Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển ngành cà phê của Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu cafe của việt nam sang thị trường trung đông nguyễn đức hoàng k46a1 (Trang 62 - 63)

I. Cơ sở, quan điểm và mục tiêu đề xuất giải pháp

1. Cơ sở của việc đề xuất giải pháp

1.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển ngành cà phê của Việt Nam

1.1.1. Phƣơng hƣớng

Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh của sản phẩm trên thị trƣờng xuất khẩu và nội địa; phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại hóa đồng bộ các khâu: sản xuất nông nghiệp – chế biến công nghiệp – giao dịch thƣơng mại. Đến năm 2020, toàn bộ sản phẩm cà phê Việt Nam đƣợc sản xuất – chế biến hợp chuẩn, hợp quy, giao dịch bình đẳng tại các sàn giao dịch trong nƣớc và nƣớc ngoài với giá bán ngang bằng hoặc cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng; giá trị gia tăng của sản phẩm do yếu tố chất lƣợng mang lại tăng từ 30 - 50% (tính theo giá cố định); hạn chế tối đa những thiệt hại đối với ngành cà phê do sự biến động bất lợi của thị trƣờng thế giới; góp phần ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập của ngƣời trồng cà phê, trong đó phần đơng là đồng bào các dân tộc thiểu số; nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế của cà phê Việt Nam trên trƣờng quốc tế; đóng góp đáng kể vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc [4].

1.1.2. Mục tiêu

Thứ nhất, tập trung nâng cao chất lƣợng và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm

cà phê mang thƣơng hiệu Việt Nam.

Thứ hai, tập trung mở rộng thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm cà phê ở trong

nƣớc và trên thế giới.

Thứ ba, kết nối chuỗi giá trị gia tăng của cà phê một cách bền vững nhất. [17]

1.1.3. Các giải pháp thực hiện

- Xây dựng chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hƣớng đến các thị trƣờng có giá trị gia tăng cao.

- Ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình canh tác bền vững.

- Tập trung nâng cao chất lƣợng, đa dạng hóa sản phẩm chế biến; xây dựng và khẳng định thƣơng hiệu cà phê Việt Nam trên trƣờng quốc tế.

- Xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với q trình giao dịch mua bán trong nƣớc và quốc tế.

- Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa ngƣời trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ.

- Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh. [4]

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu cafe của việt nam sang thị trường trung đông nguyễn đức hoàng k46a1 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)