Các quan điểm hoàn thiện đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 82)

1. Tính cấp thiết của đề tà

3.1 Các quan điểm hoàn thiện đánh giá rủi ro

Từ thực trạng được nêu lên tại chương 2, người viết nhận thấy rằng để hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro, nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán BCTC cần thiết phải xác lập quan điểm chung để hoàn thiện các thủ tục đánh giá rủi ro:

- Thủ tục đánh giá rủi ro phải phù hợp thông lệ chung của quốc tế và phù hợp với đặc điểm của Việt Nam.

Nội dung cam kết về sự thiết lập và thúc đẩy việc tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp chất lượng cao, hướng tới sự thống nhất trên toàn thế giới về các chuẩn mực này với mục đích nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghề nghiệp kế tốn và kiểm tốn trên tồn thế giới, là một trong các điều khoản cam kết khi Việt Nam trở thành thành viên của Liên đồn Kế tốn Thế giới (IFAC). Các cam kết đó địi hỏi trình độ kiểm tốn viên và các ngun tắc kiểm toán của các quốc gia tham gia vào IFAC phải xích lại gần nhau, thu hẹp sự khác biệt giữa Việt Nam và các thông lệ chung của quốc tế nhằm tạo ra các báo cáo tài chính đáp ứng yêu cầu công khai, minh bạch khơng chỉ trong nước mà cịn trên phạm vi nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Do đó, trước yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, các thủ tục kiểm tốn nói chung và thủ tục đánh giá rủi ro nói riêng phải phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, do đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì vậy các thủ tục đánh giá rủi ro phải phù hợp với môi trường Việt Nam. Các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ cần xem xét đến tính chất đặc thù của mơi trường kinh doanh và luật pháp Việt Nam hiện hành để thiết kế và thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro phù hợp và hiệu quả.

- Việc hoàn thiện các thủ tục đánh giá rủi ro phải giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.

Đứng trước xu thế hội nhập và phát triển, chất lượng của các thơng tin tài chính u cầu ngày càng cao địi hỏi chất lượng của các cuộc kiểm toán cũng phải được nâng cao. Trong điều kiện bị giới hạn bởi giá phí, thời gian và phạm vi của các thử nghiệm cơ bản nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán đã dẫn đến yêu cầu là các cơng ty kiểm tốn và KTV phải thiết kế và vận dụng các thủ tục đánh giá rủi ro phù hợp để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán và cân đối mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, đảm bảo tính cạnh tranh. Do đó, việc hồn thiện các thủ tục đánh giá rủi ro phải hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.

- Các thủ tục đánh giá rủi ro phải phù hợp với đặc điểm của các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ.

Đặc điểm các cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ là có số lượng nhân viên ít và khơng ổn định, trình độ chun mơn nghiệp vụ cịn nhiều hạn chế, giá phí kiểm tốn khơng cao. Do vậy việc u cầu cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ áp dụng đầy đủ các thủ tục đánh giá rủi ro như các công ty lớn (Big Four) là không khả thi. Bởi lẽ, đối với những cơng ty kiểm tốn vừa và nhỏ, việc phải cân đối giữa thời gian, chi phí và các thủ tục kiểm tốn sẽ khơng cho phép kiểm tốn viên thực hiện tất cả các cơng việc của qui trình đánh giá rủi ro. Việc hồn thiện các thủ tục đánh giá rủi ro phải xem xét các đặc điểm của doanh nghiệp kiểm toán vừa và nhỏ nêu trên để đưa ra các giải pháp phù hợp.

3.2 Giải pháp hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro tại các cơng ty kiểm tốn có quy mơ vừa và nhỏ

3.2.1 Cần áp dụng mơ hình rủi ro kinh doanh trong đánh giá rủi ro

3.2.1.1Sự cần thiết áp dụng mơ hình rủi ro kinh doanh

Kết quả khảo sát của chương 2 cho thấy mơ hình đánh giá rủi ro của các cơng ty kiểm toán vừa và nhỏ hiện hành chỉ nhấn mạnh đến rủi ro về mặt tài chính chưa đi sâu vào việc phân tích về rủi ro kinh doanh. Do đó, các cơng ty kiểm tốn cần phải tiến

hành đổi mới cách tiếp cận kiểm toán, tập trung sử dụng nhiều hơn vào phương pháp tiếp cận theo rủi ro kinh doanh của khách hàng khi đánh giá về rủi ro kiểm tốn, thay vì cách đánh giá truyền thống dựa trên các đánh giá và kết luận về các khoản mục trên BCTC. Đây là cách tiếp cận hiệu quả, vì rủi ro kinh doanh là một nhân tố quan trọng tác động đến việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm sốt, qua đó tác động đến bản chất, thời gian và phạm vi của cơng việc kiểm tốn thơng qua các mức độ u cầu khác nhau.

Khi áp dụng phương pháp đánh giá đánh giá rủi ro dựa trên rủi ro kinh doanh, để có tính hướng dẫn chung, các công ty cần tiến hành nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm các cơng ty kiểm tốn lớn để xây dựng một quy trình đánh giá rủi ro hướng dẫn cho các KTV trong quá trình thực hiện.

Mơ hình đánh giá rủi ro kinh doanh yêu cầu tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hoạt động kinh doanh, hệ thống kiểm sốt nội bộ để đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu trên BCTC để từ đó thiết kế các thủ tục kiểm toán cho phù hợp. Các nội dung cần tìm hiểu liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng như chiến lược kinh doanh, phương hướng hoạt động cũng như mục tiêu kinh doanh đặt ra bởi ban quản trị và xem xét sự tuân thủ pháp luật. KTV cần đánh giá khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra, cũng như đạt được chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán dựa trên rủi ro kinh doanh phải xem xét trong mối quan hệ của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp cùng ngành và so với xu hướng phát triển của nền kinh tế. KTV cần tập trung vào các vùng có rủi ro, dễ gian lận như: doanh thu, giá vốn, giá thành, các khoản dự phịng, các ước tính kế tốn, các giao dịch với các bên liên quan.. sử dụng thư giải trình một cách có hiệu quả để bổ sung cho quá trình thu thập bằng chứng kiểm tốn và bảo vệ KTV khi có rủi ro xảy ra.

Khi đã có một quy trình kiểm tốn cần nghiêm túc thực hiện, tránh tình trạng bỏ sót các thủ tục kiểm tốn quan trọng. Đối với các khách hàng có quy mơ, cấu trúc phức tạp, rủi ro phải thực hiện nhiều thủ tục kiểm tốn hơn thì các cơng ty nên cân nhắc,

đàm phán phí kiểm tốn cho phù hợp để thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực.

Để minh họa cho việc áp dụng mơ hình rủi ro kinh doanh trong việc thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro người viết đã trình bày một trường hợp để minh họa cho việc xác định rủi ro kiểm toán khi thực hiện kiểm toán BCTC từ việc phân tích các rủi ro kinh doanh (Phụ lục 5 – Ví dụ minh họa việc áp dụng mơ hình rủi ro kinh doanh khi tiến hành thủ tục đánh giá rủi ro của cuộc kiểm tốn BCTC).

3.2.1.2Thiết kế quy trình đánh giá rủi ro:

Trong giai đoạn chấp nhận khách hàng mới hoặc duy trì khách hàng cũ Bước 1: Thu thập thơng tin cơ bản về khách hàng để đánh giá sơ bộ rủi ro của

khách hàng đó bằng các thủ tục như:

- Phỏng vấn Ban giám đốc, bên thứ 3

- Phỏng vấn nhà quản lý và nhân viên có vai trị quan trọng trong đơn vị - Phỏng vấn kiểm toán viên tiền nhiệm

- Xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước

Các thông tin cần thu thập trong giai đoạn này bao gồm:

- Thông tin chung về doanh nghiệp (ngành nghề hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, mơi trường kinh doanh bên ngồi ảnh hưởng đến doanh nghiệp đang kiểm tốn bao gồm khách hàng chính, nhà cung cấp chính, đối thủ cạnh tranh..).

- Các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Hệ thống thơng tin kế tốn

- Tính hữu hiệu của quy trình quản lý và kiểm sốt rủi ro của đơn vị được kiểm tốn

- Các thơng tin của Cơng ty kiểm tốn/kiểm tốn viên tiền nhiệm (lý do thay đổi, kinh nghiệm hoặc lưu ý về đơn vị được kiểm toán, các bất đồng ý kiến quan trọng giữa Cơng ty/Kiểm tốn viên tiền nhiệm với đơn vị được kiểm toán)

- Các kinh nghiệm kiểm toán năm trước ( sự hợp tác giải quyết các vấn đề phát sinh của BCTC, thái độ của đơn vị trong việc xác định và báo cáo các vấn đề phức tạp, cam kết thực hiện quy trình quản lý rủi ro và kiểm sốt nội bộ..)

- Sự độc lập của nguồn các thông tin thu thập (Kiểm tốn viên tiền nhiệm, báo tạp chí, các tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến hoạt động của đơn vị, thông tin công bố rộng rãi)

- Yêu cầu báo cáo của đơn vị được kiểm toán

- Xác định các bên có lợi ích liên quan và anh hưởng của các bên có lợi ích liên quan (stakeholder) đối với đơn vị được kiểm toán

- Giao dịch với các bên liên quan của đơn vị được kiểm tốn - Tình hình tài chính của đơn vị được kiểm tốn

Bước 2: Dựa vào các thông tin thu thập được, kiểm toán viên nghiên cứu và phân tích sơ bộ tình hình tài chính của đơn vị, đánh giá và ước lượng sơ bộ về mức trọng yếu và rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để quyết định có nhận lời kiểm tốn hay khơng. Thường kiểm tốn viên sẽ đánh giá rủi ro của khách hàng thuộc một trong bốn loại sau:

- Rủi ro thấp; - Rủi ro trung bình;

- Rủi ro cao cần có sự giám sát chặt chẽ;

- Rủi ro quá cao, không nên tiếp tục hay thiết lập quan hệ kiểm tốn.

Khách hàng thuộc loại có rủi ro cao thường được nhận diện bởi các dấu hiệu sau đây:

- Thiếu vốn.

- Thiếu kế hoạch chiến lược và kế hoạch hoạt động dài hạn. - Chi phí gia nhập thị trường thấp.

- Sự phụ thuộc vào một số sản phẩm hạn chế.

- Bất ổn định của dòng tiền tương lai.

- Lịch sử của phương pháp kế tốn có vấn đề.

- Đã bị điều tra bởi ủy ban chứng khoán hoặc cơ quan quản lý khác.

Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán, tổng hợp kết luận, lập BCTC

Bước 1: Xác định rủi ro thơng qua q trình thu thập những hiểu biết cần có về

đơn vị được kiểm tốn và mơi trường của đơn vị, trong đó có kiểm sốt nội bộ

Các thông tin thu thập gồm:

- Các yếu tố ngành nghề, pháp lý và những yếu tố bên ngoài khác. - Đặc điểm của đơn vị.

- Các chính sách kế tốn mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu có). - Mục tiêu, chiến lược và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu.

- Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị.

Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm sốt nội bộ của đơn vị được kiểm tốn:

Các thơng tin thu thập gồm:

- Mơi trường kiểm sốt.

- Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị.

- Hệ thống thông tin liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính, bao gồm các quy trình kinh doanh có liên quan, và trao đổi thông tin.

- Các hoạt động kiểm soát liên quan đến cuộc kiểm toán . - Giám sát các kiểm sốt.

Cơng cụ hỗ trợ và hồ sơ cần lưu lại:

- Bảng câu hỏi được thiết kế riêng cho từng loại hình doanh nghiệp, ngành nghề.

- Vẽ lưu đồ cho các quy trình kinh doanh chính của doanh nghiệp. Các thủ tục đánh giá rủi ro được sử dụng trong giai đoạn này:

- Phỏng vấn Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị mà theo xét đốn của kiểm tốn viên có khả năng cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

- Quan sát việc áp dụng các kiểm soát cụ thể của đơn vị.

- Kiểm tra, thu thập các báo cáo và tài liệu (Hoạt động của đơn vị; Các tài liệu (như kế hoạch và chiến lược kinh doanh), hồ sơ, tài liệu hướng dẫn về kiểm soát nội bộ, Các loại báo cáo do Ban Giám đốc và Ban quản trị lập, Cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, máy móc thiết bị..), xem xét hồ sơ kiểm tốn năm trước.

- Kiểm tra các giao dịch trên hệ thống thông tin liên quan đến báo cáo tài chính. - Xem xét việc sử dụng thông tin thu thập được từ thủ tục đánh giá chấp nhận hoặc duy trì khách hàng.

- Xem xét việc sử dụng thông tin thu thập được trong trường hợp thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán đã cung cấp các dịch vụ khác cho đơn vị được kiểm toán.

- Xem xét việc sử dụng các thông tin thu thập được từ kinh nghiệm làm việc với đơn vị được kiểm toán và từ các thủ tục kiểm toán đã thực hiện trong các năm trước hoặc kinh nghiệm từ các cuộc kiểm toán trước.

- Tiến hành thực hiện thủ tục phân tích để xác định và đánh giá rủi ro

Các lưu ý khi thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro:

Lưu ý khi tiến hành phỏng vấn

- Tùy thuộc vào mục tiêu của kiểm toán viên và từng đối tượng phỏng vấn mà nội dung của các câu hỏi cần được thiết kế cho phù hợp. Các câu hỏi cần hướng vào việc tìm hiểu các khía cạnh cụ thể, đặc biệt là tìm hiểu các thơng tin liên quan đến hệ thống thơng tin tài chính.

- Việc phỏng vấn chỉ cung cấp cho kiểm tốn viên các thơng tin ban đầu, mang tính chất chủ quan, do đó kiểm tốn viên cần kết hợp thủ tục phỏng vấn với các thủ tục đánh giá rủi ro khác trong việc đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu.

- Ngồi ra, việc phỏng vấn mỗi cấp bậc nhân viên và quản lý trong đơn vị có thể cung cấp các thơng tin khác nhau, do đó kiểm tốn viên cần lựa chọn thơng tin và cần có thêm các thơng tin hữu ích khác để nhận diện rủi ro có sai sót trọng yếu có thể bị bỏ qua. Ví dụ: Thảo luận với trưởng phịng kinh doanh có thể cung cấp thơng tin về một số giao dịch bán hàng gần cuối năm tài chính bị kế tốn bỏ qua và khơng ghi nhận trong báo cáo tài chính.

- Kiểm tốn viên khơng nên giới hạn các câu hỏi (đặc biệt là khi kiểm toán các đơn vị nhỏ) cho Giám đốc hoặc nhân viên kế toán. Các câu hỏi sâu và rộng, đề cập đến khía cạnh sẽ cung cấp cái nhìn đầy đủ và tồn diện hơn cho kiểm toán viên.

- Kiểm toán viên cần phỏng vấn nhân viên trong đơn vị (trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng sản xuất hoặc các nhân viên khác) về xu hướng, các nghiệp vụ bất thường, rủi ro chủ yếu, chức năng của kiểm soát nội bộ, và các trường hợp lạm quyền trong đơn vị.

- Trường hợp phát hiện ra gian lận liên quan đến vị trí quản lý cao cấp của đơn vị, kiểm toán viên cần báo cáo ngay cho Chủ nhiệm kiểm toán, xin tư vấn luật sư về biện pháp xử lý. Thơng tin cần được đảm bảo bí mật. Kiểm tốn viên cũng cần tham

Một phần của tài liệu Hoàn thiện thủ tục đánh giá rủi ro nhằm nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính tại các Công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 82)