Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do cây cối gây ra

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 45 - 64)

1.4.1 Xác định theo các quyền đối với cây cối gây thiệt hại * Trách nhiệm của chủ sở hữu

Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu là người có quyền chiếm hữu, sử

dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của mình. Điều 165 BLDS năm 200538 quy định

nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu, theo đó “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành

vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng khơng được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Khi có thiệt hại do cây cối gây ra, thì chủ thể mà được xem xét đến trước

tiên là nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc tơn trọng và bảo vệ lợi ích chung, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Bởi, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là 01 loại trách nhiệm pháp lý được đặt trên cơ sở trách nhiệm quản lý của

38 Tương ứng Điều 160 BLDS năm 2015.

chủ sở hữu cây cối, phải trơng coi, chăm sóc cẩn thận khơng được để gây ra các thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường trước hết được đặt ra cho chủ sở hữu, trừ trường hợp chủ sở hữu chứng minh được trách nhiệm thuộc về người khác hoặc do sự kiện bất khả kháng.

Có quan điểm cho rằng chỉ những cây cối do người đó trồng ra mới được xem là thuộc quyền sở hữu của người trồng. Vì cây cối cũng được xem là tài sản, mà tài sản chỉ được hình thành từ quá trình lao động của con người. Do đó, trường hợp cây cối tự mọc gây thiệt hại thì người chủ sử dụng đất khơng có trách nhiệm bồi thường. Theo quan điểm của người viết lập luận nêu trên không đúng với quy định của pháp luật dân sự. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 2 Điều 265 BLDS năm 2005 thì “Người

có quyền sử dụng đất được sử dụng khơng gian và lịng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất..”. Như vậy, chủ sử dụng đất có quyền sở hữu bề

mặt trong phạm vi diện tích đất của mình. Tất cả các cây cối dù khơng phải do chủ sử dụng đất trồng nhưng về nguyên tắc vẫn thuộc quyền sở hữu của họ. Mặt khác, cây cối tự mọc được xem là hoa lợi trên đất nên thuộc quyền sở hữu của chủ sử dụng đất.

Như vậy, khi thiệt hại do cây cối gây ra mà xác định được chủ sở hữu tài sản và người này đang trực tiếp chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản của mình thì chủ sở hữu phải bồi thường. Tuy nhiên, việc trực tiếp chiếm hữu, quản lý, sử dụng không đồng nghĩa với việc họ phải có mặt khi cây cối gây thiệt hại. Chỉ cần xác định họ là người chủ sở hữu cây cối mà khơng có bất kỳ một giao dịch nào về việc chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng thì cho dù họ đi đâu đi nữa (có thể đi khỏi địa phương trong thời gian dài mà không giao ai quản lý đất đai cũng như cây cối) thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Họ bị coi là có lỗi khi đã khơng thực hiện tốt nghĩa vụ trông coi, quản lý cây cối, để cây cối của mình gây thiệt hại cho người khác.

* Trách nhiệm của người được chủ sở hữu chuyển giao quyền chiếm hữu, quản lý.

Điều 626 BLDS 2005 quy định: “Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây

cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng”. Theo quy định này thì chỉ có một chủ thể

duy nhất phải chịu trách nhiệm bồi thường là chủ sở hữu nếu để cây cối gây thiệt hại cho người khác. Theo người viết thì quy định này chỉ đúng trong trường hợp chủ sở hữu đồng thời là người chịu trách nhiệm quản lý, trông coi cây cối thực hiện các

quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Nếu chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng cây cối cho một chủ thể khác thì hậu quả pháp lý được xác định như thế nào? Đây là một câu hỏi mà điều luật chưa giải quyết được.

Theo quy định của pháp luật dân sự thì quyền chiếm hữu, quyền sử dụng ln có các hình thức thể hiện khác nhau: Chủ sở hữu có thể trực tiếp chiếm hữu, sử dụng để khai thác công dụng của cây cối; chủ sở hữu cũng có thể chuyển giao quyền chiếm hữu thực tế cho người khác và cho phép người này được sử dụng, quản lý cây cối của mình như: ủy quyền quản lý, chuyển giao theo nghĩa vụ lao động...). Như vậy, theo nguyên tắc người nào có lỗi trong việc để xảy ra việc cây cối gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Những trường hợp này thì chủ sở hữu cây cối khơng có lỗi vì họ đã chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng cây cối cho cá nhân, tổ chức khác. Do đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải thuộc về người chiếm hữu, sử dụng cây cối.

Chủ sở hữu cây cối có thể chuyển giao quyền chiếm hữu, quản lý cây cối thông qua hai hình thức sau:

- Chủ sở hữu cây cối chuyển giao cây cối của mình cho người khác quản lý, với danh nghĩa chủ thể độc lập có quyền khai thác, quản lý nghiệp vụ đối với cây

cối39. Trong trường hợp này, người được chuyển giao quyền chiếm hữu, quyền sử

dụng cây cối là các cơ quan, tổ chức, cá nhân - những chủ thể có nhiệm vụ quản lý cây cối theo chức trách, nhiệm vụ được giao. Trường hợp này chủ yếu là quan hệ giữa chủ sở hữu tài sản là nhà nước.

Ví dụ: Trên các con đường của Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều hàng cây

xanh cổ thụ, có những cành cây to gẫy nhánh hoặc đổ cả cây xuống lòng đường đột ngột gây thiệt hại cho người đi đường, vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường? Chủ sở hữu của những hàng cây này là Nhà nước hay cơ quan chịu trách nhiệm trông coi quản lý là Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh thành phố Hồ Chí Minh. Tất nhiên là người bị thiệt hại sẽ kiện địi Cơng ty và Cơng ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với tư cách là người quản lý, trông coi chứ không phải là Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu.

- Chủ sở hữu chuyển giao cây cối cho người khác chiếm hữu, sử dụng theo một giao dịch dân sự.

39 Quyền quản lý nghiệp vụ được đề cập ở đây giống như việc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước… được Nhà nước lập ra hoặc đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước, nên đơn vị, doanh nghiệp đó được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.

Chủ sở hữu có thể chuyển giao quyền chiếm hữu và sử dụng cây cối cho chủ thể khác thơng qua hợp đồng: cho th, th khốn, cầm cố... cây cối hoặc vườn cây lâu năm. Đây là những hợp đồng dân sự được xác lập trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận, vì vậy sự cam kết thỏa thuận được coi như pháp luật đối với các bên. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra trước tiên căn cứ vào sự thỏa thuận đó. Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận ai phải chịu trách nhiệm bồi thường thì áp dụng nguyên tắc chung của pháp luật. Bên thuê, thuê khoán, nhận cầm cố cây cối là những người chiếm hữu, sử dụng cây cối có căn cứ pháp luật. Vì vậy họ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, trong đó có nghĩa vụ trơng coi, quản lý cây cối, khơng để cây cối mình quản lý gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp cây cối gây thiệt hại khi đang thuộc quyền chiếm hữu, và sử dụng, khai thác của họ, họ bị coi là có lỗi trong việc quản lý, sử dụng và khai thác nên phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Ví dụ: Ơng A có một trang trại trồng rất nhiều cây ăn quả (xồi), ơng A thuê

ông B thuê khốn. Do thiếu quan tâm chăm sóc nên một cây to bị mục gốc bất ngờ bị đổ, gây thiệt hại cho một số người vào cắt cỏ trong vườn. Vậy ai phải bồi thường? Nếu ơng A và B có thoả thuận về vấn đề này thì sẽ sự thoả thuận đó sẽ được áp dụng. Cịn nếu khơng có sự thoả thuận cụ thể thì sao? Có 2 quan điểm trong trường hợp này:

+ Quan điểm thứ nhất cho rằng mặc dù B là người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, khai thác cây cối nhưng A mới là chủ sở hữu là ông A nên A phải bồi thường. Theo đó, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm khi cây cối của mình gây thiệt hại cho người khác dù chủ sở hữu có trực tiếp quản lý hay khơng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo quan điểm này thì cây của ai gây ra thiệt hại người đó phải bồi thường, tức là ơng A chủ trang trại phải có trách nhiệm bồi thường.

+ Quan điểm thứ hai cho rằng, trong trường hợp này ông B phải bồi thường. Bởi vì, cây đổ gây thiệt hại cho người khác là hoàn toàn thuộc lỗi của B, và chỉ người nào có lỗi trong việc trong việc trơng coi, quản lý cây cối mới phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Người viết hoàn toàn ủng hộ quan điểm thứ hai dựa trên 2 lý do: Một, đó là việc trơng coi cây cối hay chính là việc “quản lý vật chất” đã được chuyển từ chủ sở hữu cây cối sang một chủ thể khác (là người được th khốn); Hai, đó là người chiếm hữu, sử dụng, khai thác hưởng lợi từ cây cối có nghĩa vụ phải quản lý cây cối thận trọng, giống như người chủ tốt. Nếu người này không quản lý cây cối cẩn thận,

họ bị suy đốn là đã có lỗi để cây cối gây thiệt hại cho người xung quanh, khơng kịp thời phát hiện ra tình trạng nguy hiểm để có những biện pháp khắc phục phù hợp nên họ là người chịu trách nhiệm bồi thường.

Bên cạnh đó, nếu chủ sở hữu cây cối giao cây cối, vườn cây lâu năm cho người khác quản lý, trông coi hộ, theo các hợp đồng lao động (thuê người giúp việc, làm thuê quản lý vườn), hợp đồng gửi giữ hoặc hợp đồng ủy quyền quản lý, thì trường hợp này người quản lý vườn chỉ có tư cách đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu cây cối nên khi cây cối gây thiệt hại thì sẽ áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do người làm công hoặc quy định về bồi thường thiệt hại do người đại diện gây ra. Như vậy, chủ sở hữu vườn cây sẽ là người trách nhiệm bồi thường, cịn người làm cơng, người đại diện theo ủy quyền, người có nghĩa vụ trơng giữ theo hợp đồng nếu có lỗi thì sẽ bồi hoàn lại cho chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Trường hợp họ chứng minh mình khơng có lỗi thì khơng phải bồi hồn.

Ví dụ: A th B trơng coi vườn cây. B không trông coi cẩn thận nên để cây ngã làm hư nóc nhà C (hàng xóm). Trong trường hợp này A phải bồi thường thiệt

hại do người làm công gây ra (Điều 622 BLDS năm 200540). B có lỗi nên sẽ có

trách nhiệm bồi hồn lại cho A một phần thiệt hại theo quy định của pháp luật về lao động.

* Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp do người khác chiếm hữu, quản lý, sử dụng trái pháp luật.

Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật cây cối là các chủ thể đã thực hiện hành vi chiếm đoạt hoặc các hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật khác... cây cối ngồi ý chí của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp.

Theo quy định của BLDS, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản chỉ áp dụng trong trường hợp bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 623) và bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra (Điều 625). Có quan điểm cho rằng quy định này là phù hợp, bởi đây là những động sản dễ bị người khác chiếm hữu, sử dụng gây thiệt hại . Đối với cây cối, nhà cửa, cơng trình xây dựng là các bất động sản không di dời, dịch chuyển được nên luôn

thuộc sự quản lý của chủ sở hữu hoặc người có quyền quản lý41.

40 Tương ứng Điều 600 BLDS năm 2015.

41http://tcdcpl.moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/XayDungPha pLuat&ListId=&SiteId=&ItemID=14&OptionLogo=0&SiteRootID

Người viết không đồng ý với quan điểm nêu trên, bởi lẽ mặt dù BLDS chỉ quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản chỉ áp dụng trong trường hợp bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp cây cối bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.

Ví dụ: Nhà ơng A có một mảnh đất với rất nhiều cây cối, ơng A thiếu nợ B một

khoản tiền khơng có khả năng thanh tốn. Sau nhiều lần địi tiền khơng được B đã kêu người lại nhà ông A buộc phải ký vào tờ bán nhà đất và tiến hành cưỡng chế đuổi ông A ra khỏi phần đất của mình. Như vậy, việc chiếm hữu, sử dụng cây cối của B là trái pháp luật (Hành vi cưỡng đoạt tài sản là hành vi chiếm hữu trái pháp luật).

Hoặc trường hợp A và B có hai phần đất giáp ranh nhau đã có ranh giới, mốc giới cụ thể, tuy nhiên một ngày nọ A lấn qua đất của B một phần đất, trên phần đất này có một số cây cối. Trong quá trình A quản lý, sử dụng thì cây cối gây thiệt hại cho người khác. Theo người viết trường hợp này A đã chiếm hữu, sử dụng cây cối trái pháp luật.

Vấn đề đặt ra trong trường hợp cây cối bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường? Theo người viết, nếu chủ sở hữu cây cối hồn tồn khơng có lỗi trong việc để cây cối bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Chủ sở hữu cây cối được loại trừ khỏi trách nhiệm bồi thường nếu họ chứng minh được đã không biết việc cây cối nhưng đã bị người khác chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật hoặc chủ sở hữu hoàn toàn mất khả năng chiếm giữ, kiểm soát, quản lý, sử dụng cây cối do cây cối bị người khác cưỡng đoạt. Trong trường hợp này, cây cối hồn tồn nằm ngồi sự kiểm sốt, chi phối, quản lý của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Như vậy, trong hai tình huống nêu trên, người chịu trách nhiệm bồi thường là người đã chiếm hữu, sử dụng cây cối trái pháp luật.

Bên cạnh đó, trên thực tế có một số trường hợp từ chủ sở hữu cây cối chuyển sang người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Đây là các trường hợp pháp luật quy định bắt buộc chủ sở hữu phải chuyển giao cây cối cho người khác nhưng người này khơng thực hiện. Ví dụ: ơng A bị Ủy ban thu hồi đất để thực dự án vì mục đích cơng cộng, trên đất có nhiều cây cối. Ủy ban đã tiến hành bồi thường đầy đủ về đất cũng như cây cối, tuy nhiên A không thực hiện di dời, bàn giao lại mặt bằng cho đơn vị thi công. Trong quá trình này, cây cối trên phần đất này đã gây thiệt hại cho người

khác. Hoặc trường hợp, Bản án của Tòa án tuyên quyết định phần đất và cây cối trên đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của A. Khi bản án có hiệu nhưng B không tự nguyện thi hành án mà vẫn chiếm hữu, sử dụng phần đất này bao gồm cả cây cối. Trong quá trình chờ thi hành án thì cây cối này gây thiệt hại.... Trong những trường hợp này, chủ sở hữu cây cối bắt buộc phải chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác theo quy định của pháp luật nhưng họ không thực hiện, do vậy họ trực

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 45 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)