1. Xem Thông tin công tác tư tưởng lý luận, số 3-2004, tr.4.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ GẮN BĨ MÁU
THỊT GIỮA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ NHÂN DÂN*
Trong di sản Bác Hồ để lại cho Đảng ta, dân tộc ta, cho thế hệ hôm nay và mai sau, có nhiều nội dung quan trọng, mang giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, trong đó có những luận điểm hết sức sâu sắc về Đảng cầm quyền, về Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân...
Nói về mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, Bác Hồ khẳng định: Đây là vấn đề cốt tử của cách mạng. Điều này được Bác Hồ phân tích cụ thể trong nhiều nội dung. Thông qua những nội dung cụ thể ấy chúng ta thấy rõ được bản chất, cội nguồn, sự cần thiết về việc giữ vững và tăng cường sự gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân trong đấu tranh cách mạng, khi giành chính quyền cũng như lúc giữ chính quyền, khi cịn kháng chiến gian khổ, ác liệt cũng như trong xây dựng hòa
bình, khi thuận lợi và cả lúc khó khăn...
Có nhiều cách tiếp cận và lý giải tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ máu thịt gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong đó có thể nêu lên những nội dung cơ bản sau đây:
Một là, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn là một thể thống nhất không thể tách rời trong bất kỳ hoàn cảnh nào và nhiệm vụ cách mạng ở giai đoạn nào. Bởi đây là một yêu cầu và nguyên tắc bảo đảm
sự thành công của cách mạng.
Để thực hiện được mối quan hệ mật thiết đó trước hết phải nhận thức rõ cơ sở của nó là xuất phát từ mục tiêu và sứ mệnh lịch sử của Đảng, Nhà nước ta. Đó là mưu cầu lợi ích cho nhân dân, phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của cách mạng và của nhân dân.
Đây là nội dung nổi bật, nhất quán, thể hiện ngay từ ngày thành lập Đảng, khi chưa có chính quyền, cũng như lúc Đảng đã cầm quyền, có Nhà nước làm cơng cụ thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chế độ mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất biện chứng của mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn được thể hiện rất đậm nét. Người đã nhiều lần viết: "... Lợi ích của dân tộc gồm có lợi ích của Đảng", "... Lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc". Người cũng luôn nhấn mạnh: "Đảng ta là một Đảng cách mạng, một Đảng vì dân, vì nước". "Chính phủ và Đảng chỉ mưu giải
phóng cho nhân dân, vì thế bất kỳ việc gì cũng vì lợi ích của nhân dân mà làm và chịu trách nhiệm trước nhân dân". Nêu lên mối quan hệ đó, khơng những Bác chỉ ra cho chúng ta cơ sở, tầm quan trọng của nó, mà Bác muốn chỉ ra cho mỗi cán bộ, đảng viên các cấp trong hệ thống chính trị phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, phải có đạo đức cách mạng trong sáng, gương mẫu trước quần chúng, gắn bó với nhân dân, vì lợi ích của Đảng, của nhân dân.
Hai là, tin dân, dựa vào dân là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cội nguồn của sức mạnh.
Hồ Chí Minh ln ln khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của nhân dân. Dân là người có trí tuệ, là lực lượng vĩ đại, có địa vị cao quý và có phẩm chất anh hùng. Có dân là có tất cả, mất lịng dân là mất tất cả. Người thường nhắc nhở và căn dặn cán bộ, đảng viên các cấp, các ngành, các địa phương: "chỉ đồn kết trong Đảng, cách mạng cũng khơng thành cơng được, cịn phải đồn kết nhân dân cả nước". "So với nhân dân thì đảng viên chỉ là tối thiểu". "Phải gắn mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng nghe ý kiến của dân chúng". Đó là nền tảng lực lượng của Đảng, Nhà nước ta, chế độ ta. Bác nói:
"Dễ trăm lần khơng dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong".
Trải qua các thời kỳ phấn đấu cách mạng trước đây cũng như hiện nay cho thấy, chỉ có tin dân, dựa vào dân,
liên hệ mật thiết với dân thì Đảng, Nhà nước mới có sức mạnh và cách mạng mới thắng lợi. Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta ngày nay đang đứng trước những cơ hội và những thuận lợi to lớn, nhưng đồng thời cũng đang gặp những thách thức khơng nhỏ, địi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, sức mạnh vĩ đại của nhân dân chỉ được phát huy khi có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Lực lượng của nhân dân là to lớn, sức mạnh của quần chúng là rất vĩ đại. Nhưng lực lượng và sức mạnh đó phải được tổ chức và tập hợp, trên cơ sở một đường lối cách mạng đúng đắn, đáp ứng lợi ích, nguyện vọng chính đáng, cơ bản của quần chúng và phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của lịch sử.
Trải qua mấy chục năm lãnh đạo, Đảng, Nhà nước ta thông qua đường lối đúng đắn, chính sách phù hợp, đội ngũ cán bộ tuyệt đại đa số gương mẫu, tận tụy với dân nên đã tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều đó thể hiện nguyên tắc "từ quần chúng, trở lại nơi quần chúng" thơng qua những hình thức và cơng đoạn:
- Đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân; tổ chức, lãnh đạo, hướng dẫn quần
chúng thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối đó. - Phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, bám sát phong trào, phát hiện, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm.
- Từ kinh nghiệm thực tiễn, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách rồi đưa trở lại cho quần chúng, nâng cao nhận thức và hành động thực tiễn của quần chúng...
Trước yêu cầu và nhiệm vụ mới của đất nước, trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mấy chục năm qua, thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ về mục tiêu, nhiệm vụ và những nội dung của mối quan hệ cốt tử đó, chúng ta tin tưởng rằng với sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhiệm vụ cách mạng do Đại hội X của Đảng đề ra nhất định sẽ giành được thắng lợi.