cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất, cơ chế thực hiện, giải quyết các vụ kiện, tranh chấp về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra chưa thực sự đem lại hiệu quả.
Tuy nhiên, một số bất cập trong BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra đã được khắc phục trong BLDS năm 2015 (có hiệu lực pháp luật ngày 01/01/2017).
2.1 Quy định về phạm vi tác động của cây cối gây thiệt hại chưa bao quát thực tế tế
Về cơ chế gây thiệt hại của cây cối như đã phân tích, theo quy định tại Điều 626 BLDS năm 2005 quy định: “Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối
đổ, gẫy gây ra…”. Như vậy, chủ sở hữu cây cối chỉ chịu trách nhiệm bồi thường khi
cây cối tự đổ (tức nguyên cây bị ngã xuống), gẫy (chỉ một phần thân cây, nhánh cây bị gẫy ngã xuống) dẫn đến thiệt hại cho người khác. Theo quan điểm của người viết, quy định này của BLDS năm 2005 là chưa đầy đủ, chưa phù hợp với thực tiễn giải quyết các tranh chấp về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.
Ví dụ: Vụ tranh chấp về bồi thường thiệt hại do trái dừa rụng giữa ông Tăng
Minh Đức với bà Đỗ Thị Minh, cùng ngụ tại ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An, TP Bến Tre. Theo nội dung đơn mà ông Đức gửi đến UBND xã Mỹ Thạnh An yêu cầu can thiệp thì khi xây dựng nhà, ơng Đức phát hiện cạnh ranh đất giữa ơng với bà
Minh có hai cây dừa của bà Minh cao hơn 10m, đang cho trái và có buồng dừa sắp khơ, bị đổ ngọn sang phần đất nhà ơng. Nếu có gió hoặc mưa bão thì dừa khơ sẽ rụng gây nguy hiểm cho nhân cơng xây dựng nhà ơng Đức và có thể gây hư hỏng mái nhà. Do đó, ơng Đức đã thơng báo, yêu cầu bà Minh đốn 02 cây dừa. Bà Minh ra điều kiện ông Đức phải đưa cho bà 3 triệu đồng mới đốn hai cây dừa này. Ông Đức khơng đồng ý vì cho rằng dừa của bà Minh đổ ngọn sang đất nhà ơng thì bà phải có trách nhiệm xử lý. Bà Minh cũng để nguyên hiện trạng hai cây dừa mà không thực hiện theo yêu cầu của ông Đức. Trong thời gian vừa qua trái dừa khô từ hai cây dừa này liên tục rụng xuống mái nhà làm hư hỏng tôn mái nhà, dẫn đến việc khi trời mưa thì nước mưa chảy vào nhà, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình ơng.
Thiệt hại do thay tôn mới của ông Đức là hơn 01 triệu đồng51.
Hoặc trường hợp khác như: ơng A có trồng rất nhiều cây hoa có bơng như hoa vải, đến khi hoa rụng sẽ bay phát tán ra môi trường xung quanh. Do A trồng rất nhiều loại cây này nên mỗi khi có gió thì hoa của cây này bay rất nhiều qua nhà B, làm cho việc kinh doanh ăn uống của gia đình nhà B bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Hoặc tình huống ơng A trồng cây sát tường rào nhà B, khi cây lớn lên bén rể ra xung quanh. Sau vài năm cây này phát triển, có rể lớn chèn vào bức tường làm nứt bức tường rào này của B v.v…
Vấn đề đặt ra là trong các trường hợp nêu trên thì bà Minh, ơng A có phải chịu trách nhiệm bồi thường cho ông Đức, ông B không? Theo người viết thì hầu hết mọi người đều thống nhất các trường hợp này bà Minh, ông A phải bồi thường, mặc dù quy định của pháp luật dân sự chỉ quy định bồi thường khi “cây cối đổ, gãy”.
Như vậy, ngoài cơ chế tác động gây thiệt hại của cây cối là do đổ gẫy thì còn nhiều trường hợp khác như: do trái rụng, trồng cây cạnh tường rễ cây nổi làm hư tường… bên cạnh đó, người viết cũng thống nhất với quan điểm của một tác giả cho
rằng cây cối cịn gây thiệt hại thơng qua việc phát tán mùi hoa, “…còn điều băn
khoăn liên quan đến mùi hương hay phấn hoa của cây cối gây ra thiệt hại. Những minh chứng thực tiễn trong thời gian qua cho thấy, mùi hương và phấn hoa là ngun nhân gây ra khơng ít thiệt hại về sức khỏe cho con người, như theo lương y Vũ Quốc Trung (thành viên Hội Đơng y Việt Nam) nói về hoa sữa: “Hoa có mùi nồng nặc, nếu hít phải nhiều dễ gây cảm giác chống váng, mệt mỏi, khó thở. Hoa
và quả của cây có nhiều lơng, có thể phát tán trong khơng khí, dễ gây dị ứng, viêm xoang và các bệnh về đường hơ hấp. Những người có cơ địa dễ bị dị ứng sẽ ngứa, nổi mụn nhiều hơn. Phấn hoa sữa dễ làm người già, trẻ nhỏ viêm mũi dị ứng, viêm phế quản. Những người có tiền sử hen suyễn, viêm xoang thì càng bị dai dẳng hơn”. Theo ý kiến tác giả, mùi hương, phấn hoa gây ra thiệt hại không thể áp dụng như trường hợp cây cối đổ, gẫy, rơi, rụng... gây ra thiệt hại. Vì chủ sở hữu, người chiếm hữu có thể loại bỏ nguy cơ gây thiệt hại đối với cây cối đổ, gẫy bằng cách chặt cây, cành, xén tỉa... Nhưng đối với trường hợp mùi hương của cây cối gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu khó có thể kiểm sốt được. Bởi vậy, tác giả kiến nghị, trong thời gian tới, Ban soạn thảo Dự thảo cần nghiên cứu thêm về vấn đề này”52.
Theo người viết thì bất kỳ một sự liệt kê nào các trường hợp gây thiệt hại của cây cối bao giờ cũng rơi vào tình trạng bỏ sót, khơng đầy đủ so với thực tế. Do vậy, thiết nghĩ pháp luật dân sự nên quy định theo hướng mọi sự tác động của cây cối dẫn đến thiệt hại cho người khác đều làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Hạn chế này trong BLDS năm 2005 đã được khắc phục trong BLDS năm 2015, tại Điều 606 quy định: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản
lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra”. Quy định trong BLDS mới đã bỏ
quy định cơ chế gây thiệt hại “đổ, gẫy” trong điều luật và đã quy định chung chỉ cần cây cối gây thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao cần phải có Nghị quyết hướng dẫn cụ thể thế nào là việc gây thiệt hại của cây cối như: Đổ, gẫy, trái rụng, hoa phát tán, mùi hương hoặc có các tác động khác gây thiệt hại.