Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (Trang 58)

2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân Độ

2.3.3.1 Năng lực tài chính

2.3.3.1.1 Tốc độ tăng trưởng

 Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu

Tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản trung bình của MBB từ năm 2009 - 2012 đạt 41%. Từ năm 2009 đến nay, tổng tài sản của MBB liên tục tăng từ 69 ngàn tỷ năm 2009 lên 170 ngàn tỷ tại Quý 1/2013, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản của MBB trong năm 2011 và 2012 có xu hƣớng giảm, từ tăng trƣởng 59% năm 2010 xuống còn xấp xỉ 27% năm 2011 và 2012. Nguyên nhân xuất phát từ tình hình kinh tế gặp khó khăn, ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều thay đổi trong chính sách, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt.

Vốn chủ sở hữu liên tục đƣợc bổ sung qua các năm, với tốc độ tăng trƣởng bình quân từ năm 2009 đến 2012 đạt 32%. Với cổ đơng chính là các doanh nghiệp và định chế tài chính lớn nhƣ Tập đồn Viễn thơng Qn đội (Vietttel), Vietcombank, TCT Trực thăng Việt Nam, TCT Tân Cảng Sài Gịn…. MBB có đƣợc một cơ cấu cổ đơng bền vững, góp phần vào sự tăng trƣởng của vốn điều lệ, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển không ngừng trong hoạt động kinh doanh.

Biểu đồ 2.12 Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu của MBB giai đoạn 2009-2013

 Cho vay khách hàng và Tiền gửi khách hàng

Biểu đồ 2.13 Cho vay và tiền gửi khách hàng của MBB giai đoạn 2009-2013

Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay khách hàng của MBB có xu hƣớng giảm dần qua các năm, từ 88% năm 2009 xuống còn 26% năm 2012. Đến quý I/2013 tổng tài sản giảm 1.6% so với cuối năm 2012. Nguyên nhân tốc độ tăng trƣởng sụt giảm do trong những năm qua ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng theo định hƣớng của Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm kiểm soát hoạt động cho vay có hiệu quả. Hoạt động cho vay của MBB chiếm tỷ trọng hơn 40% trong danh mục tổng tài sản cho thấy hoạt động này vẫn là hoạt động chính của ngân hàng.

Tốc độ tăng trƣởng tiền gửi khách hàng của MBB có xu hƣớng giảm mạnh từ năm 2010 đến nay, từ 64% năm 2010 xuống còn 31.2% năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt

giảm này là do bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, cùng với việc Chính phủ giảm lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, với lợi thế từ những cổ đông sáng lập là những tập đồn, cơng ty mạnh, MBB đƣợc hỗ trợ đáng kể từ nguồn vốn chi phí thấp của các tập đồn này, đặc biệt là Tập đoàn Viettel. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng tiền gửi khách hàng có xu hƣớng giảm nhƣng tiền gửi của khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và có xu hƣớng tăng qua các năm cho thấy hoạt động huy động từ khách hàng ln giữ vai trị cốt lõi trong việc tạo nguồn vốn cho MBB.

2.3.3.1.2 Chất lượng tín dụng

 Cơ cấu dƣ nợ cho vay

Giống nhƣ nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam, dƣ nợ cho vay của MBB tập trung cho vay ngắn hạn chiếm đến gần 70% danh mục cho vay. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hƣớng tăng dần qua các năm, trong khi đó tỷ trọng cho vay trung hạn lại có xu hƣớng giảm và tỷ trọng cho vay dài hạn thay đổi khơng đáng kể. Tính đến Quý I/2013, dƣ nợ ngắn hạn chiếm 70% tổng dƣ nợ, trong khi dƣ nợ trung hạn và dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ tƣơng ứng là 18% và 12%.

Biểu đồ 2.14 Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn và trên 2 thị trường của MBB giai đoạn 2009-2013

Cho vay trên thị trƣờng liên ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ cho vay và có xu hƣớng giảm dần qua các năm chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn so với các ngân hàng trong cùng ngành. Với cơ cấu cho vay này, thanh khoản của MBB luôn đƣợc đảm bảo. Đặc biệt, trong điều kiện thị trƣờng nhƣ năm 2010 và đầu năm 2011, cạnh tranh về huy động đã khiến nhiều ngân hàng nhỏ gặp rủi ro thanh khoản, nhu cầu vay trên thị trƣờng hai tăng cao, đẩy lãi suất liên ngân hàng lên khá cao, việc kinh doanh trên thị trƣờng liên ngân hàng đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng với rủi ro thấp.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế vẫn cịn khó khăn, các quy định giao dịch trên thị trƣờng liên ngân hàng ngày càng chặt chẽ thì đây khơng cịn là kênh đầu tƣ hấp dẫn nữa. Vì vậy, ngân hàng cần phải có chính sách quản lý nguồn vốn hợp lý nhằm đem lại hiệu quả tối đa trong hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, cơ cấu dƣ nợ khơng phụ thuộc q nhiều vào 1 nhóm ngành giúp MBB phân tán đƣợc rủi ro trong hoạt động cho vay của mình

 Nợ xấu

Biểu đồ 2.15 Tỷ lệ nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn của MBB giai đoạn 2009-2013

Tỷ lệ nợ xấu của MBB có xu hƣớng tăng từ năm 2010 đến nay và ở mức chấp nhận đƣợc so với các ngân hàng trong cùng ngành. Đặc biệt trong năm 2011, phát sinh khoản

nợ xấu Vinashin với hơn 500 tỷ đồng số dƣ đầu tƣ trái phiếu và gần 300 tỷ đồng số dƣ bảo lãnh. Điều này đã khiến cho nợ xấu của MBB gia tăng đáng kể trong năm 2011, tăng 53% so với năm 2010, trong đó số dự phịng cụ thể trích trong năm 2011 là 420 tỷ đồng, dự phòng chung là 101 tỷ đồng.

Nợ có khả năng mất vốn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nợ xấu. Tính đến Quý I/2013 tỷ lệ này đã lên đến 74.5% . Việc dự phòng cho vay khách hàng tăng là do nợ xấu gia tăng mạnh khiến cho ngân hàng phải trích lập dự phịng tăng lên. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng nợ xấu gia tăng đã ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của MBB, khiến cho lợi nhuận sau thuế trong năm 2011 có tốc độ tăng trƣởng sụt giảm đáng kể, từ tăng trƣởng 49% năm 2010 xuống còn tăng trƣởng 10%.

2.3.3.1.3 Khả năng thanh khoản

Cơ cấu tiền gửi khách hàng

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của MBB vẫn chủ yếu tập trung vào đồng nội tệ chiếm đến 70-80% tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ của MBB cũng chiếm một tỷ trọng tƣơng đối cao trong tổng nguồn vốn so với các ngân hàng trong cùng ngành, chiếm 21% tại Quý I/2013, là một trong số ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về việc huy động vốn bằng ngoại tệ.

Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng khách hàng của MBB khơng có sự thay đổi nhiều qua các năm và tập trung chủ yếu vào nhóm các tổ chức kinh tế, chiếm khoảng 65% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động của MBB có độ ổn định cao và chi phí thấp do lợi thế từ các cổ đơng sáng lập mang lại. Mặt khác, MBB là ngân hàng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp quân đội nên đây cũng là một lợi thế của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong cùng ngành.

Do có quan hệ mật thiết với các khách hàng lớn và các doanh nghiệp trong quân đội đem lại cho ngân hàng một số lợi thế nhất định nhƣ cung cấp dịch vụ trả lƣơng cho

Viettel; thanh toán dịch vụ cho các đối tác của Tập đoàn Tân Cảng, dịch vụ thu thuế cho Cục Hải Quan và Kho Bạc Nhà Nƣớc. Vì vậy, tiền gửi không kỳ hạn tại MBB chiếm tỷ lệ cao 27% so với mức trung bình của các ngân hàng niêm yết khác là khoảng gần 20%.

Biểu đồ 2.16 Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của MBB giai đoạn 2009-2013

 Thanh khoản

Biểu đồ 2.17 Tỷ lệ LDR của MBB giai đoạn 2009-2013

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (LDR) của MBB có xu hƣớng giảm, từ 74% năm 2009 xuống 58% tại Quý I/2013. Nguyên nhân do trong năm 2009 và 2010, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ

cho vay khách hàng cao hơn tốc độ tăng trƣởng tiền gửi khách hàng, cùng với việc ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay. Nhƣng sang năm 2011 và 2012, do nền kinh tế gặp khó khăn nên các ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng nhằm kiểm sốt rủi ro dẫn đến tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay giảm mạnh hơn tốc độ tăng trƣởng tiền gửi. So với các ngân hàng lớn trong cùng ngành, tỷ lệ này của MBB khá an toàn, thấp nhất trong các ngân hàng đang niêm yết nên khả năng gặp rủi ro trong thanh khoản của MBB không cao.

Khả năng thanh khoản của MBB luôn đƣợc đảm bảo với tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản tuy có xu hƣớng giảm từ năm 2012 đến nay nhƣng vẫn ở mức khá cao (23%) so với một số ngân hàng lớn trong cùng ngành nhƣ EIB (23%), ACB (15%), VCB (22%) và BID (13%). Những tài sản thanh khoản (tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền vàng gửi tại TCTD khác và cho vay các TCTD khác) có khả năng chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng, đảm bảo tốt cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Nhƣ vậy, khả năng MBB gặp vấn đề về thanh khoản là không cao.

Biểu đồ 2.18 Tỷ lệ thanh khoản của MBB giai đoạn 2009-2013

Bảng 2.19 Một số chỉ tiêu an toàn vốn của MBB giai đoạn 2009-2013

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 1Q2013

Nợ phải trả/ VCSH (%) 8.93 11.25 13.34 12.6 11.03

VCSH/ tổng tài sản (%) 9.98 8.1 6.95 7.33 8.28

Hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR (%) 12 12.9 9.59 11.2 -

Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản của MBB có xu hƣớng giảm từ năm 2009 đến năm 2011 do tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản không tƣơng xứng với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Tính bình qn trong 3 năm (từ 2009-2011) tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lần lƣợt là 47% và 31%. Tuy nhiên, sang năm 2012, tỷ lệ này lại tăng vọt lên 7.3% do ngân hàng tăng vốn điều lệ từ 7.300 tỷ đồng năm 2011 lên 10.000 tỷ đồng, nhƣng vẫn thấp hơn so với trung bình các ngân hàng đang niêm yết trên sàn (8.9%).

Tỷ lệ nợ phải trả/VCSH của MBB tăng từ năm 2009 đến năm 2011, nhƣng đến 2012 lại thấp hơn do ngân hàng vừa tăng vốn điều lệ thành cơng. So với trung bình các ngân hàng đang niêm yết (11,8%), tỷ lệ này của MBB vẫn thấp hơn. Với tỷ lệ thấp nhƣ vậy, rủi ro mất khả năng thanh tốn các hợp đồng tín dụng nhiều khả năng cũng sẽ thấp hơn. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế vẫn cịn khó khăn, ngân hàng vẫn phải có các chính sách quản lý nhằm kiểm sốt tốt rủi ro tín dụng.

CAR đƣợc duy trì trên 9% . Việc ln đảm bảo duy trì hệ số an tồn vốn CAR theo đúng quy định sẽ giúp ngân hàng có thể đảm bảo đƣợc việc hỗ trợ thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng nhƣ hỗ trợ thêm các hoạt động kinh doanh của mình.

2.3.3.1.4 Khả năng sinh lợi

ROA của MBB có xu hƣớng giảm từ 2.1% năm 2009 xuống 1,58% năm 2011, và duy trì đến nay, cao so với mặt bằng chung của 10 ngân hàng đƣợc so sánh. Nguyên nhân ROA có xu hƣớng giảm do tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận giảm mạnh qua các năm (từ 69%

năm 2009 xuống còn 10% năm 2011) trong khi đó tăng trƣởng của tài sản cũng giảm nhƣng với tốc độ ít hơn (từ 58.8% năm 2010 xuống 27% năm 2012). Việc giảm này của MBB do nền kinh tế gặp khủng hoảng. Tuy nhiên, tỷ lệ này thuộc mức cao trong ngành do MBB vẫn giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản ổn định so với các ngân hàng khác do có lợi thế từ các cổ đơng sáng lập. Điều này cho thấy ngân hàng có hiệu quả hoạt động của tài sản vẫn rất tốt. Cùng với ROA, ROE cũng có xu hƣớng giảm qua các năm. So với các ngân hàng đang niêm yết tỷ lệ này của MBB cũng ở mức cao, chỉ sau SHB (22%).

Biểu đồ 2.20 Tỷ lệ ROA, ROE, NIM của MBB giai đoạn 2009-2013

Tỷ lệ NIM của MBB cũng có xu hƣớng tăng, từ 3.5% năm 2009 lên 4,3% năm 2010 và duy trỳ mức 4.4% đến nay và ở mức khá cao so với các ngân hàng đang niêm yết. Sở dĩ tỷ lệ NIM tăng cao là do MBB có mối quan hệ truyền thống với các doanh nghiệp quân đội khá chặt chẽ, cùng với các cổ đông chiến lƣợc là các tổng cơng ty, tập đồn lớn nhƣ Viettel, TCT Tân Cảng Sài Gòn, TCT Trực thăng Việt Nam… nên MBB vẫn duy trì, và thu hút đƣợc một nguồn vốn huy động khá tốt, ổn định với chi phí thấp trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn. Đây là một lợi thế của MBB so với các ngân hàng khác trong cùng ngành.

Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) của MBB ln duy trì ở mức thấp hơn so với các ngân hàng có cùng quy mơ trong ngành cho thấy hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng rất tốt. Tỷ lệ này có xu hƣớng giảm nhẹ từ năm 2012 còn 34% so với cuối năm 2011 do trong điều kiện khó khăn chung của tồn bộ nền kinh tế, cùng các chỉ đạo của NHNN về cát giảm chi phí, ngân hàng.

Lợi nhuận trên một nhân viên có xu hƣớng tăng từ năm 2008 đến năm 2012, nhƣng năm 2011 lại giảm do tình hình kinh tế gặp khó khăn khiến cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm. Đặc biệt trong năm 2011, MBB phát sinh khoản nợ xấu của Vinashin khiến cho hoạt động kinh doanh chứng khoán đầu tƣ bị lỗ hơn 768 tỷ đồng. Điều này đã ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, so với các ngân hàng đang niêm yết, lợi nhuận do một nhân viên tạo ra của MBB cao nhất trong 8 ngân hàng niêm yết cho thấy chất lƣợng quản lý kinh doanh của MBB rất hiệu quả.

Biểu đồ 2.21 CIR và LNTT/1 nhân viên của MBB giai đoạn 2009-2013 2.3.3.2 Nguồn nhân lực

Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và bố trí nhân sự hợp lý ln là một mục tiêu quan trọng của MB, thậm chí xem đây là yếu tố tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. MBB đã ban hành mơ hình tổ chức mới nhằm đảm bảo phù hợp hơn với hoạt động kinh doanh và vận hành của ngân hàng. Đẩy mạnh việc ứng dụng công

nghệ vào hoạt động tuyển dụng và đào tạo, quản lý nhân sự trên tồn hệ thống. Tổ chức 400 khố đào tạo, bao gồm 288 khoá đào tạo về nghiệp vụ 122 khoá đào tạo về kỹ năng.

Với chính sách đào tạo linh hoạt và điểm nhấn trong chiến lƣợc nhân sự là tập trung phát triển con ngƣời, MBB đã tạo nên một đội ngũ cán bộ tài năng qua nhiều thế hệ. Dù là nhân viên mới hay sinh viên thực tập đều có cơ hội trở thành “điểm sáng” tại MBB. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều thành viên gia nhập gia đình MBB bởi kiến thức và cơ hội MBB đem lại khơng chỉ bó hẹp ở chính sách đãi ngộ, thu thút thuần túy mà quan trọng hơn là đƣợc làm việc với những đồng sự có cùng một niềm đam mê. Tháng 11/ 2010, trung tâm đào tạo bƣớc đầu hoàn thiện và đƣa vào sử dụng . Tại đây nhân viên có thể theo dõi lịch đào tạo, tham gia đào tạo trực tuyến (E - learning) và cập nhật các thông tin mới về đào tạo.

Bên cạnh đó, ngồi tiền lƣơng và phụ cấp đƣợc chi trả hàng tháng, MBB cịn có các kỳ thƣởng định kỳ vào các ngày lễ tết, thƣởng theo kết quả thực hiện công việc, thƣởng đột xuất cho tập thể, cá nhân hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, có sáng kiến, đóng góp có giá trị cho Ngân hàng, thƣởng do hoàn thành vƣợt mức kế hoạch năm.

Nhằm động viên, khích lệ, quan tâm, nâng cao sự gắn bó của CBNV với Ngân hàng, MB đang áp dụng một số chế độ đãi ngộ dành cho CBNV và gia đình nhƣ sau: Tặng quà

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w