NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Một phần của tài liệu Góp phần nhỏ vào cuộc vận động lớn (những bài viết về học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh, xây dựng đảng) phần 1 (Trang 63 - 67)

Nhìn lại 5 năm qua, kể từ khi Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và Bộ Chính trị có Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân

chủ ở cơ sở, chúng ta có thể thấy rõ các địa phương trên phạm vi cả nước đã có sự chuyển biến đáng kể, trong nhận thức và hành động trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Đó là, khi nói thực hiện dân chủ chúng ta hiểu có nhiều kênh, trong đó kênh rất quan trọng là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân ngay từ địa bàn cơ sở, bởi ở đó là nơi sát dân, gần dân nhất. Dân chúng như Bác Hồ nói là lực lượng vĩ đại nhất, là những người thông minh, khôn khéo nhất. "Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi khơng ra". "Việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó khăn mấy cũng trở nên dễ dàng, làm được tốt". Do đó, thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn chính là góp phần quan trọng tạo ra tiền đề, cơ sở rất quan trọng, có ý nghĩa tới việc thực hiện thành công mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và nhiệm vụ ổn định, phát triển đất nước.

Theo số liệu của Bộ Nội vụ, năm 2004, nước ta có 10.543 đơn vị cơ sở, trong đó có 8.947 xã (có 4.200 xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa), 1.031 phường và 565 thị trấn, với tổng số cán bộ ở cơ sở khoảng 2 triệu người.

Với số lượng đơn vị cơ sở (xã, phường, thị trấn) như vậy trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ tạo ra động lực khơng những của cả hệ thống chính trị, do mở rộng được mối quan hệ với quần chúng, mà đồng thời

còn tạo ra động lực từ phía nhân dân, do gắn được môi trường dân chủ xã hội chủ nghĩa với thành quả của đổi mới, bảo đảm lợi ích chính đáng của mỗi người, của cộng đồng và xã hội.

Thực tế cho thấy các phong trào quần chúng như: Xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng đời sống văn hóa, đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng ở nơng thơn, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi, xã hội hóa giáo dục... đã diễn ra ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước mang lại kết quả thiết thực.

Mặt khác, thông qua thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố, kiện toàn một bước. Nhân dân đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tối đa vai trị của mình trong việc xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đồn thể quần chúng như: phụ nữ, thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội khác. Đội ngũ cán bộ ở cơ sở cũng đã có những bước trưởng thành mới, có sự chuyển biến cụ thể trong phong cách lãnh đạo, quản lý như: gần dân, sát dân, tơn trọng và hiểu dân hơn. Nhờ đó, đã hạn chế được phần nào những biểu hiện tiêu cực, thối hóa, tham ơ, tham nhũng, quan liêu, hách dịch trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Từ đó đã bước đầu tạo được lòng tin của quần chúng đối với tổ chức đảng, chính quyền ở cơ sở, hạn chế được hiện tượng khiếu kiện vượt cấp, đông người và kéo dài diễn ra ở một số địa phương như trước đây.

Ở Hà Nội, khi tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế dân chủ theo Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị cho thấy đã có sự chuyển biến tích cực tới nhiều mặt của nhân dân và Thủ đơ, tạo ra bầu khơng khí dân chủ, cởi mở trong xã hội, thực hiện tốt hơn quyền lợi và nghĩa vụ cơng dân. Đồng chí Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội cho biết: Trên cơ sở Chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị, các cấp, các ngành đã phát động được phong trào của quần chúng, dựa vào trí tuệ của cả hệ thống chính trị và trí tuệ của nhân dân đã xây dựng được hệ thống văn bản các quy chế, quy ước trong các khối xã, phường, thị trấn, khối cơ quan doanh nghiệp, khối sự nghiệp. Chính các quy chế, quy ước này đã tạo điều kiện đưa tư tưởng dân chủ của Đảng và Bác Hồ thấm sâu vào đời sống của quần chúng ở cơ sở.

Theo Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Hà Nội cho biết: Qua 5 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn Thủ đô, Quy chế đã thực sự đi vào cuộc sống, được quần chúng nhân dân các cơ sở xã, phường, thị trấn tích cực hưởng ứng, triển khai có kết quả. Thành phố Hà Nội có 228 xã, phường, thị trấn1. Đến đầu năm 2002 đã có 100% đơn vị cơ sở của thành phố hồn thành cơng tác xây dựng quy chế, quy ước. Trong đó, kết quả rõ nhất là quận Hai Bà Trưng và huyện Gia Lâm.

Ở quận Hai Bà Trưng, nhờ thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở mà nhân dân trong các phường của quận đã đóng góp gần 5 tỷ đồng xây dựng 135 cơng trình đường ngõ, thốt nước, thu hồi gần 10 nghìn mét vng đất sử dụng sai mục đích, thực hiện tốt việc giải phóng mặt bằng cho 32 dự án... ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm. Qua việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nên khơng khí dân chủ trong Đảng, trong nhân dân cởi mở hơn. Nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và giám sát có kết quả các cơng trình xây dựng trên địa bàn; đồng thời, cịn đóng góp gần 4 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, 30 triệu đồng cho quỹ khuyến học và 130 triệu đồng cho các quỹ khác, góp phần giảm hộ nghèo trong xã xuống còn 1,4%, đưa số hộ khá, giàu lên 74%.

Một phần của tài liệu Góp phần nhỏ vào cuộc vận động lớn (những bài viết về học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh, xây dựng đảng) phần 1 (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)