Thực trạng các quy định hiện hành liên quan đến đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 45)

1. Tính cấp thiết của đề tà

2.1 Thực trạng các quy định hiện hành liên quan đến đánh giá rủi ro

2.1.1 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến đánh giá rủi ro có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 ngày 31 tháng 12 năm 2013

Hệ thống chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam hiện hành (có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2013) gồm 37 chuẩn mực kiểm toán và 01 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, được ban hành từ năm 1999 đến năm 2005, soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kiểm tốn quốc tế có hiệu lực từ trước năm 2000 đến trước năm 2004. Hệ thống chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam đã góp phần hồn thiện hệ thống pháp lý về kiểm toán, giúp cho nghề nghiệp kiểm toán độc lập của Việt Nam hoạt động và phát triển như hiện nay.

Các chuẩn mực chủ yếu liên quan đến thủ tục đánh giá rủi ro trong giai đoạn này bao gồm:

VSA 240 – Gian lận và sai sót

VSA 250 – Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán BCTC

VSA 300 – Lập kế hoạch kiểm tốn

VSA 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh

VSA 330 – Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ

Trong các chuẩn mực trên, VSA 400 giữ vai trò trung tâm

VSA 240 – Gian lận và sai sót; VSA 250 – Xem xét tính tn thủ pháp luật và các qui định trong kiểm tốn BCTC

Các chuẩn mực này đưa ra những tình huống, sự kiện, điều kiện làm tăng rủi ro do gian lận, sai sót, rủi ro do các hành vi khơng tn thủ luật pháp và quy định; yêu cầu KTV phải dựa vào các dấu hiệu này trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng. Kết quả

quá trình tìm hiểu những tình huống, sự kiện này cung cấp thơng tin hữu ích giúp KTV đánh giá và phản ứng kịp thời với rủi ro trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán.

VSA 300 – Lập kế hoạch kiểm toán

Chuẩn mực này yêu cầu KTV phải lập kế hoạch kiểm toán dựa trên những hiểu biết thích hợp và đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh, hệ thống kế toán và kiểm sốt nội bộ của khách hàng. Trong đó, việc nhận diện các thủ tục và ước tính kế tốn phức tạp, các khu vực có rủi ro cao của BCTC, các bên hữu quan và thủ tục đánh giá rủi ro được đặc biệt nhấn mạnh. Các loại rủi ro KTV phải quan tâm khi lập kế hoạch kiểm toán bao gồm rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trên BCTC (do hai thành phần rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt cấu thành) do sai sót, gian lận, áp lực, hành vi không tuân thủ pháp luật và các quy định.

VSA 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh

Chuẩn mực này yêu cầu KTV phải tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng một cách liên tục trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Sự hiểu biết này phải đầy đủ, thấu đáo và được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, làm cơ sở chủ yếu cho việc đánh giá rủi ro.

VSA 330 – Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro

Chuẩn mực này u cầu KTV và cơng ty kiểm tốn phải có đủ hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn cũng như mơi trường kinh doanh của đơn vị, trong đó có hệ thống kiểm soát nội bộ để đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu làm cơ sở đề ra các thủ tục kiểm toán. Để giảm rủi ro kiểm tốn xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được, KTV và cơng ty kiểm tốn phải đưa ra phương pháp tiếp cận tổng quát trên cơ sở đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC; phải thiết kế và thực hiện các thủtục kiểm toán để xử lý các rủi ro có sai sót trọng yếu trong các cơ sở dẫn liệu.

VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ

Chuẩn mực này yêu cầu KTV phải thực hiện tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ của khách hàng, đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dựa trên những hiểu biết

về khách hàng, đồng thời sử dụng sự xét đoán nghề nghiệp của mình để đánh giá rủi ro kiểm tốn và thiết kế các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro kiểm tốn giảm xuống mức có thể chấp nhận được.

2.1.2 Các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến đánh giá rủi ro có hiệu lực kể từngày 01 tháng 01 năm 2014 ngày 01 tháng 01 năm 2014

Qua hơn 10 năm triển khai thì hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành từ 1999-2005 đã bộc lộ nhiều vấn đề khơng cịn phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường. Trên bình diện quốc tế, vào năm 2009, Ủy ban chuẩn mực quốc tế đã ban hành lại hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Trước yêu cầu thực tiễn phát triển của các loại hình kinh tế cùng với hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế gia tăng, ngày 13 tháng 5 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 1053/QĐ-BTC về việc "Uỷ quyền cho Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam thực hiện nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”.

Việc nghiên cứu, soạn thảo và cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam được thực hiện từ năm 2009 đến 2012, trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế do Liên đồn kế tốn quốc tế (IFAC) soạn thảo và công bố tháng 4 năm 2009, gồm 36 chuẩn mực kiểm toán, 01 Chuẩn mực về Kiểm sốt chất lượng (ISQC1) có hiệu lực từ 15 tháng 12 năm 2009.

Ngày 06 tháng 12 năm 2012, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới để thay thế hệ thống chuẩn mực kiểm tốn hiện hành, có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2014. Đây là công cụ quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động tài chính, kinh tế đất nước trong bối cảnh hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới. Đây cũng là bước tiến quan trọng trong lộ trình nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán Việt Nam.

Các chuẩn mực chủ yếu liên quan đến thủ tục đánh giá rủi ro trong giai đoạn này bao gồm:

VSA 200 - Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

VSA 240 - Trách nhiệm của kiểm toán viên liên quan đến gian lận trong quá trình kiểm tốn báo cáo tài chính.

VSA 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thơng qua hiểu biết về đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị.

VSA 330 - Biện pháp xử lý của kiểm toán viên đối với rủi ro đã đánh giá.

Nội dung của các chuẩn mực này là phù hợp với chuẩn mực kiểm tốn quốc tế hiện hành đã được trình bày ở chương I của đề tài và phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.

2.2 Thực trạng thủ tục đánh giá rủi ro trong kiểm tốn báo cáo tài chính tại các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay

Để nghiên cứu thực trạng đánh giá rủi ro tại các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ, người viết dựa trên 2 nguồn: báo cáo tổng kết của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) qua cuộc kiểm soát chất lượng năm 2012 và kết quả khảo sát mà người viết đã tổng hợp thông qua việc gửi phiếu khảo sát phỏng vấn một số KTV đang công tác tại 25 cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ.

Về việc xác định thế nào là cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ, người viết kế thừa quan điểm của VACPA trong việc phân loại các cơng ty kiểm tốn. Theo đó, việc phân loại được thực hiện dựa trên một trong các tiêu chí như tổng vốn vốn dưới 100 tỷ đồng hoặc tổng số nhân viên chuyên nghiệp dưới 300 người. Ngoài ra việc phân loại cũng cịn xét đến một số tiêu chí khác ví dụ như số lượng khách hàng và tổng doanh thu của các dịch vụ, số lượng nhân viên có chứng chỉ KTV. Người viết đã căn cứ vào các tiêu chí ở trên và sử dụng nguồn dữ liệu từ phụ lục số 7 của “báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012, phương hướng hoạt động năm 2013 của các cơng ty kiểm tốn” do VACPA soạn thảo (số liệu được cập nhật đến ngày 20/03/2013), để tiến hành lựa chọn 25 cơng ty kiểm tốn thỏa mãn điều kiện là cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ, nhằm tiến

hành khảo sát. Danh sách các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ tiến hành khảo sát được người viết trình bày tại phụ lục 04 - danh sách cơng ty kiểm tốn và KTV tham gia khảo sát.

Trên cơ sở các thông tin thu thập được và kết quả khảo sát, thực trạng đánh giá rủi ro tại các cơng ty kiểm tốn độc lập có quy mơ vừa và nhỏ hiện nay như sau:

2.2.1 Thực trạng đánh giá rủi ro của các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ theo báocáo tổng kết của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cáo tổng kết của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

Để thành lập Hội nghề nghiệp đảm trách chức năng quản lý hành nghề kế tốn, kiểm tốn, theo đề nghị của Bộ Tài chính, được phép của Bộ Nội vụ, ngày 15 tháng 4 năm 2005, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) đã được thành lập tại Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động từ 1 tháng 1 năm 2006. Ngày 14 tháng 07 năm 2005, tại Quyết định số 47/2005/QĐ-BTC, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chính thức chuyển giao chức năng quản lý hành nghề kiểm toán cho VACPA. Hằng năm, VACPA đều trình lên Bộ Tài chính báo cáo tổng kết hoạt động của các cơng ty kiểm toán trong năm hiện hành và phương hướng hoạt động năm sau.

Thực hiện kế hoạch kiểm soát chất lượng năm 2012, được sự hỗ trợ của Bộ Tài chính, VACPA đã kiểm tra trực tiếp tại 15 trên tổng số 52 cơng ty kiểm tốn tự kiểm tra và báo cáo kết quả tự kiểm tra cho VACPA, trong đó Cơng ty A&C chỉ được kiểm tra một vài hồ sơ do Bộ Tài chính chỉ định, khơng chấm điểm và xếp loại chất lượng. 14 cơng ty cịn lại được VACPA trực tiếp kiểm tra đều có quy mơ vừa và nhỏ (danh sách 14 công ty tại phụ lục 1). Một số nội dung, theo báo cáo kết quả kiểm tra tình hình hoạt động năm 2012 của 14 cơng ty kiểm tốn, liên quan đến thực trạng thủ tục đánh giá rủi ro trong kiểm tốn BCTC tại các cơng ty này qua bảng tổng hợp các sai sót về mặt kỹ thuật như sau:

Bảng 2. 1: Bảng tổng hợp các sai sót về mặt kỹ thuật (kết quả kiểm tra năm

Nội dung sai sót Số cơng ty

sai sót Tỷ lệ

Khơng có các quy định về quy trình chấp nhận, duy trì

khách hàng 10/14 71%

Thủ tục chấp nhận khách hàng khơng có sự phê duyệt 3/14 21%

Khơng tìm hiểu khách hàng và chu trình kinh doanh hoặc tìm hiểu nhưng sơ sài, khơng sử dụng để thiết kế thủ tục kiểm tốn

5/14 36%

Khơng lưu lại bằng chứng walk through test 12/14 86%

Không đánh giá rủi ro hoặc đánh giá sơ sài, mang tính

hình thức, khơng phù hợp với thực tế khách hàng 9/14 64%

Không thực hiện thủ tục phân tích/hoặc thủ tục phân tích mang tính hình thức, khơng ghi nhận xét, đánh giá, thực hiện sơ sài

7/14 50%

Không sử dụng kết quả đánh giá rủi ro, phân tích, mức trọng yếu để thiết kế thủ tục kiểm tra chi tiết, tính mẫu chọn…/hoặc khơng tính mức trọng yếu

7/14 50%

Chương trình kiểm tốn chưa thiết kế cho từng phần hành kiểm toán, dựa trên kết quả tìm hiểu khách hàng và đánh giá rủi ro

5/14 36%

Trong giai đoạn chấp nhận khách hàng mới hoặc duy trì khách hàng cũ

Theo báo cáo tổng kết của VACPA, thủ tục đánh giá rủi ro trong giai đoạn này được các công ty sử dụng chủ yếu là thủ tục phỏng vấn Ban Giám đốc và nhân viên kế tốn. Trong giai đoạn này, KTV chỉ tìm hiểu khách hàng thơng qua thơng tin sẵn có tại doanh nghiệp, khơng chú trọng xem xét mối quan hệ giữa tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với tình hình thị trường, hoặc các chỉ tiêu ngành nghề khác. Phần lớn các cơng ty khơng có văn bản hướng dẫn về quy trình chấp nhận, duy trì

4 0

khách hàng (Immanuel, Vaco, CPA Hà Nội, Hanco, AC Việt Nam, Tâm Việt, Vạn An, BHP, Thủy Chung, S&S). Do đó, việc đánh giá chấp nhận khách hàng chỉ mang tính hình thức.

Để hỗ trợ cho thủ tục đánh giá rủi ro trong giai đoạn này, các Công ty sử dụng mẫu của chương trình kiểm tốn mẫu, tuy nhiên, do việc áp dụng chỉ mang tính hình thức và đối phó nên xảy ra nhiều sai sót khi lập biểu ví dụ như thời gian và các câu trả lời đều không phù hợp thực tế (Immanuel, Hanco, AC Việt Nam, Tâm Việt, Vạn An, BHP, Thủy Chung), biểu chấp nhận khách hàng mới hoặc duy trì khách hàng cũ có ngày thực hiện sau ngày ký hợp đồng kiểm toán hoặc do trợ lý KTV thực hiện, khơng có bút tốn phê duyệt của của Ban lãnh đạo, không thu thập và điền đầy đủ các thông tin phục vụ cho việc đánh giá (Immanuel, Unistar, Thủy Chung, BHP). Một số trường hợp đánh giá rủi ro trong giai đoạn chấp nhận khách hàng chưa phù hợp như khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, bất động sản, công ty niêm yết, đại chúng nhưng KTV lại đánh giá rủi ro thấp.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán, tổng hợp kết luận, lập BCTC

Theo báo cáo tổng kết của VACPA, việc tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động trong giai đoạn lập kế hoạch của các Công ty kiểm tốn cịn sơ sài, chưa đi sâu vào đánh giá môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc tính sản phẩm. Đối với thủ tục tìm hiểu chính sách kế tốn và chu trình quan trọng, nhiều cơng ty in các ví dụ về kiểm sốt nội bộ của chương trình kiểm tốn mẫu để lưu hồ sơ mà khơng mơ tả được chu trình kinh doanh của khách hàng, cũng như chưa chỉ ra được các kiểm soát quan trọng. Ví dụ hồ sơ kiểm tốn lưu trữ tại công ty ghi kết quả kinh doanh và thuế trong biểu tìm hiểu khách hàng lại là kết quả sau kiểm toán; khách hàng lĩnh vực thủy điện nhưng tìm hiểu về chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền có phiếu xuất kho, lệnh xuất kho…Do khơng có sự tìm hiểu khách hàng và hệ thống kiểm sốt nội bộ một cách kỹ lưỡng nên những thủ tục đánh giá, nhận diện,

41

khoanh vùng rủi ro thể hiện trong hồ sơ chưa được tốt và chưa được sử để được thiết kế các thủ tục kiểm toán. Hầu hết các hồ sơ kiểm toán đều kết luận hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt nhưng không lưu lại bằng chứng về việc kiểm tra các kiểm soát từ đầu đến cuối chu trình kinh doanh chính và khơng thực hiện thử nghiệm kiểm soát (Immanuel, CPA Hà Nội, Hacco, ASCO, AC Việt Nam, Vạn An, BHP, Thủy Chung, S&S). Các cơng ty chưa thể hiện thủ tục tìm hiểu hệ thống kiểm sốt nội bộ và cách thức ghi nhận doanh thu, giá vốn nên chưa đánh giá được rủi ro và xu hướng của khách hàng đối với các khoản mục này.

Về thủ tục phân tích, báo cáo tổng kết đã nêu ra rằng đa số các công ty chưa áp dụng quy trình phân tích khi lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và trong giai đoạn soát xét tổng thể. KTV có thực hiện phân tích biến động nhưng khơng sử dụng kết quả phân tích đó để nhận định rủi ro, thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết, không thể hiện thủ tục kiểm tra sự phù hợp của doanh thu và giá vốn. Phần lớn thủ tục kiểm tốn mà các cơng ty lựa chọn áp dụng chỉ tập trung vào kiểm tra chi tiết chứng từ, hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 45)