Quan điểm đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước các cú sốc tài chính (Trang 67 - 70)

2 .5Các căn cứ đề xuất giải pháp

3.2 Quan điểm đề xuất giải pháp

3.2.1Về chiến lược phát triển của ngành

Thời gian gần đây, những biến động của nền kinh tế và môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đã đặt ra nhiều áp lực lớn cho các ngân hàng. Để tăng khả năng cạnh tranh, các ngân hàng phải liên tục đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ… trong đó đầu tư cho cơng nghệ là một trong những yếu tố then chốt quyết định thành cơng.

Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trị quản trị của Hội đồng quản trị, tăng cường sự tham gia tích cực, chủ động của các thành viên Hội đồng quản trị vào hoạt động

quản trị rủi ro trong hoạt động của ngân

hàng. : quản lý rủi

ro, quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, v.v., đồng thời triển khai thực hiện tổ chức và hoạt động mới của Khối Thị trường tài chính, Khối Cơng nghệ thơng tin,… Rà sốt lại các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm của ngân hàng từ nay đến 2015 phù hợp với bối cảnh mới của nền kinh tế, theo hướng tăng trưởng phù hợp, an toàn, hiệu quả.

3.2.2Về mục tiêu phát triển của ngành

trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong những thá :

- Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để chủ động điều hành các cơng cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, điều tiết tiền tệ hợp lý để đảm bảo thanh khoản, sẵn sàng nguồn vốn để mở rộng tín dụng ra nền kinh tế thơng qua: (i) Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với tình hình vốn khả dụng của các TCTD, lãi suất thị trường liên ngân hàng; (ii) Thực hiện cho vay tái cấp vốn với khối lượng và thời hạn hợp lý đối với các TCTD để cho vay mua nhà ở theo Nghị quyết 02 của Chính phủ, hỗ trợ việc giải quyết nợ xấu, hỗ trợ phát triển kinh tế theo các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ; Theo dõi sát diễn biến thị trường, trạng thái ngoại hối của các TCTD để can thiệp trên thị trường ngoại hối một cách hợp lý, đồng thời điều chỉnh linh hoạt các kênh cung ứng tiền để kiểm soát tiền tệ theo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

- Về điều hành lãi suất và tỷ giá: (i) Điều hành các mức lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, điều kiện của thị trường tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát; các TCTD tăng cường tiết kiệm chi phí, huy động vốn với lãi suất hợp lý để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, kể cả các khoản cho vay cũ; tiếp tục thực hiện miễn, giảm lãi vốn vay phù hợp với điều kiện tài chính của TCTD; (ii) Theo dõi sát diễn biến tỷ giá, thị trường tiền tệ, ngoại hối, thường xuyên rà soát số liệu dự báo cán cân

thanh tốn quốc tế để có cơ sở đánh giá cung cầu ngoại tệ, theo đó điều hành tỷ giá phù hợp; (iii) Phối hợp chặt chẽ giữa điều hành tỷ giá và lãi suất theo hướng khuyến khích nắm giữ VND, hạn chế sự dịch chuyển sang USD.

- Về mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 12%, tồn hệ thống thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu theo chủ trương của Chính phủ tại Nghị quyết số 02/NQ-CP: (i) Tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng, lãi suất đã triển khai trong năm 2012 để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; (ii) Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan và chính quyền địa phương đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là khả năng tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản phẩm tồn kho cũng như các khó khăn vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, trên cơ sở đó triển khai các giải pháp về tín dụng, lãi suất phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; (iii) Tập trung vào việc chỉ đạo và theo dõi việc triển khai cơ chế cho vay nhà ở (theo thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013) để hỗ trợ vốn kịp thời cho các NHTM, đảm bảo chính sách được triển khai nhanh chóng trên thực tế; (iv) Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các TCTD triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Khẩn trương thực hiện các bước và thủ tục cần thiết để sớm đưa VAMC đi vào hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, khơi thơng dịng vốn tín dụng trong nền kinh tế.

3.2.3Về định hướng phát triển của ngành

Theo hướng tiếp cận nghiên cứu này, định hướng nghĩa là nhắm đến tương lai ngành sẽ phát triển như thế nào? Do vậy cần phân ra từng giai đọan nhỏ từ 3–5 năm cho một thời kỳ phát triển. Sau đó có thể điều chỉnh bổ sung chiến lược sao cho phù hợp, đồng thời có phân chia như vậy để ngành có những thứ tự ưu tiên hợp lý. Trong quá trình định hướng phải lưu ý đến những biến động của thị trường đặc biệt là thị trường thế giới để có những điều chỉnh thích hợp để có thể dự báo trước được các rủi ro và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu Kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước các cú sốc tài chính (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w