Phương pháp bản đồ tư duy

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài “Một số vấn đề của Châu Phi” – Địa lí 11 (Trang 32 - 35)

Xuất phát từ thực tế của bản thân khi còn là một học sinh trung học, học giả ngƣời Anh, Tony Buzan đã nghiên cứu và giới thiệu Bản đồ Tƣ duy (Mind map) vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX. Đây không chỉ đơn thuần là một cơng cụ ghi chép hồn chỉnh mà là một phƣơng pháp tƣ duy nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận, ghi nhớ thơng tin và kích thích khả năng sáng tạo của con ngƣời. Bản đồ Tƣ duy là một sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ nhƣ bản đồ địa lí, có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhánh, khai thác “sức mạnh” của màu sắc, hình ảnh, ngơn từ chắt lọc, súc tích, nhằm kích thích khả năng sáng tạo vơ tận của con ngƣời thơng qua mạng lƣới ý tƣởng có mối liên hệ hữu cơ với nhau.

Để thành lập Bản đồ Tƣ duy, chúng ta cần một tờ giấy, một số cây bút và một bộ não chịu hoạt động. Bản đồ Tƣ duy hoạt động theo cơ chế liên tƣởng của bộ não. Nếu não lƣời biếng khơng chịu suy nghĩ thì Bản đồ tƣ duy cũng khơng đƣợc hình thành. Dƣới đây là 7 bƣớc thành lập Bản đồ Tƣ duy do Tony Buzan giới thiệu.

(1) Bắt đầu từ trung tâm của tờ giấy

(2) Dùng một hình ảnh hay bức tranh cho ý tƣởng trung tâm (3) Luôn sử dụng màu sắc.

(4) Nối các nhánh chính đến hình ảnh trung tâm và nối các nhánh cấp 2, cấp 3...với nhánh cấp 1, cấp 2...để tạo ra sự liên kết.

(5) Vẽ nhiều nhánh cong hơn đƣờng thẳng (6) Sử dụng một từ khố trong mỗi dịng (7) Dùng những hình ảnh xuyên suốt

Sử dụng Bản đồ Tƣ duy góp phần rèn luyện phương pháp học tập hiệu quả cho học sinh. Bởi Bản đồ Tƣ duy chính là cơng cụ tƣ duy, là phƣơng pháp khai thác tối đa năng lực của não bộ, đặc biệt là năng lực sáng tạo, từ đó xóa bỏ dần lối học gạo, học vẹt.

Bản đồ Tƣ duy giúp học sinh học tập tích cực, chủ động. Trong quá trình thành lập thành lập Bản đồ Tƣ duy, học sinh phải độc lập suy nghĩ, rà soát kiến thức, liên tƣởng, phân tích, khái qt hóa để phát hiện mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tƣợng và phản ánh mối liên hệ đó lên bản đồ thơng qua hệ thống ký tự, hình ảnh, màu sắc của cá nhân mà khơng chịu sự gị ép theo khuôn mẫu của giáo viên.

Phƣơng pháp này còn phát huy tối đa tính sáng tạo và phản ánh đậm nét cá

Bản đồ Tƣ duy giúp học sinh ghi chép và ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn. Bản đồ Tƣ duy với hình ảnh, màu sắc sinh động đã xóa đi sự nhàm chán, đơn điệu và buồn tẻ của phƣơng pháp ghi bài truyền thống theo dịng kẻ nhƣ những hình chữ nhật làm đóng khung tƣ duy và sự sáng tạo của bạn.

Với những hiệu quả trên, phƣơng pháp Bản đồ tƣ duy đã và sẽ góp phần quan trọng trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, hƣớng tới dạy học lấy học sinh làm trung tâm và q trình cá thể hóa ngƣời học. Đồng thời, Bản đồ tƣ duy còn là phƣơng pháp giúp học sinh tăng cƣờng khả năng tự học, nhằm thực hiện mục tiêu biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và học tập suốt đời của con ngƣời.

Bản đồ tƣ duy có thể đƣợc sử dụng trong học tập mơn địa lí nhƣ sau

* Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp thảo luận nhóm.

Đối với phƣơng pháp thảo luận nhóm, thay vì phát phiếu học tập và hoàn thành phiếu học tập nhƣ thơng thƣờng, giáo viên có thể u cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm với nội dung giáo viên đã giao thơng qua các Bản đồ Tƣ duy. Hiển nhiên, mỗi bản đồ tƣ duy đó khơng chỉ phản ánh thái độ nghiêm túc, tích cực của cả nhóm trong việc khai thác, lĩnh hội kiến thức giống nhƣ một phiếu học tập mà cịn in đậm tinh thần đồn kết cũng nhƣ sự hợp tác ăn ý giữa các thành viên trong nhóm đồng thời vẫn thể hiện đƣợc màu sắc cá nhân của mỗi học sinh. Học sinh không chỉ đƣợc khám phá kiến thức mới mà còn đƣợc sáng tạo và khẳng định bản thân, đƣợc thuyết trình, học hỏi những cách thể hiện vấn đề theo những góc cạnh khác nhau và đƣợc bảo vệ ý tƣởng, chính kiến của mình.

* Sử dụng Bản đồ Tư duy trong phương pháp động não

Ở một góc độ nào đó, bản chất của phƣơng pháp động não chính là bản đồ tƣ duy cả về nội dung và hình thức. Phƣơng pháp động não đƣợc sử dụng khá phổ biến trong dạy học Địa lý nhằm phát huy tính sáng tạo, tập trung cao độ và rèn luyện khả năng phản ứng nhanh nhạy của ngƣời học. Giáo viên đƣa ra một vấn đề có tính tình huống và u cầu học sinh giải quyết trong thời gian ngắn và theo hình thức “tiếp sức”. Các học sinh sẽ lần lƣợt “bật” ra ý tƣởng càng nhanh càng tốt, cho đến khi thời gian kết thúc. Khi đó, vấn đề có tính tình huống giáo viên tung ra đƣợc thể hiện ở trung tâm của Bản đồ Tƣ duy thông qua một bức tranh hay hình ảnh đồ họa. Mỗi ý tƣởng của học sinh là một phân

nhánh cấp 1. Kết thúc cuộc chơi, ta sẽ có một Bản đồ Tƣ duy đồ sộ là tập hợp sức mạnh tƣ duy của cả tập thể, đồng thời kích thích sự tham gia, hứng thú và nhiệt tình của tất cả ngƣời học trên tinh thần tôn trọng và học hỏi.

*) Sử dụng bản đồ tư duy trong củng cố kiến thức, ôn tập

Việc sử dụng Bản đồ tƣ duy để hệ thống hóa kiến thức về bản chất cũng giống nhƣ việc xây dựng sơ đồ, đều phát triển các nhánh theo cấu trúc của vấn đề. Tuy nhiên, ở Bản đồ tƣ duy hệ thống kênh chữ sẽ đƣợc súc tích hơn nữa, màu sắc cũng đƣợc sử dụng linh hoạt và phát huy hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, Bản đồ Tƣ duy cịn sử dụng hệ thống các hình ảnh xuyên suốt để gây ấn tƣợng và tăng cƣờng khả năng ghi nhớ của học sinh.

*) Ứng dụng bản đồ tư duy trong kiểm tra, đánh giá.

Việc kiểm tra bằng bản đồ tƣ duy là một hình thức kiểm tra tồn diện. Thơng qua đó, giáo viên khơng chỉ đánh giá đƣợc kiến thức của học sinh, khả năng ghi nhớ, sự chuyên cần học tập. Hơn thế nữa, nó cịn cho phép giáo viên đánh giá đƣợc năng lực tƣ duy khoa học, tính logic, trí tƣởng tƣợng, óc thẩm mỹ và sáng tạo của học sinh. Chính vì điều đó, sự phản hồi của học sinh thơng qua bản đồ tƣ duy có giá trị hơn rất nhiều so với phƣơng pháp kiểm tra tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Nhƣ vậy, bản đồ tƣ duy có thể đƣợc ứng dụng rộng rãi trong dạy học Địa lý tại Trƣờng THPT nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh, hƣớng tới dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm. Trên hết, bản đồ tƣ duy rèn luyện cho học sinh phƣơng pháp tƣ duy tích cực, một nhân tố quan trọng giúp học sinh hoàn thiện phƣơng pháp tự học nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo và học tập suốt đời.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) Vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong bài “Một số vấn đề của Châu Phi” – Địa lí 11 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)