Tiêu chuẩn về môi trường

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học cho việt nam (Trang 51 - 55)

2.1. Các quy định của Hoa Kỳ về biện pháp kỹ thuật trong thương mạ

2.1.5. Tiêu chuẩn về môi trường

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã thực hiện nhiều nỗ lực trong việc thiết lập các tiêu chuẩn hiệu quả về sử dụng năng lượng nhằm hướng tới mục tiêu môi trường bền vững. Đối với các tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đặt ra mục tiêu cắt giảm ô nhiễm carbon khoảng 3 triệu tấn met carbon đến năm 2030 thông qua các tiêu chuẩn về bảo tồn năng lượng được ban hành dưới thời Chính quyền Tổng thống Obama. Bộ Năng lượng đã hoàn tất các tiêu chuẩn bảo toàn năng lượng đối với 29 loại thiết bị và đồ gia dụng bao gồm: thiết bị phát và thu sóng (ti vi, đài phát thanh,…); thiết bị làm mát/làm nóng (tủ lạnh, tủ đơng, máy làm kem, lị nướng, máy sấy quần áo, điều hòa nhiệt độ, quạt trần,…); thiết bị chiếu sáng (đèn chùm, đèn dây tóc,…); thiết bị dữ liệu (máy vi tính, máy in, máy scan, máy photocopy, thiết bị truyền và phát internet,…). Những biện pháp này sẽ cắt giảm hàng tỷ đơ la hố đơn tiền điện hàng năm của khách hàng, đồng thời đây cũng là giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Các tiêu chuẩn năng lượng này được áp dụng cho tất cả các sản phẩm được lưu thơng trên thị trường Hoa Kỳ. Điều đó có nghĩa là hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về năng lượng do Bộ Năng lượng đề ra.

Hình 2.1. Nhãn Ngơi sao năng lượng (Energy star)

Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Energy_Star (ngày truy cập:31/12/2018)

Tính đến nay, nhãn năng lượng phổ biến nhất tại Hoa Kỳ là nhãn Ngôi sao năng lượng (Energy Star). Dán nhãn Ngôi sao năng lượng là một chương trình tự nguyện do cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) triển khai từ năm 1992.

Energy Star là một chương trình tự nguyện do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đưa ra và hiện được quản lý bởi EPA và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ giúp các doanh nghiệp và cá nhân tiết kiệm tiền và bảo vệ môi trường thông qua hiệu quả năng lượng vượt trội. Chương trình này nhằm giúp các doanh nghiệp và cá nhân tiết kiệm tiền và bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng các thiết bị có hiệu suất năng lượng cao. Sau hơn 20 năm triển khai, gần 90% người dân Hoa Kỳ đã biết đến loại nhãn này. Riêng trong năm 2016, nhãn Ngôi sao năng lượng đã giúp Hoa Kỳ tiết kiệm xấp xỉ 400 tỷ kWh, điều này tương đương với việc giảm thiểu 320 triệu mét tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính, 300.000 tấn khí sulfur dioxide, 220.000 tấn nitrogen oxides. Tính đến nay, nhãn Ngơi sao năng lượng đã được dán cho hơn 65 chủng loại sản phẩm khác nhau với 18 ngàn đối tác cả trong và ngoài Hoa Kỳ và 4,5 tỷ sản phẩm dán nhãn được bán ra trong suốt 20 năm qua. Việc được dán nhãn ngôi sao năng lượng giúp cho sản phẩm ngoại nhập có thể dễ dàng lưu thơng và thu hút sự quan tâm tại một thị trường chú trọng về tiết kiệm năng lượng như Hoa Kỳ.

Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng gia tăng trên thế giới, đặc biệt ở các thị trường khó tính như Hoa Kỳ. Tại Hoa Kỳ, sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái. Như vậy, để xuất khẩu sản phẩm rau quả thân thiện với môi trường sang thị trường Hoa Kỳ, sản phẩm rau quả cần đáp ứng được các hàng rào kỹ thuật mơi trường để có thể xuất khẩu được và được chứng nhận đạt nhãn sinh thái từ các thị trường này để được coi là sản phẩm thân thiện với môi trường. Một nước phát triển như Hoa Kỳ thường đặt ra quy định quá cao so với khả năng đáp ứng của các nước đang phát triển. Việc dán nhãn sinh thái cho sản phẩm theo tiêu chuẩn nhất định đã gây ra khó khăn trong q trình xuất khẩu của những nước kém phát triển. Việc dán nhãn sinh thái này cũng tác động đến quá trình cạnh tranh trong thương mại quốc tế. Người tiêu dùng thường có xu hướng lựa chọn những sản phẩm hữu cơ an toàn và thân thiện với mơi trường.

Các quy định về an tồn thực phẩm thường tập trung vào hai vấn đề chính:

- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật/ thuốc trừ sâu tối đa trong sản phẩm: Trái cây muốn nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ phải phù hợp với các tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế Codex. Hoa Kỳ đã quy định mức dư lượng tối đa

(MRL) có trong và trên các loại thực phẩm nói chung và trên nhãn, vải tươi nói riêng. Các sản phẩm này nếu chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao hơn mức cho phép thì sẽ bị buộc rút khỏi thị trường Hoa Kỳ.

- Truy xuất nguồn gốc xuất xứ: Nhằm làm rõ nguồn gốc sản phẩm, các nước thường sử dụng những chứng nhận tự nguyện bền vững như phân tích nguy cơ và kiểm soát tới hạn (HACCP) cùng với việc áp dụng thực hành vệ sinh tốt (GHPs) và thực hành nông nghiệp tốt (GAPs). Đây là những tiêu chuẩn tự nguyện nhưng hiện nay đang được Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng như tiêu chuẩn bắt buộc đối với các sản phẩm nhập khẩu.

Quy định kiểm dịch thực vật nêu rõ doanh nghiệp nước ngoài phải sở hữu Giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm áp dụng với rau củ quả của Cơ quan Giám định thực phẩm có thẩm quyền của nước sản xuất để đảm bảo khơng bị cơn trùng và bệnh tật. Bên cạnh đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần thêm chứng nhận về nông nghiệp hữu cơ đối với đơn hàng hữu cơ, ví dụ như chứng nhận nơng nghiệp hữu cơ (IFOAM) hoặc chứng nhận USDA Organic.

Các quy định về hệ thống quản lý tại đơn vị sản xuất như Chứng nhận ISO 14001, hệ thống kiểm toán và quản lý sinh thái (Eco-Management and Audit Scheme - EMAS), chứng nhận SA8000 cũng là điều kiện cần thiết để xuất khẩu được sản phẩm sang các thị trường Hoa Kỳ.

Mặc dù có lợi thế về sản xuất nơng sản nói chung và rau quả nói riêng, rất nhiều sản phẩm của các nước như Việt Nam, Trung Quốc không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường của thị trường nhập khẩu. Trong bối cảnh thị trường quốc tế ngày càng mở rộng với nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, những cản trở liên quan tới hàng rào kỹ thuật môi trường sẽ càng nhiều và sẽ càng là khó khăn nếu bản thân các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng và các cơ quan ban ngành không đưa ra những giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Khơng chỉ có nơng sản và thực phẩm mới phải tuân thủ nhiều quy định về kiểm sốt các chất hóa học mà các sản phẩm khác cũng phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe để đảm bảo sự an tồn cho người tiêu dùng và mơi trường. Ví dụ, tháng 8/2007, nhà sản xuất đồ chơi Hoa Kỳ Mattel đã thu hồi hơn 18 triệu đồ chơi các loại được chế tạo ở Trung Quốc sau khi phát hiện lớp sơn trên các sản phẩm đó bị nhiễm chì.

Sựu kiện này khiến một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi kiểm tra tất cả các món đồ chơi nhập khẩu từ Trung Quốc. Ví dụ trên cho thấy việc vi phạm các quy định về an tồn hóa học có ảnh hưởng lớn thế nào đến uy tín của một quốc gia trong thương mại quốc tế.

Ngày 22/10/2018, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã ban hành dự thảo bổ sung các quy định mới về sử dụng mức đáng kể một số chất hóa học dựa theo Đạo luật kiểm soát các chất độc hại (TSCA) trong thơng báo mã G/TBT/N/USA/1401. Theo đó, quy định áp dụng đối với 13 chất hóa học, các hóa chất này thuộc diện phải thơng báo trước khi sản xuất (PMNs) và phải tuân theo lệnh chấp nhận được ban hành bởi EPA dựa theo TSCA. Động thái này yêu cầu những người sản xuất (bao gồm cả nhập khẩu) hoặc xử lý bất kỳ chất nào trong 13 chất hóa học này nếu được coi là sử dụng mới ở mức đáng kể và thuộc phạm vi áp dụng của quy định này phải thơng báo cho EPA trước ít nhất 90 ngày. Sau khi nhận được thông báo, EPA sẽ đánh giá về mục đích sử dụng trong thời hạn xem xét. Các tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất (bao gồm cả nhập khẩu), sử dụng hoặc xử lý các chất này cho đến khi EPA tiến hành xem xét thông báo, đưa ra quyết định phù hợp với thông báo và các tổ chức, các nhân thực hiện các yêu cầu trong quyết định đó. Chưa xác định thời gian thơng qua và thời gian có hiệu lực của Dự thảo. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến vào trước ngày 15/11/2018. 13 chất hóa học này thuộc 8 nhóm: Silanized amorphous silica; Esteramine; Formic acid phản ứng với acetates; Propanonic acid phản ứng với formates; Formic acid phản ứng với sulfamates; Inorganic acids và metal salts; Glucosyltransferase; Alpha 1,3 – polysaccharide.

Dự thảo này đánh dấu thêm bước tiến trong nỗ lực của Hoa Kỳ hạn chế sử dụng các chất hóa học gây ơ nhiễm nguồn nước, đất , khơng khí. Đồng thời, trong tương lai, khi Dự thảo chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ cần đặc biệt lưu ý tuân thủ các quy định đề ra nhằm tránh gây ra hậu quả đáng tiếc.

Đạo luật Khí sạch (1970) và Nước sạch (1972) được Chính phủ Hoa Kỳ thơng qua nhằm giải quyết vấn đề khơng khí sạch, nước sạch và không gian cho các thế hệ sau. Luật Khí sạch cho phép Cơ quan bảo vệ mơi trường (EPA) đưa ra tiêu chuẩn về

những loại khí độc hại cho mơi trường có thể do các nhà máy hay ô tô, xe tải thải ra. Luật Nước sạch quy định việc EPA đưa ra tiêu chuẩn chất ơ nhiễm có thể được thải ra sơng ngịi. Hai đạo luật trên được đánh giá là "hiệu quả", "không gây tốn kém" và đến nay vẫn được coi là các đạo luật chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Hoa Kỳ. Trong các quốc gia trên thế giới, Hoa Kỳ thường xử lý mạnh tay về vấn đề vi phạm môi trường hơn so với các nước khác. Nhưng bất chấp điều đó, có rất nhiều doanh nghiệp nước ngồi đã vi phạm các đạo luật bảo vệ môi trường của Hoa Kỳ bằng cách xuất khẩu hàng hóa khơng đạt tiêu chuẩn sang thị trường này.

Năm 2016, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đệ đơn kiện nhà sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới của Đức là Volkswagen với cáo buộc vi phạm EPA bằng cách lắp những thiết bị không đủ tiêu chuẩn cho 600.000 ô tô bán vào thị trường Hoa Kỳ. Vụ kiện có thể khiến doanh nghiệp này phá sản. Theo hồ sơ, Volkswagen đã gian dối trong các cuộc kiểm tra về tiêu chuẩn khí thải, mở ra một cuộc chiến pháp lý có thể tốn kém hơn những gì mà nhà sản xuất ơ tơ này dự đoán. Số tiền phạt lên tới 80 tỷ USD - gấp 4 lần so với mức tối đa mà một số chuyên gia pháp lý ước tính. Hoa Kỳ cũng có thể dùng cáo buộc hình sự để chống lại cơng ty này vì dùng các thiết bị gian lận để qua mặt Cơ quan Bảo vệ Môi trường quốc gia.

Vụ kiện gây ra thiệt hại không nhỏ cho Volkswagen cả về tài chính và danh tiếng. Đây chính là một ví dụ tiêu biểu cho những biện pháp xử lý cứng rắn của Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vi phạm luật bảo vệ mơi trường sang thị trường này.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học cho việt nam (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)