.4 Lãi suất liên ngân hàng 6 tháng 2013

Một phần của tài liệu Kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước các cú sốc tài chính (Trang 41)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước [1]

- Tỷ giá nhìn chung tương đối ổn định, chỉ xảy ra một vài đợt biến động nhưng không quá mạnh và NHNN đã kịp thời can thiệp bằng cách bán USD cho các NHTMCP để đáp ứng nhu cầu.

2.1.3 Đánh giá chung về hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Khi cơn bão tài chính tồn cầu thổi qua và đánh sụp các cấu trúc ngân hàng bền bỉ và vững mạnh của các nền kinh tế công nghiệp phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ, đối với hệ thống ngân hàng của chúng ta nói riêng và viễn ảnh của nó trong thời gian sắp tới thật ra không phải quá bi quan. Hệ thống ngân hàng của chúng ta, ngoài việc chịu một phần ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tồn cầu, cịn có những vấn đề riêng của nó. Các ngân hàng cần thẳng thắn nhìn lại mình để thấy hết tất cả những gì vẫn chưa nhìn thấy và sớm có những hành động cải thiện tích cực nhằm vượt qua thử thách trong tinh thần tự tin, lạc quan hướng về các cơ hội mới đang ở phía trước, khi sóng n gió lặng.

Một hệ thống ngân hàng bền vững phải có một khung pháp lý bền vững làm chỗ dựa. Hệ thống pháp lý liên quan đến các vấn đề tài chính ngân hàng của ta cịn lỏng lẻo, nhưng Chính phủ và các cơ quan kiểm sốt "đang nỗ lực phát triển một khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống ngân hàng". Các luật lệ về quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở, các thủ tục tố tụng liên quan đến việc thế chấp, cầm cố bất động sản và thu hồi bất động sản cầm cố- những vấn đề pháp lý quyết định mức độ an tồn cao hay thấp của tín dụng ngân hàng- đang được hồn thiện dần, giúp các ngân hàng Việt Nam hạn chế các rủi ro pháp lý về tín dụng, những rủi ro khơng đáng có.

Sự giải thích phù hợp về nội dung các điều luật hiện hành cũng rất cần thiết, giúp cho việc điều hành vĩ mô thuận lợi hơn.

Các cuộc sáp nhập, hợp nhất ngân hàng trong nước đã và đang xảy ra, và nếu điều này được hướng dẫn, khuyến khích và giúp đỡ tích cực từ phía ngân hàng Nhà nước, các kết quả đạt được sẽ tốt hơn rất nhiều cho hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trên đà trưởng thành.

Hệ thống ngân hàng đang hành động hướng đến mục tiêu an toàn hơn và lành mạnh hơn, với sự tăng cường giám sát rủi ro từ phía các cơ quan quản lý vĩ mơ và một sự tự nguyện giảm bớt các mục tiêu lợi nhuận để dành ưu tiên cho các mục tiêu an tồn từ phía các cổ đơng đầy quyền lực của ngân hàng. Khi các ông chủ

ngân hàng hành động đúng đắn, đó là một tín hiệu lạc quan giúp phục hồi và phát triển niềm tin, sự tín nhiệm của cơng chúng, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào hệ thống ngân hàng.

Các ngân hàng Việt Nam trên tiến trình tăng trưởng và hội nhập với hệ thống tài chính ngân hàng quốc tế. Nhưng triển vọng phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với một bài tốn khó. Các ngân hàng của chúng ta đang thiếu nhân sự có năng lực, cả ở cấp quản lý lẫn điều hành. Trước mắt, tình trạng cạnh tranh thu hút nhân tài giữa các ngân hàng đang khiến cho lương bổng trong ngành tăng cao, chưa kể đến chi phí huấn luyện kỹ năng mềm mà hầu như mỗi ngân hàng có tầm cỡ đều phải cố gắng tự đài thọ để hy vọng có một đội ngũ nhân sự có thể phục vụ tốt nhất cho khách hàng ngày càng khó tính hơn trong một mơi trường cạnh tranh ngân hàng ngày càng quyết liệt hơn.

Trong lâu dài, khan hiếm nhân sự cấp cao có thể khiến cho các ngân hàng Việt Nam phải thuê mướn chun viên nước ngồi cộng tác. Chi phí nhân sự cao sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và khả năng mở rộng mạng lưới của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Các yếu tố ngoại vi khác như một chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ nhằm đối phó với lạm phát đang rình rập nền kinh tế trong thời kỳ hậu khủng hoảng cũng như tình trạng thâm hụt cán cân thương mại đang có nguy cơ gia tăng cũng sẽ tác động đến hệ thống ngân hàng.

Khi nền kinh tế với tỷ lệ thất nghiệp cịn ở mức cao, tình trạng khơng gửi tiết kiệm trong khu vực dân cư sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khối lượng tiền gửi cá nhân tại các ngân hàng. Trong khi các doanh nghiệp vẫn cịn nhu cầu vay vốn, một chính sách thắt chặt tiền tệ sẽ khiến cho lãi suất tăng cao trở lại và khiến cho thanh khoản của các ngân hàng sẽ khơng cịn dồi dào như trước.

Mặt khác, thâm hụt cán cân thương mại cần phải được kiểm soát trong hạn mức chấp nhận được nhằm duy trì một tỷ giá tương đối ổn định để không ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng.

tồn cầu một cách khá êm đẹp, trong đó có phần góp sức rất quan trọng của gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 17 ngàn tỉ đồng của Chính phủ, phần cịn lại là những nỗ lực tự thân của các ngân hàng và sự điều hành tỉnh táo và thận trọng của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều may mắn là chúng ta chỉ nằm ở vùng ngoại vi của cơn bão tài chính thế giới, khơng chịu ảnh hưởng tàn phá trực tiếp của nó. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng chính nhờ sự xuất hiện của nó, chúng ta mới kịp thời điều chỉnh các biện pháp kinh tế vĩ mô và cứu vãn được một bàn thua trơng thấy của hệ thống tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, khơng nên vì thế mà không tiếp tục tỉnh táo và thận trọng để có những giải pháp đúng đắn và phù hợp nhằm giải quyết tiếp một cách hiệu quả những vấn đề của riêng nó.

2.2Sức chịu đựng các cú sốc tài chính của các ngân hàng Việt Nam

2.2.1Các nhân tố ảnh hưởng

Tỷ lệ nợ xấu

- Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay. Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.

- Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của ngân hàng Nhà nước, các khoản dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 5, tương ứng với các loại Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), Nợ cần chú ý (2), Nợ dưới tiêu chuẩn (3), Nợ nghi ngờ (4) và Nợ có khả năng mất vốn (5). Các khoản nợ phân loại từ Nhóm 3-5 được xem là nợ xấu. Dựa theo Quyết định này các ngân hàng sau khi cấu trúc được nguồn vốn vay của mình theo các phân nhóm trên, sẽ tiến hành trích lập dự phịng rủi ro, để giúp các ngân hàng có khả năng hấp thụ vốn tốt khi các cú sốc tài chính xảy ra.

Lãi suất

- Các mục tiêu lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ và được tính tới khi xử lý các biến số như đầu tư, lạm phát và thất nghiệp. Các ngân hàng trung ương hoặc các ngân hàng dự trữ của các nước nói chung có xu hướng giảm lãi suất khi họ muốn tăng cường đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, một lãi suất thấp như là một chính sách kinh tế vĩ mơ có thể là rủi ro và có thể dẫn đến việc tạo ra một bong bóng kinh tế, trong đó một lượng lớn các đầu tư được đổ vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Điều này đã xảy ra tại Nhật Bản vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, sinh ra các khoản nợ lớn khơng được thanh tốn cho các ngân hàng Nhật Bản và sự phá sản của các ngân hàng này và gây ra đình lạm trong nền kinh tế Nhật Bản (Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào thời điểm đó), với xuất khẩu trở thành trụ cột cuối cùng cho sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong suốt phần còn lại của những năm 1990 và đầu những năm 2000. Kịch bản tương tự đã sinh ra từ việc hạ lãi suất của Hoa Kỳ kể từ cuối những năm 1990 đến nay (xem khủng hoảng tài chính toàn cầu

2007 -2012) về căn bản bởi quyết định của Hệ thống Dự trữ Liên bang. Dưới thời Margaret Thatcher, nền kinh tế của Vương quốc Anh duy trì tăng trưởng ổn định bằng cách không cho phép Ngân hàng Anh giảm lãi suất. Như thế, trong các nền kinh tế phát triển, các điều chỉnh lãi suất đã được thực hiện để giữ lạm phát trong phạm vi mục tiêu vì sức khỏe của các hoạt động kinh tế, hoặc thiết lập giới hạn trên của lãi suất đồng thời với tăng trưởng kinh tế để bảo vệ đà kinh tế.

2.2.2Sức chịu đựng của các ngân hàng Việt Nam trước các cú sốc tài chính trong thời gian qua chính trong thời gian qua

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và vẫn đang chịu ảnh hưởng từ các cú sốc tài chính gây ra bởi các cú sốc từ bên ngài và các nguyên nhân cố hữu sinh ra trong nội tại bản thân các ngân hàng tại Việt Nam, điển hình một vài cú sốc xảy ra trong thời gian gần đây:

- Tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (Agribank), nguyên nhân gây bất ổn là chính sách cho phép chuyển đổi các ngân hàng nông thôn thành

ngân hàng thành thị và ép các ngân hàng này phải nhanh chóng tăng vốn điều lệ lên gấp hàng chục lần trong vỏn vẹn dăm ba năm. Chính sự tăng vốn ồ ạt trong khi năng lực quản trị còn yếu đã khiến các ngân hàng trở thành sân sau của các tập đồn. Vốn bị đẩy một cách thiếu kiểm sốt vào các dự án của các doanh nghiệp này. Nợ xấu, nợ q hạn là điều khó tránh khỏi khi chính sách tiền tệ đột ngột bị thắt chặt.

- Ngày 14 tháng 10 năm 2003, xuất hiện tin đồn rằng tổng giám đốc của ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) bỏ trốn. Người gửi tiền tại ngân hàng này mất lòng tin vào khả năng thanh toán của ACB và lo lắng cho tài sản của mình gửi ở đó, đã đổ xơ đến địi rút tiền gây ra bank run (Đột biến rút tiền gửi) và nguy cơ lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng thành phố và cả nước. Tình trạng khan hiếm tín dụng đã xuất hiện. Một loạt biện pháp đã được các cơ quan như Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan điều tra tiến hành để trấn an người gửi tiền và cứu được ngân hàng này khỏi đổ vỡ.

- Năm 2010 bức tranh tài chính tối tăm tại Vinashin mới thực sự lộ rõ qua đợt thanh tra của Chính phủ. Theo báo cáo, tính tới cuối năm 2009, tổng tài sản của tập đoàn là hơn 104.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 80% (86.000 tỷ đồng) là nợ phải trả, Vinashin vay nhiều, đầu tư thua lỗ. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinashin dựa hoàn toàn vào vốn vay. Bên cạnh đó, đến hết năm 2009, Vinashin khơng cịn bảo tồn được vốn Nhà nước giao, để thâm hụt gần 5.000 tỷ đồng. Khủng hoảng của Vinashin đã làm "ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước, ảnh hưởng đến tín nhiệm của Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế". Trong năm 2010, hai tổ chức xếp hạng thế giới là Moody's và Standard & Poor's (S&P) đều hạ bậc tín nhiệm Việt Nam, bức tranh nợ công của Việt Nam cũng trở nên tồi tệ do gánh nặng từ việc vay vốn đầu tư cho tập đồn này. Tiếp đó, các chủ nợ quốc tế cũng tuyên bố sẽ kiện Vinashin vì khơng thanh tốn đúng hạn khoản gốc và lãi 600 triệu USD... Một số ngân hàng có vốn đầu tư hoặc Vinashin chiếm 3% danh mục cho vay đều bị ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Việc tăng trưởng tín dụng trong những năm gần đây, nhiều khả năng đã

Biến động giá nhà cửa và giá vốn Biến động lãi suất

Biến động tỷ giá Nền kinh tế đi xuống Thất nghiệp, lạm phát

Tỷ lệ đòn bẩy

dẫn đến chất lượng tài sản của các ngân hàng này giảm sút một cách đáng kể, vì khả năng trả nợ của Vinashin là khơng có, dẫn đế sự thiếu hụt vốn trầm trọng trong các hệ thống tài chính cũng như quốc gia…

2.3Các rủi ro các ngân hàng gặp phải khi xảy ra các cú sốc tài chính

2.3.1Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khả năng khách hàng vay hoặc đối tác của ngân hàng khơng thực hiện được nghĩa vụ của mình theo các điều khoản đã thỏa thuận trước với ngân hàng. Từ đó, dịng tiền của một số tài sản trong danh mục của ngân hàng sẽ khơng được thanh tốn đầy đủ dẫn đến tình trạng tài sản xấu. Nhìn chung, có ba nhóm yếu tố có thể dẫn đến rủi ro tín dụng: (i) chu kỳ kinh tế (yếu tố rủi ro kinh tế vĩ mô); (ii) yếu tố rủi ro của từng công ty cụ thể; và (iii) chất lượng thể chế (các yếu tố thể chế/ cấu trúc liên quan đến các quy định về tài chính và cơng tác giám sát ngành tài chính).

Hình 2.5 Các yếu tố vĩ mơ dẫn đến rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng

Nguồn: Tác giả tự tóm tắt

Từ các nhóm yếu tố nêu trên, các mơ hình rủi ro tín dụng căn bản được phát triển. Với các yếu tố kinh tế vĩ mơ, rủi ro tín dụng hay chất lượng tài sản được giải thích bằng những biến động xảy ra đối với điều kiện kinh tế vĩ mơ – Mơ hình này

gọi là mơ hình tín dụng vĩ mơ. 2.3.2Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro mà những biến động lãi suất trên thị trường có thể tác động đến tài sản nợ, tài sản có và các khoản mục ngoại bảng của một tổ chức tài chính, từ đó có tác động tiêu cực đến vốn và thu nhập của tổ chức đó. Nói cách khác, rủi ro lãi suất phát sinh khi tồn tại khe hở (chênh lệch) giữa mức độ nhạy cảm với lãi suất của tài sản có và tài sản nợ của tổ chức.

Rủi ro lãi suất có thể nhìn từ hai góc độ: góc độ về thu nhập (theo cơ chế kế tốn) và góc độ về giá trị kinh tế. Ở góc độ thu nhập, sự quan tâm ở đây là trong giai đoạn 1-2 năm tới, thu nhập lãi ròng của ngân hàng ảnh hưởng như thế nào khi lãi suất thay đổi. Đây là cách tiếp cận phổ biến của các ngân hàng khi xem xét các trạng thái có rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, do cách tiếp cận này chỉ đánh giá được những kết quả cho giai đoạn 1-2 năm, nên những tác động của lãi suất đối với những công cụ, hay trạng thái dài hạn khơng được phân tích thỏa đáng. Vì lý do này mà các ngân hàng quy mô lớn sẽ đánh giá mức độ rủi ro từ góc độ giá trị kinh tế. Giá trị kinh tế được hiểu là sự đánh giá mức độ thay đổi của giá trị thị trường của tất cả các tài sản có, tài sản nợ và các khoản mục ngoại bảng khi lãi suất thay đổi. Điều đó có nghĩa là chúng ta xem xét sự thay đổi của giá trị hiện tại của tất cả các dòng tiền trong tương lai phát sinh từ bảng cân đối của ngân hàng. Kết quả phân tích tác động từ góc độ thu nhập sẽ được hỗ trợ thêm từ kết quả phân tích từ góc độ giá trị

Một phần của tài liệu Kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước các cú sốc tài chính (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w