Tiêu chuẩn về an toàn lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học cho việt nam (Trang 48 - 51)

2.1. Các quy định của Hoa Kỳ về biện pháp kỹ thuật trong thương mạ

2.1.4. Tiêu chuẩn về an toàn lao động

Vấn đề an toàn lao động trong sản xuất được Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng, nhất là đối với hàng hóa nhập khẩu. Việc đáp ứng Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000 và Chương trình trách nhiệm sản xuất toàn cầu (Worldwide Responsible Accredited Production - WRAP) dần trở thành giấy thơng hành cần có của các doanh nghiệp nước ngồi muốn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ.

SA 8000 đưa ra các yêu cầu về quản trị trách nhiệm xã hội quy định khơng có lao động trẻ em dưới 15 tuổi, khơng có lao động cưỡng bức. SA 8000 được xây dựng nhằm tạo nên môi trường làm việc an tồn, lành mạnh, cơng bằng cho người lao động ở tất cả các ngành cơng nghiệp.

Trong khi đó, WRAP thường áp dụng cho ngành sản xuất may mặc với mục tiêu đảm bảo các sản phẩm may mặc được sản xuất trong điều kiện hợp pháp, đáp ứng đầy đủ nhân quyền. WRAP là minh chứng cho sự phù hợp của doanh nghiệp với các yêu cầu của Hiệp hội mua hàng Hoa Kỳ về trách nhiệm xã hội.

WRAP bao gồm 12 nguyên tắc được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế như sau:

- Tuân thủ luật pháp và các quy định nơi làm việc: Tổ chức phải tuân thủ pháp luật và các quy định trong tất cả các địa điểm mà họ tiến hành sản xuất và gia công.

- Cấm lao động cưỡng bức: Tổ chức không được sử dụng lao động không tự nguyện, bị ép buộc hoặc lao động bị buôn bán.

- Cấm lao động trẻ em: Tổ chức không được phép thuê bất cứ nhân viên nào ở độ tuổi dưới 14 hoặc dưới độ tuổi tối thiểu được thiết lập bởi pháp luật về lao động.

- Cấm quấy rối hoặc lạm dụng: Tổ chức phải cung cấp một môi trường làm việc trong đó cấm quấy rối đồng nghiệp hoặc lạm dụng, và miễn hình phạt dưới mọi hình thức .

- Bồi thường và phúc lợi: Tổ chức sẽ phải trả ít nhất tổng số bồi thường tối thiểu cần thiết của pháp luật địa phương, bao gồm tất cả tiền lương bắt buộc, phụ cấp và phúc lợi.

- Giờ làm việc: Giờ làm việc mỗi ngày, và ngày làm việc mỗi tuần, không vượt quá giới hạn của pháp luật quốc gia. Tổ chức phải đảm bảo ít nhất một ngày nghỉ trong 1 tuần trừ trường hợp cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất, gia công cấp bách.

- Cấm phân biệt đối xử: Chấm dứt lao động trên cơ sở khả năng thực hiện công việc chứ không phải trên cơ sở đặc điểm cá nhân hay tín ngưỡng.

- Sức khỏe và An tồn: Tổ chức phải cung cấp một mơi trường làm việc an toàn và lành mạnh.

- Tự do Hiệp hội và thương lượng tập thể: Tổ chức cần tôn trọng quyền của người lao động để họ có thể thực hiện các quyền hợp pháp như: tự do lập hội và thương lượng tập thể .

- Môi trường: Tổ chức phải thực hiện các quy định môi trường và tiêu chuẩn môi trường áp dụng trong tất cả các địa điểm hoạt động.

- Thực hiện đúng thủ tục thuế quan: Tổ chức phải tuân thủ pháp luật hải quan áp dụng và luật hải quan đặc biệt, phải thiết lập và duy trì các chương trình tuân thủ pháp luật hải quan liên quan đến sản phẩm.

- An ninh: Tổ chức phải duy trì các thủ tục an ninh để chống lại sự ra đời của hàng hóa khơng được biểu hiện thành các lơ hàng ra bên ngồi (ví dụ như ma túy, chất nổ sinh học nguy hiểm...).

Ngày nay, người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm khơng chỉ bới chất lượng, giá thành mà cịn bởi thái độ của doanh nghiệp đối với xã hội và với chính người lao động tại doanh nghiệp đó. Theo quy định của Hoa Kỳ, những hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng hình thức lao động cưỡng bức đều khơng được nhập khẩu vào thị trường này. Những yêu cầu khắt khe trên đã buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000 để có thể xâm nhập thị trường, đồng thời xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt người tiêu dùng tại thị trường mục tiêu.

Hiện tại Việt Nam đã phê chuẩn 5/8 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhưng vẫn chưa phê chuẩn 3 công ước về chống lao động cưỡng bức, quyền thương lượng tập thể và tự do liên kết, vốn là những thành tố quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ về tiêu chuẩn an toàn lao động . Trong xu hướng ngày càng nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, Việt Nam cần phê chuẩn những cơng ước lao động cốt lõi cịn lại để thúc đẩy hoạt động thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ.

Để làm được điều đó, Việt Nam sẽ phải sửa đổi một số luật như Lao động, Cơng đồn... nhằm lồng ghép các điều luật quốc tế vào trong luật nội địa một cách phù hợp.

Bên cạnh tiêu chuẩn SA 8000 và WRAP, nhãn mác về thương mại bình đẳng cũng được coi là một thước đo điều kiện sống và làm việc của công nhân, nhân viên trong quá trình sản xuất tại các quốc gia đang phát triển. Thơng thường, nhãn mác này tập trung vào q trình sản xuất mang yếu tố tự nhiên như nông nghiệp. Những nhãn mác này ra đời nhằm thiết lập những tiêu chuẩn tối thiểu về mơi trường an tồn lao động, khuyến khích tổ chức cơng đồn cho người lao động, đồng thời bảo vệ nhà sản xuất tại các quốc gia đang phát triển, thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm của họ tại thị trường các nước phát triển. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng nhãn mác về thương mại bình đẳng chưa nhiều nếu khơng muốn nói là hạn chế. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng về nhận thức đối với tiêu chuẩn SA 8000 cùng thái độ của các doanh nghiệp,

chắc chắn trong tương lai, việc sử dụng nhãn mác về thương mại bình đẳng sẽ phổ biến hơn nữa.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) thực trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong thương mại quốc tế của hoa kỳ và bài học cho việt nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)