2.2.1Các nhân tố ảnh hưởng
Tỷ lệ nợ xấu
- Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.
- Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của ngân hàng Nhà nước, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng với các loại Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), Nợ cần chú ý (2), Nợ dưới tiêu chuẩn (3), Nợ nghi ngờ (4) và Nợ có khả năng mất vốn (5). Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3-5 được xem là nợ xấu. Dựa theo Quyết định này các ngân hàng sau khi cấu trúc được nguồn vốn vay của mình theo các phân nhóm trên, sẽ tiến hành trích lập dự phịng rủi ro, để giúp các ngân hàng có khả năng hấp thụ vốn tốt khi các cú sốc tài chính xảy ra.
Lãi suất
- Các mục tiêu lãi suất là một cơng cụ quan trọng của chính sách tiền tệ và được tính tới khi xử lý các biến số như đầu tư, lạm phát và thất nghiệp. Các ngân hàng trung ương hoặc các ngân hàng dự trữ của các nước nói chung có xu hướng giảm lãi suất khi họ muốn tăng cường đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, một lãi suất thấp như là một chính sách kinh tế vĩ mơ có thể là rủi ro và có thể dẫn đến việc tạo ra một bong bóng kinh tế, trong đó một lượng lớn các đầu tư được đổ vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Điều này đã xảy ra tại Nhật Bản vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, sinh ra các khoản nợ lớn khơng được thanh tốn cho các ngân hàng Nhật Bản và sự phá sản của các ngân hàng này và gây ra đình lạm trong nền kinh tế Nhật Bản (Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào thời điểm đó), với xuất khẩu trở thành trụ cột cuối cùng cho sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong suốt phần còn lại của những năm 1990 và đầu những năm 2000. Kịch bản tương tự đã sinh ra từ việc hạ lãi suất của Hoa Kỳ kể từ cuối những năm 1990 đến nay (xem khủng hoảng tài chính toàn cầu
2007 -2012) về căn bản bởi quyết định của Hệ thống Dự trữ Liên bang. Dưới thời Margaret Thatcher, nền kinh tế của Vương quốc Anh duy trì tăng trưởng ổn định bằng cách không cho phép Ngân hàng Anh giảm lãi suất. Như thế, trong các nền kinh tế phát triển, các điều chỉnh lãi suất đã được thực hiện để giữ lạm phát trong phạm vi mục tiêu vì sức khỏe của các hoạt động kinh tế, hoặc thiết lập giới hạn trên của lãi suất đồng thời với tăng trưởng kinh tế để bảo vệ đà kinh tế.
2.2.2Sức chịu đựng của các ngân hàng Việt Nam trước các cú sốc tài chính trong thời gian qua chính trong thời gian qua
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và vẫn đang chịu ảnh hưởng từ các cú sốc tài chính gây ra bởi các cú sốc từ bên ngài và các nguyên nhân cố hữu sinh ra trong nội tại bản thân các ngân hàng tại Việt Nam, điển hình một vài cú sốc xảy ra trong thời gian gần đây:
- Tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (Agribank), nguyên nhân gây bất ổn là chính sách cho phép chuyển đổi các ngân hàng nông thôn thành
ngân hàng thành thị và ép các ngân hàng này phải nhanh chóng tăng vốn điều lệ lên gấp hàng chục lần trong vỏn vẹn dăm ba năm. Chính sự tăng vốn ồ ạt trong khi năng lực quản trị còn yếu đã khiến các ngân hàng trở thành sân sau của các tập đồn. Vốn bị đẩy một cách thiếu kiểm sốt vào các dự án của các doanh nghiệp này. Nợ xấu, nợ quá hạn là điều khó tránh khỏi khi chính sách tiền tệ đột ngột bị thắt chặt.
- Ngày 14 tháng 10 năm 2003, xuất hiện tin đồn rằng tổng giám đốc của ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) bỏ trốn. Người gửi tiền tại ngân hàng này mất lòng tin vào khả năng thanh toán của ACB và lo lắng cho tài sản của mình gửi ở đó, đã đổ xơ đến địi rút tiền gây ra bank run (Đột biến rút tiền gửi) và nguy cơ lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng thành phố và cả nước. Tình trạng khan hiếm tín dụng đã xuất hiện. Một loạt biện pháp đã được các cơ quan như Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan điều tra tiến hành để trấn an người gửi tiền và cứu được ngân hàng này khỏi đổ vỡ.
- Năm 2010 bức tranh tài chính tối tăm tại Vinashin mới thực sự lộ rõ qua đợt thanh tra của Chính phủ. Theo báo cáo, tính tới cuối năm 2009, tổng tài sản của tập đoàn là hơn 104.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 80% (86.000 tỷ đồng) là nợ phải trả, Vinashin vay nhiều, đầu tư thua lỗ. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinashin dựa hoàn toàn vào vốn vay. Bên cạnh đó, đến hết năm 2009, Vinashin khơng cịn bảo tồn được vốn Nhà nước giao, để thâm hụt gần 5.000 tỷ đồng. Khủng hoảng của Vinashin đã làm "ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước, ảnh hưởng đến tín nhiệm của Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế". Trong năm 2010, hai tổ chức xếp hạng thế giới là Moody's và Standard & Poor's (S&P) đều hạ bậc tín nhiệm Việt Nam, bức tranh nợ cơng của Việt Nam cũng trở nên tồi tệ do gánh nặng từ việc vay vốn đầu tư cho tập đồn này. Tiếp đó, các chủ nợ quốc tế cũng tuyên bố sẽ kiện Vinashin vì khơng thanh tốn đúng hạn khoản gốc và lãi 600 triệu USD... Một số ngân hàng có vốn đầu tư hoặc Vinashin chiếm 3% danh mục cho vay đều bị ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Việc tăng trưởng tín dụng trong những năm gần đây, nhiều khả năng đã
Biến động giá nhà cửa và giá vốn Biến động lãi suất
Biến động tỷ giá Nền kinh tế đi xuống Thất nghiệp, lạm phát
Tỷ lệ đòn bẩy
dẫn đến chất lượng tài sản của các ngân hàng này giảm sút một cách đáng kể, vì khả năng trả nợ của Vinashin là khơng có, dẫn đế sự thiếu hụt vốn trầm trọng trong các hệ thống tài chính cũng như quốc gia…
2.3Các rủi ro các ngân hàng gặp phải khi xảy ra các cú sốc tài chính
2.3.1Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khả năng khách hàng vay hoặc đối tác của ngân hàng khơng thực hiện được nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận trước với ngân hàng. Từ đó, dịng tiền của một số tài sản trong danh mục của ngân hàng sẽ khơng được thanh tốn đầy đủ dẫn đến tình trạng tài sản xấu. Nhìn chung, có ba nhóm yếu tố có thể dẫn đến rủi ro tín dụng: (i) chu kỳ kinh tế (yếu tố rủi ro kinh tế vĩ mô); (ii) yếu tố rủi ro của từng công ty cụ thể; và (iii) chất lượng thể chế (các yếu tố thể chế/ cấu trúc liên quan đến các quy định về tài chính và cơng tác giám sát ngành tài chính).
Hình 2.5 Các yếu tố vĩ mơ dẫn đến rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng
Nguồn: Tác giả tự tóm tắt
Từ các nhóm yếu tố nêu trên, các mơ hình rủi ro tín dụng căn bản được phát triển. Với các yếu tố kinh tế vĩ mơ, rủi ro tín dụng hay chất lượng tài sản được giải thích bằng những biến động xảy ra đối với điều kiện kinh tế vĩ mơ – Mơ hình này
gọi là mơ hình tín dụng vĩ mơ. 2.3.2Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là rủi ro mà những biến động lãi suất trên thị trường có thể tác động đến tài sản nợ, tài sản có và các khoản mục ngoại bảng của một tổ chức tài chính, từ đó có tác động tiêu cực đến vốn và thu nhập của tổ chức đó. Nói cách khác, rủi ro lãi suất phát sinh khi tồn tại khe hở (chênh lệch) giữa mức độ nhạy cảm với lãi suất của tài sản có và tài sản nợ của tổ chức.
Rủi ro lãi suất có thể nhìn từ hai góc độ: góc độ về thu nhập (theo cơ chế kế tốn) và góc độ về giá trị kinh tế. Ở góc độ thu nhập, sự quan tâm ở đây là trong giai đoạn 1-2 năm tới, thu nhập lãi ròng của ngân hàng ảnh hưởng như thế nào khi lãi suất thay đổi. Đây là cách tiếp cận phổ biến của các ngân hàng khi xem xét các trạng thái có rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, do cách tiếp cận này chỉ đánh giá được những kết quả cho giai đoạn 1-2 năm, nên những tác động của lãi suất đối với những công cụ, hay trạng thái dài hạn khơng được phân tích thỏa đáng. Vì lý do này mà các ngân hàng quy mô lớn sẽ đánh giá mức độ rủi ro từ góc độ giá trị kinh tế. Giá trị kinh tế được hiểu là sự đánh giá mức độ thay đổi của giá trị thị trường của tất cả các tài sản có, tài sản nợ và các khoản mục ngoại bảng khi lãi suất thay đổi. Điều đó có nghĩa là chúng ta xem xét sự thay đổi của giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền trong tương lai phát sinh từ bảng cân đối của ngân hàng. Kết quả phân tích tác động từ góc độ thu nhập sẽ được hỗ trợ thêm từ kết quả phân tích từ góc độ giá trị kinh tế.
Một cách nhìn nhận khác về tác động của rủi ro lãi suất cũng rất cần được quan tâm: Tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của rủi ro lãi suất.
Tác động trực tiếp của rủi ro lãi suất là sự tác động gây ra mức độ biến động trực tiếp đến các dòng tiền liên quan đến các tài sản có, tài sản nợ và các khoản mục ngoại bảng nhạy cảm với lãi suất này, từ đó tác động trực tiếp đến thu nhập.
Tác động gián tiếp của rủi ro lãi suất là sự tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Rủi ro này xảy ra khi lãi suất danh nghĩa/ lãi suất tham chiếu tăng lên kéo theo sự tăng lên về lãi suất cho vay, khiến khách hàng vay khó trả nợ và vay nợ
mới, từ đó tác động lên chất lượng tín dụng của các danh mục cho vay. Nghiên cứu ở nhiều quốc gia cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa biến động lãi suất với tỷ lệ nợ xấu và tổn thất các khoản cho vay.
2.3.3Rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá phát sinh khi có sự biến động về tỷ giá giữa đồng nội tệ và các loại ngoại tệ khác. Do đặc thù hoạt động của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng thường xuyên nắm giữ trạng thái (âm/dương) với một quy mô nhất định đối với các loại ngoại tệ khác (USD, EUR, JPY...). Do vậy, sự biến động của tỷ giá sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới giá trị (ghi nhận/ chưa ghi nhận) của các danh mục trong và ngồi bảng cân đối kế tốn.
Rủi ro tỷ giá là rủi ro mà những thay đổi về tỷ giá có thể tác động đến giá trị tài sản nợ, tài sản có và các khoản mục ngoại bảng của một ngân hàng. Rủi ro tỷ giá bao gồm ba loại: rủi ro trực tiếp; rủi ro gián tiếp; và rủi ro khả năng thanh toán ngoại tệ.
2.3.4Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà TCTD khơng có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn hoặc có khả năng đáp ứng nghĩa vụ đến hạn nhưng phải chịu tổn thất lớn, tác động tiêu cực tới thu nhập, vốn của TCTD.
Do rủi ro thanh khoản có thể phát sinh từ bên tài sản có hoặc bên tài sản nợ của bảng cân đối ngân hàng nên người ta thường phân loại hai loại rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản thị trường và rủi ro thanh khoản huy động vốn.
Rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro khi ngân hàng không thể chuyển đổi hay bán tài sản của mình thành tiền mặt hoặc có thể chuyển đổi/ bán được nhưng phải chịu tổn thất lớn. Điều này thường xảy ra khi có những biến động nghiêm trọng ở các thị trường mà ngân hàng có nắm giữ tài sản như thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán, bất động sản...
Rủi ro thanh khoản huy động vốn là rủi ro khi ngân hàng không thể huy động thêm vốn để phục vụ cho các hoạt động phát sinh dòng tiền ra (tăng tài sản có, các nghĩa vụ đến hạn…). Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như
danh tiếng của ngân hàng giảm sút, thị trường liên ngân hàng đóng băng, các ngân hàng khơng tin tưởng cho nhau vay, sự cố rút tiền hàng loạt…
2.3.5Rủi ro lan truyền
Rủi ro lan truyền là rủi ro xảy ra cho hệ thống ngân hàng khi một hoặc một số TCTD mất khả năng thanh toán trên thị trường liên ngân hàng (rủi ro vỡ nợ liên ngân hàng). Ngoài ra, nó cũng tiềm tàng khả năng về sự lan truyền rủi ro thanh khoản của một ngân hàng xuất phát từ rủi ro của một ngân hàng khác. Việc đánh giá rủi ro liên ngân hàng thuần đánh giá mức độ ảnh hưởng với các ngân hàng khác trong hệ thống khi một ngân hàng khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ trên thị trường liên ngân hàng. Đánh giá rủi ro lan truyền vĩ mô là đánh giá hệ thống ngân hàng trong tình huống khi có một số ngân hàng đồng thời bị tổn thất nghiêm trọng do tác động từ các cú sốc kinh tế vĩ mô.
2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu
2.4.1Nghiên cứu định tính
Phương pháp định tính bằng bảng: Tình hình nợ xấu các ngân hàng, các chỉ số kinh tế vĩ mơ.
Phương pháp định tính bằng đồ thị: Vẽ đồ thị về từng biến của mơ hình để thấy được cơn khủng hoảng tài chính ở Việt Nam và các kết quả từ các kịch bản giả định trong các nghiên cứu định lượng.
2.4.2Nghiên cứu định lượng
Mô tả mẫu và dữ liệu nghiên cứu
- Dữ liệu được truy xuất từ 12 NHTMCP Việt Nam trong báo cáo tài chính sốt xét của từng ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á-NAB; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á-DAB; Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng-VPB; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam-TCB; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn- Hà Nội-SHB; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu-ACB; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội- MBB; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín-STB; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam-EIB; Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam-BID; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam-VCB; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam- CTG.
- Dữ liệu được đưa vào bảng tính được lấy từ báo cáo tài chính đã sốt xét của các ngân hàng được đưa vào mẫu. Vì bài luận văn dùng số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm của các ngân hàng, sẽ cho các kết quả phản ánh mới nhất tình hình hoạt động của hệ thống. Chính vì lý do đó, nên bài luận văn chỉ giới hạn cho 12 ngân hàng đã cơng bố báo cáo tài chính hợp nhất và đa số đã soát xét ứng với số liệu bán niên năm 2013 do các ngân hàng công bố. 12 ngân hàng được chọn đưa vào mẫu nghiên cứu được phân thành 3 nhóm tương ứng theo số vốn điều lệ của từng ngân