Về xác định bồi thường thiệt hại về tinh thần

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 81 - 88)

Việc xác định tổn thất về tinh thần hiện nay thường khơng có cơ sở, các tịa án thường dựa vào thực tế sự việc để quyết định nên thường mỗi tòa đưa ra một hướng giải quyết khác nhau. Tổn thất tinh thần là khái niệm khá trừu tượng, vì vậy cần đưa ra cơ sở để xác định mức tổn thất tinh thần trong từng trường hợp cụ thể. Mặt khác, việc xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm còn bất cập. Theo quy định của BLDS 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì khoản chi phí mai táng

phí được liệt kê cụ thể và Tịa án khi xét xử có thể dựa vào đó để xác định. Tuy nhiên, nếu dựa vào các chi phí cụ thể do thân nhân bị hại đưa ra như tiền mua áo quan, hoa lễ, khăn xơ, ... thì cũng cần phải thấy rằng giá cả của các loại đồ tang lễ này trên thị trường sẽ khác nhau. Thêm nữa, việc xác định khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hiện cũng khơng có căn cứ cụ thể nên khi áp dụng pháp luật có sự khơng thống nhất. Thông thường, để đưa ra mức cấp dưỡng này, Tịa án thường dựa vào hồn cảnh kinh tế gia đình cũng như mức thu nhập bình quân để quyết định. Một số trường hợp, khi xét xử Hội đồng xét xử lại dựa vào mức lương tối thiểu để xác định mức cấp dưỡng, có trường hợp thì lại xác định mức cụ thể63.

Vì vậy, theo người viết Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần đưa ra cơ sở để xác định mức tổn thất tinh thần trong từng trường hợp cụ thể. Mặt khác, cũng cần phải xác định cụ thể mức tổi thiểu và mức tối đa của các khoản tiền liên quan đến chi phí mai táng trong trường hợp thiệt hại về tính mạng bị xâm hai gây ra, các chi phí cụ thể do thân nhân bị hại đưa ra như khoản tiền chi phi ma chay, mai táng .. hiện có giá chênh lệch trên thị trường.

Ngoài ra, để pháp luật được áp dụng thống nhất cần cụ thể hóa khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc đưa ra các căn cứ cụ thể để xác định khoản tiền bồi thường này.

Tóm lại, các quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra còn nhiều hạn chế, chưa quy định đầy đủ các cơ chế tác động gây thiệt hại của cây cối; việc xác định lỗi cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với lỗi của cơ quan quản lý cây xanh khi được Nhà nước giao quyền quản lý cây cối thuộc quyền sở hữu của Nhà nước; quy định về các trường hợp giảm, không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra cịn khá chung chung, gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tế; Việc xác định các trường hợp bất khả kháng chưa được quy định cụ thể, phần lớn mang tính chất suy luận; Việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường chỉ có chủ sở hữu là chưa đầy đủ… Nhìn chung, các hạn chế này đã được khắc phục một phần trong BLDS năm 2015. Tuy nhiên, việc xây dựng điều luật về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra trong BLDS năm 2015 vẫn chưa toàn diện, chưa rõ ràng. Từ việc phân tích các hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn xét xử các tranh chấp này tại Tòa án, người

63http://conglyviet.com/tin-tuc/825_1176/TRACH-NHIEM-DAN-SU-BOI-THUONG-NGOAI-HOP-DONG- NHUNG-BAT-CAP-GIAI-PHAP-HOAN-THIEN.htm.htm,

viết đưa ra từng kiến nghị đối với từng hạn chế. Trong đó, tập trung các kiến nghị ban hành văn bản hướng dẫn các quy định của pháp luật chưa rõ ràng như: thế nào là thiệt hại do cây cối gây ra, các cơ chế tác động gây thiệt hại của cây cối, hướng dẫn cách xác định lỗi, đặc biệt hướng dẫn cụ thể các trường hợp nào được xem là sự kiện bất khả kháng v.v… Bên cạnh đó, người viết cịn kiến nghị hoàn thiện các quy định của BLDS năm 2015 như: bổ sung trường hợp bồi thường khi có thỏa thuận trước khi cây cối gây thiệt hại; bổ sung trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác chiếm hữu, quản lý cây cối trái pháp luật; bổ sung chủ thể cộng đồng vào BLDS v.v…

KẾT LUẬN

Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra là một chế định quan trọng của chế định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Phân tích, làm rõ chế định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành giải quyết các tranh chấp dân sự về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra, cũng như góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại. Luận văn đã làm rõ các cơ sở lý luận về chế định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra; Các điều kiện, cơ sở pháp lý phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nguyên tắc bồi thường và chủ thể có trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự việc cây cối gây thiệt hại. Đồng thời, xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp cây cối gây thiệt hại thuộc quyền sở hữu của người chưa thành niên, người hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự, tài sản chung của vợ chồng v.v... Tương ứng với từng trường hợp người viết đã phân tích trách nhiệm bồi thường của các chủ thể.

Nhìn chung, các quy định của BLDS năm 2005 và một số văn bản hướng dẫn thi hành về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do cây cối nói riêng đã thực sự tạo được hành lang pháp lý khá vững chắc, phần nào tạo thuận lợi cho công tác giải quyết của Tịa án cũng như các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, song song với những mặt tích cực đó, trong q trình triển khai trên thực tiễn, việc thực hiện quyền khởi kiện cũng như quá trình giải quyết các vụ kiện liên quan đến bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra đã gặp khơng ít khó khăn, trở ngại, nảy sinh nhiều bất cập bởi nhiều quy phạm pháp luật chưa dự trù hết các tình huống trên thực tế, nhiều nội dung còn chưa hợp lý, chưa rõ ràng, cơ chế thực hiện, giải quyết các vụ kiện, tranh chấp về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra chưa thực sự đem lại hiệu quả.

Từ việc phân tích những hạn chế bất cập trong các quy phạm pháp luật cũng như thực trạng giải quyết tranh chấp tại Tòa án, trong việc áp dụng pháp luật, người viết đưa ra một số kiến nghị cụ thể. Theo quan điểm của người viết thì tất cả các kiến nghị đều quan trọng, phải được áp dụng một cách đồng bộ mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất trong việc hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra. Tuy nhiên, vấn đề hoàn thiện Điều 626 BLDS năm 2005 thực sự là vấn đề cấp thiết. Đây là cơ sở quan trọng trong việc hoàn thiện chế định bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Tác giả hy vọng rằng bằng sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đở nhiệt tình của Thầy hướng dẫn, luận văn sẽ là tài liệu bổ ích cho nhà làm luật, những người làm công tác thực tiễn và những ai quan tâm đến vấn đề bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 2013.

2. Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2017). 3. Bộ luật Dân sự năm 2005.

4. Bộ luật Lao động năm 2012.

5. Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014.

6. Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008. 7. Luật Thương mại năm 2005.

8. Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ.

9. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

10. Quyết định số 52/2013/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, về việc ban hành Danh mục cây cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Danh mục các tài liệu tham khảo

11. Bộ Tư pháp (1995), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Nhật Bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Kỳ Duyên (2012), Từ điển tiếng Việt, NXB Thanh Niên, Hà Nội.

13. Trương Quang Dũng (1995), Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan. Các

quyển I-VI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Trương Quang Dũng (2005), Bộ luật dân sự Pháp, NXB Tư Pháp, Hà Nội. 15. Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam. Bản án

và bình luận bản án, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

16. Đỗ Văn Đại (2014), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam: Tập 2.

Bản án và bình luận bản án, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

17. Khoa Luật dân sự (2009), Đề tài khoa học: Trách nhiệm dân sự do tài sản gây

thiệt hại, vấn đề lý luận và thực tiễn, Đại học luật Hà Nội.

18. Trần Thị Huệ (2012), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: từ quy

19. Hồng Thế Liên (2013), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Xuân Quang – Lê Nết – Nguyễn Hồ Bích (2007), Luật Dân sự Việt

Nam, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh.

21. Trần Ngọc Thành (2013), “Một số vấn đề về việc thực hiện nguyên tắc bồi thường trong chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Tịa án nhân

dân (Số 22).

22. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về

hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức, TP.Hồ Chí

Minh.

23. Nguyễn Minh Oanh (2009), “Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại”, Đề tài nghiên cứu khoa học, khoa Luật Dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội.

24. Nguyễn Tất Viễn (2006), Hỏi đáp pháp luật về bồi thường thiệt hại, NXB Lao Động, Hà Nội. C. Website 25. http://tapchiqptd.vn 26. http://www.24h.com.vn 27. http://www.vnbaolut.com 28. http://tuoitre.vn 29. http://nld.com.vn 30. http://baophapluat.vn 31. http://plo.vn 32. http://vnexpress.net 33. http://conglyviet.com 34. http://www.baomoi.com 35. http://anninhthudo.vn 36. http://tcdcpl.moj.gov.vn

D. Tài liệu tham khảo khác

37. Bản án dân sự sơ thẩm số: 03/2013/DSST ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Tòa án nhân dân huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ.

38. Bản án sơ thẩm số: 18/2014/DSST ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Tòa án nhân dân huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Một phần của tài liệu Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra theo pháp luật việt nam (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)