Thách thức đối với một số mặt hàng cụ thể

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học cho việt nam (Trang 57 - 84)

2.2. Các thách thức đối với hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ

2.2.2. Thách thức đối với một số mặt hàng cụ thể

2.2.2.1. Mặt hàng thủy sản

Theo cơ quan Quản lý khí quyển và Đại dương quốc gia (National Oceanic and Atmospheric Administration - NOAA), Hoa Kỳ nhập khẩu hơn 90% tổng lượng thủy sản tiêu dùng, trong đó ít nhất ½ là thủy sản nuôi. Con số này tiếp tục tăng lên để phục vụ người tiêu dùng nội địa do ngành thủy sản trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 5,7% nhu cầu.

Khoảng 84% thủy sản nhập khẩu là thủy sản tươi sống hoặc đơng lạnh. Trong đó, tơm chiếm khoảng 33%, là lồi được nhập khẩu nhiều nhất, tiếp theo là philê cá nước ngọt, cá hồi, cá ngừ, cá đáy (cá tuyết, cá tuyết chấm đen), cua và thịt cua, mực và tôm hùm.

Sản phẩm thủy sản đóng hộp chiếm khoảng 12% tổng thủy sản nhập khẩu. Cá ngừ đóng hộp chiếm khoảng 50% tổng lượng sản phẩm thủy sản đóng hộp nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ là thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, vì vậy xu hướng là ngày càng có nhiều nước tham gia xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ. Hiện nay có đến hơn 40 nước xuất khẩu tơm sang Hoa Kỳ thay vì vài nước như trước đây. Xuất hiện nhiều nhà xuất khẩu mới xuất khẩu cá vào Hoa Kỳ như Ecuado, Peru, Srilanka,… Các nước đứng đầu xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ trong năm 2017 là Trung Quốc, Canada, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Chile. Sáu nước này chiếm 2/3 tổng lượng thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Chính vì ngày càng có nhiều nguồn cung nước ngồi vào thị trường thủy sản nội địa nên chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm thắt chặt quản lý chất lượng thủy sản nhập khẩu. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng với thủy sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ được chia thành 3 nhóm chính: Các quy định về an tồn vệ sinh dịch tễ; các biện pháp đối với người tiêu dùng (bao gồm nhãn mác, đóng gói, thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất) và các biện pháp

thương mại được thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thương mại, bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường.

Các quy định về an toàn vệ sinh dịch tễ

Cụ thể, thị trường Hoa Kỳ quy định rất chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để được phép đưa hàng thủy sản vào Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải gửi kế hoạch chương trình HACCP cho Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA). Nếu FDA kết luận là đạt yêu cầu thì doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ. FDA sẽ kiểm tra từng lô hàng nhập khẩu, nếu phát hiện lô hàng không đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm thì sẽ bị từ chối nhập khẩu, bị trả về nước hoặc tiêu hủy tại chỗ, mọi chi phí phát sinh do doanh nghiệp chịu, ngồi ra tên doanh nghiệp được đưa vào mục “Cảnh báo nhanh” trên internet. Nếu 5 lô hàng tiếp theo của doanh nghiệp bị giữ lại ở cảng nhập khẩu để kiểm tra theo chế độ tự động đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, doanh nghiệp làm đơn đề nghị thì sẽ được FDA xóa tên khỏi mục cảnh báo nhanh. Tất cả sản phẩm khi nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận quốc tế ISO 9002 và HACCP.

Hàng thủy sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng phải tuân thủ mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép về hóa chất trong thủy sản. FDA cho biết thông thường ở nhiều nước khác nhau trong nuôi trồng thuỷ sản trừ những loại kháng sinh bị cấm, các loại kháng sinh khác đều được phép sử dụng. Ngược lại, ở Hoa Kỳ trừ những loại kháng sinh được phép sử dụng, tất cả các loại kháng sinh khác đều bị cấm. Ở Hoa Kỳ hiện nay chỉ có 6 loại kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. FDA cịn chỉ rõ các loại kháng sinh đó do cơng ty dược phẩm nào cung cấp và quy định cụ thể đối tượng, điều kiện và cách thức sử dụng từng loại. Sáu loại kháng sinh đó là: Chorionic gonadotropin, formalin solution, tricaine methanesulfonate, oxytetracyline, sulfamerazine và hỗn hợp sulfadimethoxine/ormetoprim. FDA cịn có một danh mục 18 thứ khác khơng phải kháng sinh hiện đang được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản. Danh mục này gồm: axit axetic, calcium chloride, calium oxide, carbon dioxide gas, fuller’s earth, tỏi (cả củ), hydrogen peroxide, nước đá, magnesium sulfate, hành (cả củ), papain, potassium chloride, povidoneiodine, sodium bicarbonate, sodium sulfite, thiamine hydrochloride, axit urea và tannic.

Ngồi ra Hoa Kỳ cịn quy định 11 loại chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản: Chloramphenicol, Clenbuterol, Diethylstilbestrol (DES), Dimetridazole,

Ipronidazole, Nitroimidazoles, Furazolidone, Nitrofurazone, Sulfonamide, Fluoroquinolone, Glycopeptides.

Các biện pháp đối với người tiêu dùng

Luật pháp Hoa Kỳ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục Hải quan Hoa Kỳ. Đạo luật về nhãn hiệu năm 1946 cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái theo những thương hiệu đã được đăng ký tại Hoa Kỳ, hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền đều bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Về nhãn mác cho sản phẩm thủy sản, phải ghi đúng tên chủng loại thường dùng ở Hoa Kỳ.

Kể từ 1/1/2006, Hoa Kỳ đưa ra quy định mới về ghi nhãn sản phẩm: bất kỳ sản phẩm nào có chứa các thành phần trong đó có protein trong cá và thuỷ sản có vỏ sẽ phải được ghi nhãn rõ bằng tiếng Anh tên của các nguồn gây dị ứng được ghi đằng sau dịng chữ “contains” (có chứa) và đặt sau hoặc liền kề danh mục các thành phần thực phẩm. Ví dụ như, nếu sản phẩm đó có sử dụng protein xuất xứ từ cá, thì nguồn protein như cá da trơn phải được ghi trên nhãn. Ảnh hưởng của biện pháp này thật sự không nhỏ. Các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngồi phải đăng ký lại nhãn hiệu (chi phí khoảng 450 USD) cũng như thay đổi tồn bộ bao bì, nhãn mác,… rất tốn kém.

Sơ đồ 2.1. Phân loại Catfish theo Ngư học

Catfish: trê, nheo, tra, basa, bông lau, cá lăng

Bộ cá nheo Siluriformers

Họ cá nheo Mỹ Họ cá da trơn châu Á

Ictaluridae Pangasiidae

Giống cá tra, cá ba sa Việt Nam – giống Pangasius

Nguồn: Sơ đồ hóa từ nội dung (dịng 4 đến dòng 12) http://vietnamembassy-

usa.org/vi/tin-tuc/2001/11/chien-dich-catfish-chong-ca-tra-va-basa-viet-nam

(ngày truy cập: 31/12/2018)

Catfish vốn là tên chung của tất cả các loài cá da trơn. Tuy nhiên, vào năm 2002, phía Hoa Kỳ đã yêu cầu phía Việt Nam khơng được sử dụng tên catfish ghi trên bao bì khi xuất khẩu vào thị trường này vì họ cho rằng tên gọi catfish chỉ được dùng cho loại cá nheo nuôi trồng trong nội địa Hoa Kỳ. Xét về mặt ngư học, catfish Việt Nam hay catfish Hoa Kỳ đều là catfish. Bộ Thủy sản Việt Nam đã tổ chức lấy mẫu và gửi mẫu xét nghiệm cá cho phịng thí nghiệm của FDA tại Washington. Trên cơ sở mẫu cá được cung cấp, FDA công nhận cá tra và cá basa Việt Nam vẫn có tên với đi “catfish”: cá tra được mang 1 trong 3 tên thương mại là swai, striped catfish, sutchi catfish còn cá basa được mang 1 trong 4 tên thương mại là basa, bocourti, basa catfish, bocourti catfish. Ngoài ra tên khoa học của cá tra được quy định là pagasius hypophthalmus, của cá basa là pagasius bocourti. Việc thay đổi

trong quy định ghi tên hàng hóa gây tốn thời gian và phát sinh nhiều chi phí thay đổi nhãn mác bao bì. Đồng thời việc thay đổi tên gọi sản phẩm còn ảnh hưởng đến lượng thủy sản tiêu thụ do người tiêu dùng chưa quen với cách gọi tên mới.

Các biện pháp thương mại

Hoa Kỳ cũng đưa ra nhiều quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi. Đây là quy định nhằm bảo vệ mơi trường có sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu nhằm buộc chính phủ các nước xuất khẩu thuỷ sản áp dụng những thơng lệ bảo vệ lồi cá heo, hải sản, chim rừng và các lồi động vật có nguy cơ tuyệt chủng khác. Luật bảo vệ động vật biển có vú 1972 của Hoa Kỳ quy định cấm nhập khẩu động vật biển có vú và sản phẩm của lồi này, trừ khi phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Luật thực thi lệnh cấm đánh bắt ngoài khơi xa bằng lưới quét được ban hành năm 1992 của Hoa Kỳ nhằm hỗ trợ cho việc thực thi trên phạm vi quốc tế Nghị quyết của Liên Hợp quốc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét với quy mơ lớn ngồi khơi sau ngày 31/12/1992. Ngồi ra, Hoa Kỳ cịn đã cấm nhập khẩu tôm từ các khu vực trên thế giới nếu việc đánh bắt gây nguy hiểm đối với loài rùa biển trừ khi nước đánh bắt được chứng nhận đã yêu cầu tàu thuyền sử dụng các thiết bị xua đuổi rùa biển.

Ngày 4/2/2014 vừa qua Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Luật Nông trại 2008 với ngân sách trợ cấp cho các nông trại lên đến gần 1.000 tỷ USD. Trong dự luật này có điều khoản chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm sang Bộ Nông nghiệp (United State Department of Agriculture - USDA). Ðây được coi là hàng rào thương mại nhằm bảo vệ lợi ích người ni cá da trơn của Hoa Kỳ nhưng gây khó cho cá tra, cá ba sa xuất khẩu của nước ngoài bởi khi USDA tiếp quản chức năng này thì cơ quan này sẽ áp dụng những tiêu chuẩn gắt gao hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu tương đương như áp dụng cho các sản phẩm cá da trơn nội địa.

Hơn nữa, đối với ngành cá tra, Hoa Kỳ đang áp dụng chương trình thanh tra đổi với mặt hàng này kể từ đầu tháng 9/2017. Chương trình này đặt ra những yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt, vượt q những chuẩn mực về kiểm sốt an tồn thực phẩm mà thị trường toàn cầu áp dụng. Và đây sẽ là rào cản phi thuế quan có ảnh hưởng lớn đến sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ngoài sang Hoa Kỳ .

Kể từ ngày 1/1/2018, Hoa Kỳ triển khai Chương trình giám sát việc khai thác và nhập khẩu (SIMP) đối với 13 loài thủy hải sản nhập khẩu vào nước này bao gồm cá hồng, hải sâm, cá mập, cá kiếm, cá ngừ, cá mú, cá nục, cua, tôm, bào ngư, hải sâm, cá tuyết nhập khẩu vào nước này (riêng bào ngư và tôm sẽ được áp dụng sau). Đây là các loài hải sản ưu tiên của SIMP nhằm chống lại các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp (IUU), không khai báo, không theo quy định và gian lận thương mại thủy sản. Khi đó, chương trình chủ yếu áp dụng đối với các đối tượng thủy hải sản đánh bắt, tơm và bào ngư nằm ngồi đối tượng giám sát.

Mới đây, mặt hàng tơm, bào ngư xuất khẩu vào Hoa Kỳ chính thức được đưa vào SIMP theo quy định cuối cùng được Cơ quan Quản lý khí quyển và Đại dương quốc gia (NOAA) cơng bố ngày 24/4/2018. Theo đó, từ sau ngày 31/12/2018, các nhà nhập khẩu phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của chương trình SIMP. Tơm nhập khẩu có thể liên quan đến hàng loạt các hoạt động phi pháp, bao gồm khai thác bất hợp pháp IUU; sử dụng các kháng sinh nguy hiểm, phạm pháp tại các trang trại nuôi ở nước ngồi; sử dụng lao động nơ lệ trên các tàu khai thác thủy sản quốc tế, các trại nuôi tôm và các nhà máy chế biến và trốn tránh các nỗ lực thực thi luật an toàn thực phẩm Hoa Kỳ của FDA. Chương trình SIMP sẽ mang lại thuận lợi lớn cho các nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ chống lại hoạt động đánh bắt thủy sản bất hợp pháp (IUU) và hàng loạt các hoạt động gian lận trong chuỗi cung ứng nhập khẩu tôm do các nhà nhập khẩu không trung thực, vi phạm các luật an toàn người tiêu dùng và thương mại Hoa Kỳ.

Nội dung chủ yếu của SIMP là đưa ra các yêu cầu đối với việc cấp phép, báo cáo và ghi chép số liệu cho việc nhập khẩu một số sản phẩm cá và hải sản nằm trong danh sách ưu tiên và được xác định là dễ bị ảnh hưởng bởi đánh bắt bất hợp pháp IUU hoặc gian lận hải sản. Chương trình SIMP chỉ áp dụng với các lô hàng hải sản từ nước ngồi nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Theo đó nhà nhập khẩu trong hồ sơ phải thường trú ở Hoa Kỳ và có giấy phép thương mại thủy sản quốc tế hiện hành. Ngồi ra, có hai loại thơng tin truy xuất nguồn gốc bắt buộc phải có. Đó là thơng tin thu hoạch và cập bờ phải được báo cáo qua hệ thống điện tử vào thời điểm nhập khẩu thông qua Hệ thống số liệu thương mại quốc tế. Đồng thời, hồ sơ lưu về chuỗi lưu giữ, các tài liệu theo dõi sản phẩm từ khi thu hoạch đến thời điểm được

đưa vào Hoa Kỳ phải được nhà nhập khẩu lưu giữ trong thời hạn 2 năm và cơ quan kiểm tốn có thể u cầu trình xuất. Những nội dung thơng tin trên doanh nghiệp phải khai báo trước khi thông quan. Trường hợp cung cấp đầy đủ thì sẽ được thơng quan, tuy nhiên khi hàng đã thông quan rồi nhưng NOAA nghi ngờ có gian lận thì sẽ tiến hành thanh kiểm tra và có chế tài xử phạt cụ thể các lơ hàng.

Điều này buộc các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản nước ngồi phải có sự chuẩn bị nguồn dữ liệu ngay từ bây giờ để đáp ứng các yêu cầu giám sát của nhà nhập khẩu. Một số quy định của SIMP khá chi tiết, thủ tục còn rườm rà buộc doanh nghiệp phải chuẩn bị thêm một đội ngũ để chuẩn bị hồ sơ, tốn thêm chi phí nhân cơng. Bên cạnh đó, với thời hạn chuẩn bị khơng nhiều, hàng hóa xuất đi dễ bị ách tắc trong giai đoạn đầu. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ những yêu cầu, quy định của chương trình giám sát này.

NOAA cho biết họ có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng cách gửi thông tin để NOAA xem xét giúp và sẽ cho doanh nghiệp biết nếu có bất kỳ thơng tin nào bị thiếu trong chuỗi cung ứng mà phía nhà nhập khẩu Hoa Kỳ yêu cầu truy xuất. Đại diện NOAA cho rằng, đối với những nước đang phát triển có nhiều doanh nghiệp sản xuất nhỏ lẻ thì nên để doanh nghiệp làm việc cụ thể với NOAA.

Bảng 2.1. 10 thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Hoa Kỳ tháng 3/2018 và 3 tháng đầu năm 2018

Đơn vị tính: tấn, %

Thị Tháng So với 3 tháng So với 3 Thị phần (%)

trường 3/2018 tháng đầu năm tháng 3 tháng 3 tháng

(tấn) 3/2017 2018 đầu năm đầu năm đầu năm

(%) (tấn) 2017 (%) 2017 2018 Tổng 45.979 12,5 155.132 16,3 100,0 100,0 Ấn Độ 14.950 29,9 48.456 34,2 27,1 31,2 Indonexia 10.908 19,4 34.310 18,4 21,7 22,1 Ecuado 6.243 8,7 19.756 17,5 12,6 12,7 Thái Lan 2.643 -42,9 11.305 -25,1 11,3 7,3 Trung Quốc 1.903 38,1 11.285 43,6 5,9 7,3 Việt Nam 3.191 -1,7 10.567 -1,3 8,0 6,8 Mexico 1.723 19,5 5.968 10,6 4,0 3,8 Guyana 958 14,2 2.601 -8,9 2,1 1,7 Ac-hen-ti- na 981 19,2 2.514 4,3 1,8 1,6 Peru 712 12,8 2.257 7,2 1,6 1,5 Nguồn: http://vneconomy.vn/tom-viet-gap-kho-vi-my-dua-vao-chuong-trinh-giam- sat-nhap-khau-20180601111739084.htm (ngày truy cập: 31/12/2018)

Theo số liệu thống kê từ Cục quản lý Nghề cá biển Hoa Kỳ (NMFS), tháng 3/2018, Hoa Kỳ nhập khẩu 45.979 tấn tôm, tăng 12,5% so với tháng 3/2017. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ đạt 155.132 tấn, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Ấn Độ là nguồn cung tôm lớn nhất cho Hoa Kỳ với 14.950 tấn trong tháng 3/2018, tăng 30% so với tháng 3/2017. Trong 3 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ từ Ấn Độ đạt 48.456 tấn, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2017.

Điều đáng nói là Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh nhập khẩu tôm từ Indonesia, Ecuado, Trung Quốc, Mexico... trong khi giảm nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam. Do đó, trong khi thị phần tơm của nhiều nước được cải thiện so với cùng kỳ năm trước, thì thị phần của Thái Lan và Việt Nam giảm.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học cho việt nam (Trang 57 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)