sản phẩm sữa, thịt, trứng, trái cây, rau còn phải tuân theo các quy định như đã nêu ở trên.

d. Hàng dệt, len, sản phẩm lông thú

Hàng dệt, len, sản phẩm lông thú phải đáp ứng quy định của Luật xác định sản phẩm may mặc (Textile Fiber Product Identification Act).

e. Rượu, cồn, bia

Việc nhập khẩu rượu, cồn, bia bắt buộc phải xin phép Văn phòng quản lý chất cồn, thuốc lá và vũ khí (Bureau of Alcohol, Tobaco and Firearms – BATF) và chịu sự giám sát của Luật liên bang về quản lý chất cồn (Federal Alcohol Administration Act). Nhập rượu, bia bằng đường bưu điện bị cấm hoàn toàn.

Doanh nghiệp được yêu cầu xin chứng chỉ phê duyệt BATF cho nhãn mác chai rượu, bia nhập khẩu và phải gửi chứng chỉ này cho Hải quan Hoa Kỳ trước khi hàng đến.

Việc nhập khẩu rượu, bia còn chịu sự quản lý của cơ quan FDA thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Trong trường hợp rượu nhập khẩu đựng trong giỏ làm từ nguyên liệu thực vật, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về thực vật của cơ quan APHIS thuộc Bộ Nông nghiệp.

Theo quy định của Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Hoa Kỳ, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ phải thông báo cho Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) biết trước khi đưa hàng vào thị trường. Khi đó FDA sẽ ra thơng báo là đồng ý hay không việc cho nhập khẩu hàng vào Hoa Kỳ, nhằm phân loại tốt hơn hàng hóa, đảm bảo hàng hóa lưu hành trên thị trường an tồn. Chương trình xác minh nhà cung ứng ở nước ngoài là bắt buộc. Theo đó, các nhà nhập khẩu ở Hoa Kỳ sẽ tiến hành cung cấp thông tin các nhà cung ứng ở nước ngoài với cơ quan FDA. Cứ 2 năm, các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tiến hành tái đăng kí với FDA. Năm 2017 và 2018, việc đăng kí được thực hiện miễn phí.

Tháng 12/2016, có 1.845 nhà máy thực phẩm ở Việt Nam đăng ký với FDA để xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Nhưng trong tháng 1/2017, con số này rớt xuống còn

806. Theo quy định mới, tất cả các nhà máy đã đăng ký phải gia hạn đăng ký sau mỗi 2 năm, bắt đầu từ 2016, trong giai đoạn từ 1/10 đến 31/12. Tuy nhiên, hơn 1.000 công ty Việt Nam không biết quy định mới nên không đăng ký. Kết quả là họ bị rớt khỏi danh sách và không thể xuất hàng vào Hoa Kỳ.

2.1.3. Quy định về bao bì và ký mã hiệu hàng hóa

Hoa Kỳ đã ban hành nhiều quy định chi tiết và khắt khe đối với bao bì và ký mã hiệu hàng hóa.

Từ ngày 16/09/2005, quy định của Cục kiểm tra sức khỏe động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) không cho phép nhập khẩu hàng hóa được đóng trong bao bì bằng một số vật liệu gỗ (Wood package material - WPM) chính thức có hiệu lực. Quy định này yêu cầu gỗ sử dụng làm bao bì hàng hóa phải được xử lý nhiệt tới nhiệt độ tối thiểu là 56 độ C trong thời gian tối thiểu là 30 phút hoặc phải được hun trùng bằng metyl bromua tối thiểu 16 giờ theo tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, bao bì làm từ gỗ phải được in logo của Công ước bảo vệ cây trồng quốc tế (The International Plant Protection Convention - IPPC) và mã 2 chữ cái của nước đã gia cơng bao bì gỗ theo quy định của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO). Tất cả hàng hóa có bao bì gỗ khơng đúng quy định đều không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, trừ những trường hợp Hải quan xét thấy có thể tách riêng hàng hóa khỏi bao bì gỗ vi phạm như đã quy định.

Theo Luật thuế quan năm 1930, tất cả hàng hóa được nhập khẩu nội địa đều phải ghi rõ các thông tin tên sản phẩm, xuất xứ một cách minh bạch, từ ngữ rõ ràng khơng gây nhầm lẫn, khó hiểu cho người tiêu dùng.

Luật yêu cầu tất cả hàng hóa nhập khẩu (trừ một số trường hợp ngoại lệ) phải được ghi nhãn mác bằng tiếng Anh một cách rõ ràng, dễ đọc, ở chỗ dễ thấy và không thể tẩy xóa được để có thể tồn tại cho đến khi hàng hóa đến tay người mua cuối cùng.

Luật khơng cho phép ghi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có xuất xứ nước ngồi những từ như “United States” hoặc “U.S.A”, hoặc tên bất kỳ thành phố hoặc địa điểm nào ở Hoa Kỳ để tạo cảm giác là hàng được sản xuất tại Hoa Kỳ, trừ phi trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa có ghi kèm một cách rõ ràng ở chỗ dễ thấy nước xuất xứ của hàng hóa.

Hàng nhập vào Hoa Kỳ không tuân thủ quy định trên sẽ bị phạt mức 10% giá trị lô hàng và phải thực hiện thêm một số yêu cầu nữa. Tuy nhiên, khơng phải có nghĩa là người nhập khẩu được miễn thi hành nghĩa vụ đã quy định.

Hàng nhập khẩu không đáp ứng đúng yêu cầu về ghi mác mã sẽ bị giữ lại ở khu vực Hải quan Hoa Kỳ cho tới khi người nhập khẩu thu xếp tái xuất trở lại, phá huỷ đi hoặc tới khi hàng được xem là bỏ để chính phủ định đoạt tồn bộ hoặc từng phần.

Một số quy định về ghi nhãn mác đối với mặt hàng cụ thể:

Hàng dệt

Các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu phải có tem, mã theo quy định tại Luật xác định sản phẩm may mặc (Textile Fiber Product Identification Act), trừ trường hợp được miễn trừ:

- Tên và tỷ lệ trọng lượng của các thành phần sợi lớn hơn 5% trong sản phẩm, các thành phần sợi nhỏ hơn 5% được ghi là “các sợi khác”.

- Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Hội đồng thương mại liên bang (Federal Trade Commission – FTC) cấp của một hoặc nhiều người bán các sản phẩm sợi này. Tên nhãn hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ có thể được ghi trên nhãn mác, nếu nhãn mác này được gửi đến FTC.

- Tên của nước nơi đã gia công hoặc sản xuất.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học cho việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)