1 .2Các nhân tố ảnh h ƣở ng gây ra các cú sốc tài chính
1.5.2 Bài học rút ra cho hệ thống ngân hàng Việt Nam
Hàng loạt các cú sốc xảy ra tiềm ẩn trong đó nhiều nguyên do để thấy rằng hệ thống giám sát thanh tra tài chính của chúng ta cịn yếu kém và lỏng lẻo. Dẫn đến khi phát hiện ra sự việc đã quá trễ và xảy ra. Từ các cú sốc trên và các lây lan của
các cú sốc trên thế giới đã ảnh hưởng đến Việt Nam, chúng ta nhận ra rằng sức khỏe cũng như khả năng chịu đựng các cú sốc tài chính của các ngân hàng là yếu kém. Chúng ta cần tăng cường khả năng chịu đựng, thường xuyên kiểm tra hệ thống tài chính của các ngân hàng, từng bước thiết lập các chỉ tiêu cũng như các mơ hình để kiểm tra và giám sát một cách thường xuyên để dự báo hoặc phát hiện để có những biện pháp kịp thời, tránh xảy ra các lây lan và ảnh hưởng đến quốc gia.
1.5.3Mơ hình nghiên cứu ban đầu
Khi nghiên cứu về ST, ở một chừng mực nào đó, một số thuật ngữ như “phương pháp thực hiện ST”, “cách tiếp cận của ST”, “kỹ thuật ST”, “cách làm ST” được sử dụng mang ý nghĩa rất gần và tương tự nhau. Bài viết chỉ tập trung nhìn nhận các loại hình ST từ các góc độ khác nhau.
Kết quả tác động của ST thường được thể hiện ở hai dạng chính: (1) các chỉ số tài chính về vốn, mức độ tổn thất, hoặc (2) các tỷ lệ an toàn về thanh khoản.
Tùy thuộc vào loại rủi ro, ST có các cơng cụ phù hợp cho rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các rủi ro khác. Nếu phân loại theo đối tượng sử dụng, chúng ta thường nhắc đến cách tiếp cận từ trên xuống (Top-down) là cách tiếp cận do các cơ quan giám sát, quản lý sử dụng và cách tiếp cận từ dưới lên (Bottom-up) do các ngân hàng sử dụng. Bài nghiên cứu sẽ tiến hành ST theo cách tiếp cận mơ hình từ trên xuống, giả định kịch bản và sử dụng dữ liệu trên báo cáo tài chính của các ngân hàng.
Về phạm vi áp dụng ST áp dụng cho 12 ngân hàng trong bài luận văn đã công bố báo cáo bán niên năm 2013. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết các cách phân loại ST.
Hình 1.3 Phân loại kiểm tra sức chịu đựng
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Từ những nghiên cứu ở chương 1 về cơ sở khoa học cú sốc tài chính và các nhân tố gây ra các cú sốc tài chính, có thể rút ra một số kết luận:
1/ Giới thiệu tổng quan về cú sốc tài chính thơng qua một số khái niệm, lịch sử các cuộc khủng hoảng, phân loại. Trong đó tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng gây ra các cú sốc tài chính, phân tích khả năng chịu đựng của các ngân hàng trước các cú sốc, từ đó phác thảo một mơ hình nghiên cứu đề xuất các kịch bản giả định để đánh giá sức khỏe của các tổ chức ngân hàng trong bài nghiên cứu, gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản và rủi ro lan truyền.
2/ Tổng hợp một số nghiên cứu trước đây trên thế giới về mơ hình thực hiện ST để đánh giá thử nghiệm mức độ căng thẳng tài chính. Thơng qua chương 1, tác giả điểm lại một số lý thuyết cơ bản nhằm làm nền tảng để tiến hành phân tích các chương sau.
C HƢƠN G 2 : THỰC TRẠNG SỨC CHỊU ĐỰNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRƢỚC CÁC CÚ SỐC TÀI CHÍNH
2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam
2.1.1Qui mô, năng lực của một vài ngân hàng
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với sự phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. Để có thể đạt được những thành cơng ấy, có thể thấy một số điểm mạnh nổi bật của hệ thống ngân hàng Việt Nam như:
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam có tính năng động cao, tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật ngân hàng, kinh nghiệm trong quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng trên thế giới. Điều này giúp cho các ngân hàng trong nước đã nhanh chóng tận dụng được các cơ hội từ bên ngồi khi nền kinh tế mở cửa và hội nhập, từ đó gia tăng tốc độ phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước và rút ngắn khoảng cách giữa hệ thống ngân hàng trong nước với hệ thống ngân hàng thế giới.
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam có tính đồng thuận và tính định hướng cao, do đó gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống, đặc biệt là trong việc thực thi những định hướng chính sách của Chính phủ, nâng cao khả năng hỗ trợ của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế.
Hình 2.1 Tổng tài sản, vốn điều lệ của các ngân hàng
Hình 2.2 Lợi nhuận của các ngân hàng qua các năm
Nguồn: Tác giả tự tóm tắt từ báo cáo tài chính các ngân hàng
2.1.2Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành
Tái cấu trúc ngân hàng
- Hiện nay, ngân hàng Nhà nước đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 8 phương án cơ cấu lại đối với 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; trong đó có 3 ngân hàng đã hợp nhất với nhau, 1 ngân hàng sẽ được hợp nhất với tổ chức tín dụng khác và 1 ngân hàng đã được sáp nhập, 3 ngân hàng đã được chấp thuận phương án tự cơ cấu lại. Đối với 1 ngân hàng yếu kém còn lại, ngân hàng Nhà nước đang thẩm định phương án của ngân hàng này, tuy nhiên có khả năng phải sử dụng biện pháp can thiệp bắt buộc do phương án không khả thi.
- Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo, triển khai các thủ tục sáp nhập, hợp nhất, mua lại một số tổ chức tín dụng. Cho đến nay, tất cả các phương án tái cơ cấu ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém, kể cả sáp nhập hợp nhất đều được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện. ngân hàng Nhà nước chưa phải áp dụng biện pháp can thiệp bắt buộc đối với trường hợp nào theo quy định của pháp luật. Đến nay, các ngân hàng yếu kém được cơ cấu lại theo phương án được phê duyệt đều có tình hình hoạt động ổn định, bảo đảm chi trả tiền gửi của nhân dân và có chiều hướng được cải thiện so với thời
điểm bắt đầu thực hiện tái cơ cấu.
- VAMC được thành lập để giúp tổ chức tín dụng có thời gian (5 năm) nhằm phân bổ dần chi phí trích lập dự phịng rủi ro, tránh ghi nhận tồn bộ tổn thất về nợ xấu ngay lập tức. Trong điều kiện ngân sách nhà nước khơng có điều kiện hỗ trợ tài chính cho xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng thì các tổ chức tín dụng, khách hàng vay phải gánh chịu chi phí xử lý nợ xấu; Nhà nước chỉ hỗ trợ về cơ chế, chính sách, tạo mơi trường thuận lợi để tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu. Sau 5 năm, ngay cả khi khoản nợ xấu không thể xử lý được thì tổ chức tín dụng cũng đã trích lập đủ dự phịng để xử lý khoản nợ đó. Đồng thời, 5 năm tới nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh và điều kiện thị trường sẽ cải thiện nhiều hơn trong một chu kỳ kinh tế mới thì tổ chức tín dụng có thêm cơ hội để xử lý nợ xấu.
- Hiện phần lớn nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiện nay là nợ xấu có tài sản bảo đảm là bất động sản mà việc xử lý, bán tài sản đảm bảo trong điều kiện thị trường bất động sản khó khăn như hiện nay là rất khó khăn, giá trị thu hồi nợ xấu rất thấp. Do đó, bản thân các tổ chức tín dụng tự xử lý tài sản bảo đảm cũng bị chậm trễ do khách hàng vay không hợp tác, vướng các thủ tục pháp lý, thủ tục khởi kiện và xét xử của tịa án, tiến trình thi hành án xử lý tài sản bảo đảm... Bởi vậy, khi VAMC đi vào hoạt động với các cơ chế hoạt động, một số quyền hạn đặc thù, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức có liên quan sẽ giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ và tài sản bảo đảm, thu hồi vốn cho các tổ chức tín dụng.
Thu, chi ngân sách
- Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/6/2013 ước đạt 324.400 tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 409.100 tỷ đồng, bằng 41,8% dự tốn năm.
Tăng trưởng tín dụng, nợ xấu
- Tín dụng tồn hệ thống đến cuối tháng 6 ước tăng 4,5% so với cuối năm 2012, trong đó tín dụng bằng VND tăng 7,55%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 9,4%.
- Theo ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến hết tháng 5, nợ xấu của toàn hệ thống giảm xuống 4,65% trên tổng dư nợ, thay vì 6% vào khoảng tháng 2 và 8,6%-
10% hồi tháng 10/2012. Nợ xấu của các TCTD tại T.P Hồ Chí Minh là 5,91%, nợ xấu của các TCTD tại Hà Nội là 6,58%.
Huy động vốn
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước [1]
- Dù lãi suất ở xu hướng giảm mạnh, đến cuối tháng 6 chỉ còn 7%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng và kỳ hạn dài chỉ còn từ 8 – 10%/năm nhưng huy động vốn vẫn tăng mạnh. Huy động vốn của toàn hệ thống đến 20/5/2013 tăng 5,8% so với cuối năm 2012 và ước trong 6 tháng đầu năm đạt mức tăng khoảng 7%.
- Lãi suất huy động và cho vay đều ở xu hướng giảm mạnh. Trong 6 tháng đầu năm, NHNN có 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất.
- Lãi suất huy động liên tục giảm do tín dụng tăng yếu, ngân hàng thừa vốn. Đến cuối tháng 6, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dao động từ 5% - 7%/năm, lãi suất kỳ hạn dài từ 7,1% - 10%/năm.
Thị trường vàng
- NHNN đã tích cực can thiệp nhằm bình ổn thị trường vàng. Trong hơn 3 tháng (tính đến 5/7), NHNN đã tổ chức 40 phiên đấu thầu bán vàng miếng, tổng lượng vàng bán ra là 1.076.900 lượng, ước tính thu về khoảng 43.000-44.000 tỷ
đồng. Phần chênh lệch giữa giá bán vàng đấu thầu so với giá thế giới (từ 4-5 triệu đồng/lượng) được đưa vào ngân sách.
Liên ngân hàng
- Doanh số giao dịch và khối lượng giao dịch 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.665.19 tỷ đồng, tương đương với mức giao dịch bình quân là 14.472 tỷ đồng/ngày, chưa bằng nửa doanh số giao dịch cùng kỳ năm ngoái (tương ứng lần lượt là 3.597.115 tỷ đồng và là 29.948 tỷ đồng/ngày).
- Giao dịch trên liên ngân hàng chủ yếu tập trung vào kỳ hạn dưới 1 tháng, chiếm khoảng 86% tổng doanh số giao dịch.
- Dư nợ trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm mạnh, tính đến thời điểm ngày 19/6, dư nợ trên thị trường liên ngân hàng là 179.091 tỷ đồng, giảm 23.230 tỷ đồng so với cuối năm 2012 và giảm 98.062 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012.
- Lãi suất giao dịch bình quân giảm đối với hầu hết các kỳ hạn; trong đó, lãi suất giao dịch bình qn qua đêm đã rơi xuống mức rất thấp, chưa đến 1%/năm.
Hình 2.4 Lãi suất liên ngân hàng 6 tháng 2013
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước [1]
- Tỷ giá nhìn chung tương đối ổn định, chỉ xảy ra một vài đợt biến động nhưng không quá mạnh và NHNN đã kịp thời can thiệp bằng cách bán USD cho các NHTMCP để đáp ứng nhu cầu.
2.1.3 Đánh giá chung về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam
Khi cơn bão tài chính tồn cầu thổi qua và đánh sụp các cấu trúc ngân hàng bền bỉ và vững mạnh của các nền kinh tế công nghiệp phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ, đối với hệ thống ngân hàng của chúng ta nói riêng và viễn ảnh của nó trong thời gian sắp tới thật ra không phải quá bi quan. Hệ thống ngân hàng của chúng ta, ngoài việc chịu một phần ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tồn cầu, cịn có những vấn đề riêng của nó. Các ngân hàng cần thẳng thắn nhìn lại mình để thấy hết tất cả những gì vẫn chưa nhìn thấy và sớm có những hành động cải thiện tích cực nhằm vượt qua thử thách trong tinh thần tự tin, lạc quan hướng về các cơ hội mới đang ở phía trước, khi sóng n gió lặng.
Một hệ thống ngân hàng bền vững phải có một khung pháp lý bền vững làm chỗ dựa. Hệ thống pháp lý liên quan đến các vấn đề tài chính ngân hàng của ta cịn lỏng lẻo, nhưng Chính phủ và các cơ quan kiểm sốt "đang nỗ lực phát triển một khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống ngân hàng". Các luật lệ về quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở, các thủ tục tố tụng liên quan đến việc thế chấp, cầm cố bất động sản và thu hồi bất động sản cầm cố- những vấn đề pháp lý quyết định mức độ an toàn cao hay thấp của tín dụng ngân hàng- đang được hồn thiện dần, giúp các ngân hàng Việt Nam hạn chế các rủi ro pháp lý về tín dụng, những rủi ro khơng đáng có.
Sự giải thích phù hợp về nội dung các điều luật hiện hành cũng rất cần thiết, giúp cho việc điều hành vĩ mô thuận lợi hơn.
Các cuộc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng trong nước đã và đang xảy ra, và nếu điều này được hướng dẫn, khuyến khích và giúp đỡ tích cực từ phía ngân hàng Nhà nước, các kết quả đạt được sẽ tốt hơn rất nhiều cho hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trên đà trưởng thành.
Hệ thống ngân hàng đang hành động hướng đến mục tiêu an toàn hơn và lành mạnh hơn, với sự tăng cường giám sát rủi ro từ phía các cơ quan quản lý vĩ mơ và một sự tự nguyện giảm bớt các mục tiêu lợi nhuận để dành ưu tiên cho các mục tiêu an toàn từ phía các cổ đơng đầy quyền lực của ngân hàng. Khi các ông chủ
ngân hàng hành động đúng đắn, đó là một tín hiệu lạc quan giúp phục hồi và phát triển niềm tin, sự tín nhiệm của cơng chúng, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào hệ thống ngân hàng.
Các ngân hàng Việt Nam trên tiến trình tăng trưởng và hội nhập với hệ thống tài chính ngân hàng quốc tế. Nhưng triển vọng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với một bài tốn khó. Các ngân hàng của chúng ta đang thiếu nhân sự có năng lực, cả ở cấp quản lý lẫn điều hành. Trước mắt, tình trạng cạnh tranh thu hút nhân tài giữa các ngân hàng đang khiến cho lương bổng trong ngành tăng cao, chưa kể đến chi phí huấn luyện kỹ năng mềm mà hầu như mỗi ngân hàng có tầm cỡ đều phải cố gắng tự đài thọ để hy vọng có một đội ngũ nhân sự có thể phục vụ tốt nhất cho khách hàng ngày càng khó tính hơn trong một mơi trường cạnh tranh ngân hàng ngày càng quyết liệt hơn.
Trong lâu dài, khan hiếm nhân sự cấp cao có thể khiến cho các ngân hàng Việt Nam phải thuê mướn chun viên nước ngồi cộng tác. Chi phí nhân sự cao sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và khả năng mở rộng mạng lưới của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Các yếu tố ngoại vi khác như một chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ nhằm đối phó với lạm phát đang rình rập nền kinh tế trong thời kỳ hậu khủng hoảng cũng như tình trạng thâm hụt cán cân thương mại đang có nguy cơ gia tăng cũng sẽ tác động đến hệ thống ngân hàng.
Khi nền kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp cịn ở mức cao, tình trạng khơng gửi tiết kiệm trong khu vực dân cư sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khối lượng tiền gửi cá nhân