So sánh Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học cho việt nam (Trang 34 - 37)

1.2. Các quy định của WTO về biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế

1.2.3. So sánh Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và

định về biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS)

1.2.3.1. Giống nhau

Cả hai Hiệp định TBT và SPS đều bao gồm các biện pháp hạn chế về thương mại và sức khỏe nhưng cũng đồng thời ngăn chặn các rào cản thương mại khơng cơng bằng.

1.2.3.2. Khác nhau

Tiêu chí để phân biệt hai nhóm biện pháp này là mục tiêu áp dụng của chúng:

- Hiệp định TBT quy định các quy tắc về xây dựng, chấp nhận và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp. Hiệp định quy định nghĩa vụ của các thành viên nhằm đảm bảo rằng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp mà không tạo ra những cản trở không cần thiết đối với thương mại. Các biện pháp TBT hướng tới nhiều mục tiêu chính sách khác nhau (an ninh quốc gia, mơi trường, cạnh tranh lành mạnh…).

- Hiệp định SPS đưa ra các quy tắc cơ bản về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sức khỏe động, thực vật. Hiệp định cho phép các quốc gia tự thiết lập tiêu chuẩn riêng của mình. Nhưng Hiệp định cũng yêu cầu rằng các quy định phải có căn cứ khoa học. Các quy định này nên chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ sức

khoẻ hoặc tính mạng của con người, động vật hoặc thực vật. Các quy định này cũng không được phân biệt đối xử một các tuỳ tiện hoặc vơ lý giữa quốc gia có điều kiện giống nhau hoặc tương tự nhau. Các biện pháp SPS hướng tới mục tiêu cụ thể là bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc đảm bảo vệ sinh thực phẩm và ngăn chặn các dịch bệnh.

Một số vấn đề giải quyết đặc trưng của TBT và SPS:

- Hiệp định TBT giải quyết các vấn đề đặc trưng sau:

• Quy định về các thiết bị điện;

• Quy định về điện thoại không dây, thiết bị vơ tuyến….

• Ghi nhãn trong dệt may và quần áo;

• Thử nghiệm xe cộ và phụ kiện;

• Quy định về tàu thuyền và các thiết bị tàu thuyền;

• Quy định an tồn cho đồ chơi;

• Ghi nhãn thực phẩm, đồ uống và dược phẩm;

• Các yêu cầu về chất lượng đối với thực phẩm tươi sống;

• Các u cầu về đóng gói đối với thực phẩm tươi sống;

• Đóng gói và ghi nhãn đối với chất độc và hoá chất nguy hiểm.

- Hiệp định SPS giải quyết các vấn đề đặc trưng sau:

• Chất phụ gia trong thực phẩm hoặc đồ uống;

• Chất gây ơ nhiễm trong thực phẩm hoặc đồ uống;

• Chất độc trong thực phẩm hoặc đồ uống;

• Dư lượng của thuốc thú y hoặc thuốc trừ sau trong thực phẩm hoặc đồ uống dược phẩm

• Chứng nhận: an tồn thực phẩm, sức khoẻ động vật hoặc thực vật;

• Phương pháp chế biến với hàm ý an tồn thực phẩm;

• Yêu cầu về ghi nhãn liên quan trực tiếp đến an tồn thực phẩm;

• Kiểm dịch động/thực vật;

• Tun bố khu vực khơng nhiễm bệnh hoặc lồi gây hại;

• Ngăn ngừa bệnh hoặc các loài gây hại lan rộng toàn quốc gia;

Ví dụ 1: Các quy định về thuốc sâu

Quy định liên quan đến chất lượng, công năng của sản phẩm hoặc những rủi ro về sức khoẻ có thể xảy ra với người sử dụng: Biện pháp TBT.

Quy định về lượng thuốc sâu trong thực phẩm hoặc trong thức ăn gia súc nhằm bảo vệ sức khoẻ con người hoặc động vật: Biện pháp SPS.

Ví dụ 2: Các quy định về bao bì sản phẩm

Quy định về kích thước, kiểu chữ in, các loại thông tin về thành phần, loại hàng trên bao bì: Biện pháp TBT.

Quy định về hun khử trùng hoặc các biện pháp xử lý khác đối với bao bì sản phẩm (tẩy uế nhằm tránh lây lan dịch bệnh): Biện pháp SPS.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA HOA KỲ

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học cho việt nam (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)