Giải pháp liên kết các hộ nông dân trồng cà phê

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu cafe của việt nam sang thị trường trung đông nguyễn đức hoàng k46a1 (Trang 79 - 81)

I. Cơ sở, quan điểm và mục tiêu đề xuất giải pháp

3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cà phê của

3.1. Các giải pháp cải thiện chất lƣợng cà phê từ khâu canh tác, chế biến đến

3.1.1. Giải pháp liên kết các hộ nông dân trồng cà phê

Hiện nay, dù diện tích trồng cà phê trên cả nƣớc lớn nhƣng diện tích mỗi hộ canh tác rất nhỏ. Điều này đã hạn chế việc canh tác đúng kỹ thuật, giảm khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, làm chất lƣợng cà phê không ổn định và năng lực cạnh tranh của mặt hàng này khơng cao.

Vì vậy, liên kết các hộ nơng dân trồng cà phê thành lập nông trại cà phê là giải pháp hữu ích để tăng cƣờng khả năng về tài chính, nhân lực nhằm đảm bảo việc canh tác đúng kỹ thuật cho năng suất và chất lƣợng cao, ứng dụng các khoa học công nghệ mới nhất vào canh tác và chế biến cà phê.

3.1.1.1. Nội dung giải pháp

Việc liên kết các hộ nông dân trồng cà phê nhằm đảm bảo kỹ thuật canh tác và khả năng ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lƣợng, do đó, việc gieo trồng, chăm bón, tƣới tiêu và thu hoạch phải đƣợc tiến hành đồng bộ dựa trên quy hoạch cụ thể một vùng canh tác tại địa phƣơng. Vì vậy, đối với giải pháp liên kết các hộ nông dân này, trong giai đoạn 2011 – 2015, tác giả chỉ đề xuất ứng dụng trên phạm vi các vùng đất canh tác già cỗi, cần phải tiến hành tái canh để thuận tiện trong việc ứng dụng các giải pháp mới và đồng bộ trong canh tác. Nội dung giải pháp nhƣ sau:

Thứ nhất, liên kết các hộ nông dân canh tác cà phê trong một phạm vi địa lý

nhất định, có thể là trong một xã hoặc huyện để đảm bảo điều kiện về thổ nhƣỡng và khí hậu là giống nhau trên tồn vùng nơng trại sau khi thành lập. Các khu đất đƣợc chọn liên kết cần phải đạt các điều kiện sau về đất canh tác cà phê nhƣ sau: đất

phải có độ dốc từ 0 - 150 và phải dễ thoát nƣớc; tầng đất dày trên 100 cm; mực nƣớc ngầm sâu hơn 100 cm; độ pH đạt từ 4,5 - 6,0; và đặc biệt là không canh tác trên những thửa đất có cà phê bị bệnh vàng lá.

Thứ hai, tiến hành quy trình tái canh cây cà phê trên tồn bộ nơng trại theo

quyết định số 254/QĐ-TT-CCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn, trong đó đặc biệt chú ý đến việc trồng cây đai rừng và cây che bóng.

Thứ ba, hình thành đội ngũ nơng dân nơng trƣờng với trình độ, kiến thức và kỹ

năng canh tác đƣợc đào tạo bài bản, dựa trên kiến thức chuẩn về cây cà phê và canh tác cây cà phê. Đồng thời, hình thành đội ngũ nhà khoa học nông nghiệp chuyên sâu về cà phê cùng tham gia tại nông trƣờng. Các nhà khoa học này sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình canh tác cây cà phê; ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới trong canh tác, chế biến; hƣớng dẫn bà con nông dân các kỹ thuật canh tác cho năng suất và chất lƣợng cao; tiếp tục nghiên cứu để đề xuất tiếp tục các giải pháp nâng cao chất lƣợng cà phê tại nông trại dựa trên thực tiễn canh tác tại nông trại.

Thứ tư, sau khi liên kết về nguồn đất và nguồn nhân lực, cần tiếp tục liên kết

nơng dân về nguồn tài chính, kết hợp với sự hỗ trợ của cơ quan khuyến nông tại địa phƣơng tạo nên nguồn tài chính hoạt động của nơng trại. Nguồn tài chính này trong thời gian đầu đƣợc dùng vào các hoạt động chính sau:

- Đầu tƣ phân bón, giống cây;

- Đầu tƣ trang thiết bị để tiến hành phƣơng pháp chế biến ƣớt.

3.1.1.2. Điều kiện để giải pháp thành cơng

- Về phía hộ nơng dân

Thứ nhất, các hộ nông dân cần nhận thức đƣợc lợi ích của việc kết hợp các hộ

canh tác riêng lẻ tạo thành nông trại cà phê để nâng cao chất lƣợng cà phê và cũng là cải thiện điều kiện đời sống ngƣời dân về mặt lâu dài.

Thứ hai, hộ nơng dân cần tích cực phối hợp với các nhà khoa học trong việc áp

dụng đúng quy trình canh tác, ứng dụng các khoa học công nghệ mới vào trong canh tác và thu hoạch sản phẩm.

Thứ ba, hộ nông dân cần nghiêm túc thay đổi từ phƣơng pháp chế biến khô,

- Về phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần nghiên cứu các hình thức cùng tham gia vào quá trình hình thành nơng trại cà phê nhƣ hỗ trợ tài chính, hỗ trợ cơng nghệ… Việc tham gia này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung cà phê nguyên liệu và tăng chất lƣợng của cà phê.

- Về phía các Viện nghiên cứu nơng nghiệp

Thứ nhất, các nhà khoa học về nông nghiệp ở các viện cần tiến hành nghiên

cứu kỹ lƣỡng nguồn đất, nƣớc, khí hậu tại địa phƣơng áp dụng giải pháp, từ đó có những hƣớng dẫn cụ thể cho bà con nơng dân trong tồn bộ quá trình canh tác nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, các nhà khoa học cần chủ động tham gia trực tiếp vào quá trình canh

tác cùng với bà con nơng dân để kịp thời có những điều chỉnh hoặc định hƣớng về mặt khoa học trong canh tác cây cà phê cho tồn bộ nơng trại sao cho chất lƣợng cà phê sau thu hoạch là cao nhất.

- Về phía Ủy ban Nhân dân các tỉnh

Thứ nhất, cần tiến hành rà sốt tồn bộ các khu vực canh tác cây cà phê trên

địa bàn quản lý của mình. Từ đó đề xuất quy hoạch các vùng nông trại cà phê dựa trên các tiêu chuẩn về nguồn đất, nguồn nƣớc, khí hậu.

Thứ hai, tuyên truyền, giáo dục đến các hộ nơng dân về lợi ích của việc liên

kết các hộ trồng cà phê riêng lẻ. Bên cạnh đó, Ủy ban cũng cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ bà con nơng dân tham gia vào quá trình liên kết này.

Thứ ba, Ủy ban nhân dân đóng vai trị chủ đạo trong việc liên kết bà con nông

dân và các nhà khoa học trong canh tác kỹ thuật cao. Đồng thời, Ủy ban cũng cần thể hiện vai trị tích cực của mình trong việc liên kết doanh nghiệp với các hộ nông trại để nhận đƣợc sự hỗ trợ tài chính và cơng nghệ cần thiết.

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) xuất khẩu cafe của việt nam sang thị trường trung đông nguyễn đức hoàng k46a1 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)