III- CÁC GIẢI PHÁP THỜI GIAN TỚ
2. Xác định rõ các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế
phần kinh tế, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế đóng góp có hiệu quả vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh
Đây là một quan điểm quan trọng có tính ngun tắc, đồng thời có tính chiến lược trong tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế.
Chúng ta biết rằng mục đích của cách mạng là giải phóng dân tộc, xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, xóa bỏ các hình thức sở hữu phi xã hội chủ nghĩa, xây dựng hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa, đem lại đời sống vật chất, tinh thần ngày càng đầy đủ, phong phú cho nhân dân lao động. Muốn vậy, phải quan tâm xây dựng và xác lập cho được chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo. Đây là bản chất của chế độ ta, của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là tư tưởng xây dựng
nền kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ln được Người quan tâm, khẳng định. Nhưng khơng phải vì thế mà làm cản trở hoặc thiếu quan tâm, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác (trừ kinh tế tư bản chủ nghĩa) phát triển.
Qua nghiên cứu các tài liệu của Người để lại, ngay từ năm 1953, khi đang tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, Người đã đề cập tới các thành phần kinh tế cụ thể ở Việt Nam. Đến năm 1959, chúng ta thấy Người lại tiếp tục chỉ ra các thành phần kinh tế khác nhau ở Việt Nam cùng song song tồn tại, phát triển như kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước.
Như vậy, trong tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế đều được tạo điều kiện phát triển và đều được sự quan tâm của Nhà nước, phải được đối xử bình đẳng. Chính điều này sẽ tạo ra động lực to lớn cho sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Mặc dù điều đó đã được Hồ Chí Minh chỉ ra từ rất sớm, nhưng có thời kỳ, chúng ta chưa nhận thức đầy đủ và chưa làm đúng. Do đó, chưa tạo được sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của nền kinh tế. Một số thành phần kinh tế chưa được chú ý, chưa có sự quan tâm đúng mức. Do đó, hạn chế sự phát triển cũng như sự đóng góp đối với đất nước. Thậm chí có lúc, ta coi kinh tế tư nhân ngoài hợp tác xã là
phi xã hội chủ nghĩa. Với đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, Đảng ta đã chỉ ra cơ cấu kinh tế Việt Nam gồm sáu thành phần: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Đảng ta cịn khẳng định các thành phần kinh tế đều bình đẳng, được tạo điều kiện ổn định và phát triển lâu dài. Điều này, chính là chúng ta đã trở lại đúng với luận điểm có tính ngun tắc về phát triển kinh tế trong tư tưởng kinh tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó, góp phần bảo đảm sự ổn định, phát triển và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam những năm vừa qua, cũng như những năm tiếp theo; bởi đó là những luận điểm đúng đắn, khoa học, khai thác được một cách triệt để các nguồn lực của xã hội.