- Về mặt hao phí thời gian: Có thể sử dụng một trong 2 cơng thức tính
4.1.1. Định mức lao động đối với lao động quản lý
a, Khái niệm mức quản lý
Mức quản lý có thể hiểu nhiều cách khác nhau:
Mức quản lý là số lượng nhân viên, viên chức hoặc bộ phận mà một hoặc 1 vài người lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc, trưởng phân xưởng, phó phân xưởng trưởng đốc cơng) có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải lãnh đạo trong các điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định. Các mức quản lý được áp dụng để định mức lao động cho cán bộ lãnh đạo thuộc tất cả các cấp bắt đầu từ đốc công và cuối cùng là giám đốc doanh nghiệp (tổ chức). Sự khác nhau về nguyên tắc giữa các mức quản lý với các mức phục vụ là ở chỗ người mà lao động của họ được định mức là lãnh đạo các nhân viên khác chứ không phải phục vụ họ. (Theo PGS, TS Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình định mức lao động tập II trang 92, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.)
Nhiều nhà quản lý làm việc trong cùng một tổ chức. Tuy nhiên, những nhà quản lý này không làm việc ở cùng một vị trí. Họ làm việc và hoạt động ở những vị trí khác nhau. Hệ thống phân cấp của những vị trí này gọi là mức quản lý. Hiểu theo khía cạnh khác mức quản lý đề cập đến một đường phân chia giữa các vị trí khác nhau trong một tổ chức, số lượng các mức quản lý sẽ tăng lên khi quy mô của lực lượng lao động tăng lên và ngược lại.
Tóm lại: Mức quản lý là số người hay số bộ phận do một người hay một nhóm người lãnh đạo phụ trách với trình độ thành thạo và trình độ phức tạp tương ứng phù hợp với điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. (Theo Nguyễn Trọng Minh tại Vietnam Open Educational Resources (VOER) is supported by the Vietnam Foundation). Như vậy chúng ta nghiêng theo khái niệm của ông Minh.
b, Xác định và tính tốn lao động quản lý (Tql)
Lao động quản lý ở các tổ chức/ doanh nghiệp bao gồm: + Ban lãnh đạo/ Ban giám đốc
+ Lao động hành chính quản trị, lao động tiền lương, văn thư, đánh máy, trực điện thoại…
Mức quản lý ở ba cấp độ là mức quản lý cấp cao, mức quản lý cấp trung và mức quản lý cấp thấp.
Xác định hao phí lao động quản lý có thể tham khảo hướng dẫn tại Thơng tư 06/2005/TT-BLĐ-TBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Thông thường số lao động quản lý chiếm khoảng 10-15% lao động công nghệ và lao động phụ trợ xác định theo u cầu cơng việc. (Nguồn: Đồn Thế Lợi (2010), Sổ tay hướng dẫn định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác và bảo vệ cơng trình thủy lợi, NXB Nông nghiệp)
Sau khi xác định được định mức lao động chi tiết cho các công tác trên, lập bảng số lao động phục vụ, phụ trợ và lao động quản lý cho toàn tổ chức/doanh nghiệp. (Đã nghiên cứu ở chương 3.)
- Tính chi phí lao động quản lý cho một đơn vị sản phẩm (Tql) Thường chi phí lao động quản lý được tính dựa vào:
. Tổng chi phí lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh và lao động phụ trợ cho một đơn vị sản phẩm (Tkd); Tkd = Tnv + Tpt
. Tỷ trọng biên chế lao động làm công tác quản lý so với lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp và lao động phụ trợ (KQL)
Cơng thức tính tốn như sau:
Tql = Tkd x Kql (ngày - người/sản phẩm) Trong đó:
Tql: Chi phí lao động quản lý cho đơn vị sản phẩm.
Tkd: Tổng chi phí lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh và lao động phụ trợ cho một đơn vị sản phẩm
Tnv: Chi phí lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm
Kql: Tỷ trọng biên chế lao động làm công tác quản lý so với lao động trực tiếp sản xuất - kinh doanh trong doanh nghiệp và lao động phụ trợ
được tính theo cơng thức sau:
Với K'ql: Tỷ trọng số người làm quản lý trong tổng số công nhân viên chức của doanh nghiệp.
Để định mức lao động cho các cán bộ lãnh đạo các đơn vị có đặc điểm riêng cần xây dựng các bản quy định chức trách có phân biệt với các bản quy định mẫu để xác định chính xác tên và khối lượng các cơng việc được thực hiện. Ví dụ, nếu trong bộ phận nào đó có cơng đoạn tách riêng nằm ở xa tổ chức mà tổng cộng có 10 - 12 người làm việc và định mức quản lý tính theo tiêu chuẩn là 23 người thì trong trường hợp này vẫn phải bố trí 1 nhà quản lý phụ trách thêm mặc dù định mức quản lý lớn hơn gấp 2 lần. Khi đó trong bản quy định chức vụ của nhà quản lý đó bên cạnh cịn có các nhiệm vụ trực tiếp cần phải kể cả các công việc được thực hiện ở cơng đoạn này và có thể được thực hiện vào thời gian thích hợp.
Đối với các cán bộ lãnh đạo cấp cao hơn cũng có thể làm những cơng việc như vậy, doanh nghiệp dù nhỏ cũng phải có giám đốc nhưng chức năng mà giám đốc thực hiện có thể rộng hơn nhiều so với quy định chức trách mẫu và ngược lại ở doanh nghiệp lớn có thể có một hoặc một số phó giám đốc để thực hiện một số chức năng của giám đốc.
Ở các doanh nghiệp khơng lớn, giám đốc có thể lãnh đạo trực tiếp hoạt động của hầu như tồn bộ bộ máy quản lý. Quy mơ sản xuất càng tăng thì khối lượng việc (biên chế cán bộ theo từng chức năng) sẽ tăng lên nhiều và giám đốc thực hiện việc lãnh đạo qua các phó giám đốc, các trưởng phịng của mình...
Các định mức quản lý thường được biểu diễn bằng số cán bộ trực thuộc 1 lãnh đạo nhưng cũng có thể được biểu diễn bằng số cán bộ thuộc qụyền quản lý của
lãnh đạo qua một, hai và một số cấp quản lý. Ví dụ định mức quản lý đốì với giám đốc được biểu diễn bằng số nhân viên hay số viên chức.
Khi tiến hành định mức cho lao động quản lý khơng có sẵn các tiêu chuẩn và mức thời gian hoặc trong trường hợp khi trình độ tổ chức lao động cao hơn so với quy định trong các tài liệu tiêu chuẩn có sẵn thì định mức lao động được tiến hành bằng cách sử dụng các phương pháp trực tiếp nghiên cứu, xử lý các số liệu về tiêu hao thời gian làm việc. Phương pháp này được áp dụng để định mức các công việc có điều kiện tổ chức - kỹ thuật đặc biệt ở các bộ phận khác nhau. Ở đây cần phải xác định hao phí lao động cho những cơng việc cụ thể có lưu ý tới đặc điểm tổ chức lao động của các viên chức thuộc bộ phận đang được nghiên cứu. Việc định mức lao động bằng cách nghiên cứu trực tiếp tiêu hao thời gian làm việc có thể được áp dụng cho tất cả các chức vụ của nhân viên và viên chức nếu như khi tiến hành quan sát đảm bảo được mức độ chính xác cần thiết của việc nghiên cứu.
Khi lựa chọn các phương pháp định mức cần thiết khơng chỉ lưu ý đến tính chất của đối tượng được định mức mà còn phải chú ý đến sự hiện có các tài liệu được định mức. Cần làm thế nào để cho các chi phí có liên quan đến việc xây dựng các định mức có hiệu quả kinh tế.