TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Từ những nghiên cứu ở chương 1 về cơ sở khoa học cú sốc tài chính và các nhân tố gây ra các cú sốc tài chính, có thể rút ra một số kết luận:
1/ Giới thiệu tổng quan về cú sốc tài chính thơng qua một số khái niệm, lịch sử các cuộc khủng hoảng, phân loại. Trong đó tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng gây ra các cú sốc tài chính, phân tích khả năng chịu đựng của các ngân hàng trước các cú sốc, từ đó phác thảo một mơ hình nghiên cứu đề xuất các kịch bản giả định để đánh giá sức khỏe của các tổ chức ngân hàng trong bài nghiên cứu, gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản và rủi ro lan truyền.
2/ Tổng hợp một số nghiên cứu trước đây trên thế giới về mơ hình thực hiện ST để đánh giá thử nghiệm mức độ căng thẳng tài chính. Thơng qua chương 1, tác giả điểm lại một số lý thuyết cơ bản nhằm làm nền tảng để tiến hành phân tích các chương sau.
C HƢƠN G 2 : THỰC TRẠNG SỨC CHỊU ĐỰNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRƢỚC CÁC CÚ SỐC TÀI CHÍNH
2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam
2.1.1Qui mô, năng lực của một vài ngân hàng
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với sự phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. Để có thể đạt được những thành cơng ấy, có thể thấy một số điểm mạnh nổi bật của hệ thống ngân hàng Việt Nam như:
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam có tính năng động cao, tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật ngân hàng, kinh nghiệm trong quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng trên thế giới. Điều này giúp cho các ngân hàng trong nước đã nhanh chóng tận dụng được các cơ hội từ bên ngoài khi nền kinh tế mở cửa và hội nhập, từ đó gia tăng tốc độ phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước và rút ngắn khoảng cách giữa hệ thống ngân hàng trong nước với hệ thống ngân hàng thế giới.
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam có tính đồng thuận và tính định hướng cao, do đó gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống, đặc biệt là trong việc thực thi những định hướng chính sách của Chính phủ, nâng cao khả năng hỗ trợ của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế.