Điểm mạnh
- Uy tín thương hiệu
- Tiềm lực tài chính mạnh, giúp BIDV có đủ nguồn tài chính cần thiết để đầu tư phát triển trong hoạt động NHBL
- Khả năng tăng trưởng nhờ vào lợi thế quy mô trong cả hoạt động vốn, tín dụng và dịch vụ ngân hàng
- Nền khách hàng hiện tại lớn.
- Hệ thống mạng lưới rộng khắp, tập trung chủ yếu các khu vực đơ thị, có vị trí thương mại thuận lợi. Hiện nay, BIDV có 117 chi nhánh, 423 phòng giao dịch và đứng thứ 3 trên thị trường về quy mô mạng lưới, thị phần lớn.
- Nhân lực tương đối trẻ, có trình độ.
- Hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư
Điểm yếu
- Nhận biết thương hiệu thấp và định vị khác biệt hình ảnh thương hiệu chưa rõ ràng trên thị trường NHBL
- Ít có sản phẩm/ gói sản phẩm đặc thù cho từng phân đoạn khách hàng
- Cơ sở hạ tầng công nghệ hỗ trợ cho phát triển sản phẩm dịch vụ hay giá trị tiện ích gia tăng cho khách hàng cịn thiếu ổn định và chưa tích hợp
- Kênh phân phối chưa đa dạng, hiệu quả còn thấp.
- Nguồn nhân lực làm công tác bán lẻ chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, chưa phát huy hiệu quả năng lực trong kinh doanh bán lẻ
Cơ hội
- Thị trường ngân hàng bán lẻ đang trong giai đoạn đầu phát triển, dịch vụ NHĐT, thanh tốn thẻ, POS, thẻ tín dụng vẫn đang ở giai đoạn sơ khai còn tiềm năng phát triển lớn (80% dân số Việt Nam chưa có tài khoản ngân hàng).
Thách thức
- Nền kinh tế khó khăn, tăng trưởng chậm, thị trường cịn nhiều biến động khiến nhiều khách hàng gặp khó khăn và dè dặt trong tiêu dùng. Vấn đề đạo đức kinh doanh, rủi ro tín dụng, nợ xấu tiếp tục gia tăng
20
Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và nhu cầu sử dụng dịch vụ NH gia tăng. Chính phủ đã phê duyệt đề án Đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, tạo động lực phát triển nhanh hoạt động NHBL trong giai đoạn này Khách hàng có khuynh hướng chọn ngân hàng tin tưởng và an toàn để sử dụng sản phẩm dịch vụ tiện ích, đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm
Khách hàng đang ngày càng quan
Tầng lớp người thu nhập cao tăng trưởng nhanh (20%/năm) và đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng cao cấp ngày càng gia tăng. Sự ưa chuộng sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao của tầng lớp giới trẻ
Hội nhập quốc tế ngành ngân hàng góp phần mở rộng thị trường. Cơ hội liên kết hay hợp tác với đối tác thứ 3 để mở rộng nền khách hàng và phát triển dịch vụ tiện ích gia tăng cho khách hàng.
60% 49% 51.50% 40% 36% 40% 20% 0% 2009 2010 2011 2012
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV giai đoạn 2009 – 2012
2.2.1.Hoạt động huy động vốn dân cƣ
2.2.1.1.Về quy mô và tốc độ tăng trƣởng
Bảng 2.2: Chỉ tiêu huy động vốn dân cƣ Năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
Tổng HĐV 204.323 251.459 263.856 347.821
HĐV dân cư 74.339 100.003 129.205 179.128
Tỷ trọng HĐVDC/ Tổng HĐV 36% 40% 49% 51,5%
Tăng trưởng HĐV dân cư 28% 35% 29,2% 38,6%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng bán lẻ năm 2009 – 2012 của BIDV [7]) Trong giai đoạn 2009 – 2012, quy mô huy động vốn dân cư tăng trưởng tốt, năm 2012 đạt 179.128 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng bình quân HĐVDC giai đoạn này ở mức độ khá tốt 35%/năm cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng giai đoạn trước (tốc độ tăng trưởng bình quân HĐVDC giai đoạn 2007 – 2009 đạt 20%/năm). Đặc biệt, trong năm 2012, huy động vốn dân cư đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm (38,6%).
2.2.1.2.Cơ cấu huy động vốn dân cƣ:
Tỷ trọng HĐVDC/ Tổng HĐV từng bước được cải thiện qua các năm, góp phần quan trọng trong ổn định nền vốn của toàn ngân hàng. Nếu như năm 2009 đạt 36%, năm 2010 đạt 40%, năm 2011 đạt 49% thì đến năm 2012 đạt mức 51.5%.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng huy động vốn dân cƣ
100.00% 86.40% 91.40% 83.20% 82.40% 80.00% 60.00% VND Ngoại tệ 40.00% 17.60% 16.80% 13.60% 20.00% 8.60% 0.00% 2009 2010 2011 2012
Trong đó, tỷ trọng tiền gửi VND có xu hướng tăng qua các năm, tỷ trọng này ổn định trong 2 năm liền là năm 2009 và 2010 (năm 2009 đạt 82,4%, năm 2010 đạt 83,2%), tuy nhiên sang năm 2011, tiền gửi VND có xu hướng tăng trưởng mạnh lên 86,4% và đến năm 2012 đạt 91,4%. Trong khi đó, tiền gửi ngoại tệ có xu hướng tăng trưởng thấp hơn, tỷ trọng giảm từ 17,6% năm 2009,13,6% năm 2011 và đến năm 2012 chỉ còn 8,6%. Nguyên nhân trong giai đoạn này, tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định, mức lãi suất huy động USD được ấn định bởi lãi suất trần của Ngân hàng nhà nước nên nhu cầu gửi ngoại tệ không hấp dẫn so với tiền gửi VND.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn dân cƣ theo loại tiền
(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng bán lẻ năm 2009 – 2012 của BIDV [7])
Bên cạnh đó là sự chuyển dịch rõ nét đối với cơ cấu huy động vốn dân cư theo kỳ hạn. Từ năm 2009 đến năm 2011, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của BIDV tăng trưởng đột biến, nếu như năm 2009, tỷ trọng này là 74%, thì đến năm 2011 tỷ trọng này đã tăng lên 86%, trong khi tiền gửi từ 12 tháng trở lên trong thời gian này lại có xu hướng giảm nhẹ, năm 2009 là 18%, đến năm 2011 giảm còn 9%. Nguyên nhân chủ yếu do làn sóng tăng lãi suất huy động đặc biệt tại các kỳ hạn ngắn để đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng cùng tâm lý kỳ vọng lãi suất tiếp tục tăng của người dân.
100% 86% 78% 74% 80% 60% 40% 56.10% 39% KKHDưới 12T Trên 12T 18% 16% 9% 20% 0% 7% 6% 5% 4.90% 2009 2010 2011 2012
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu huy động vốn dân cƣ theo kỳ hạn
(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng bán lẻ năm 2009 – 2012 của BIDV [7])
Tuy nhiên, năm 2012 lại đánh dấu sự chuyển dịch tích cực đối với tiền gửi trên 12 tháng. Dưới tác động về trần lãi suất huy động của NHNN và sự linh hoạt trong các sản phẩm dài hạn của BIDV, tiền gửi dài hạn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đã có sự tăng trưởng đột biến, từ 18% năm 2009 tăng vọt lên 56,1% năm 2012.
Tóm lại, trong giai đoạn 2009 – 2012, hoạt động HĐV dân cư đã góp phần tích cực vào tỷ trọng huy động vốn chung của BIDV. Tuy trong giai đoạn này có những thời điểm khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế và dưới tác động của trần lãi suất huy động của NHNN, trong năm 2012, lãi suất huy động đã được điều chỉnh giảm 6 lần, từ 14%/năm xuống 8%/năm, làm huy động vốn chung của toàn ngành giảm nhưng huy động vốn dân cư của BIDV vẫn tăng trưởng khả quan.
2.2.2.Tín dụng
2.2.2.1.Quy mô và tốc độ tăng trƣởng
Bảng 2.3: Quy mơ, tăng trƣởng tín dụng bán lẻ Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 So sánh 2011/10 So sánh 2012/11 Tổng dư nợ 190.880 231.329 269.691 313.395 16,6% 16,2% TDBL 19.710 29.832 38.393 47.636 29% 24% Tỷ trọng TDBL/TDN 10.8% 12.8% 14.2% 15.2% 1,4% 1% Tăng trưởng TDBL 51% 29% 24%
2% 4% 4% 6% CV SX-KDCV nhà ở CC/CK GTCG CV TD tín chấp CV BĐ bằng BĐS CV mua ơ tơ CV chứng khốn 7% 47% 10% 20% 3% 1% 1% 5% 7% CV SX-KDCV nhà ở CC/CK GTCG CV TD tín chấp CV BĐ bằng BĐS CV mua ô tô CV chứng khoán 42% 13% 28%
Trong giai đoạn 2009 – 2012, dư nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Dư nợ TDBL tại thời điểm năm 2012 đạt 47.636 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2009.
Trong đó, hoạt động TDBL có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất vào năm 2010 (tăng 52% so với năm 2009) và ngày càng có xu hướng tăng trưởng ổn định.
Hoạt động TDBL của BIDV qua 3 năm 2010 – 2012 cho thấy quy mơ TDBL có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại, trong khi đó chất lượng tín dụng có xu hướng giảm sút qua các năm. Tuy nhiên, hoạt động TDBL đã dần cải thiện cơ cấu tín dụng theo hướng nâng dần tỷ trọng TDBL trong tổng dư nợ. So với năm 2009, tỷ trọng DNBL trong tổng dư nợ năm 2012 đã tăng khoảng 4%, đạt 15,2%.
2.2.2.2.Đánh giá theo nhóm sản phẩm
Năm 2009
Năm 2012
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu danh mục tín dụng bán lẻ năm 2009 và năm 2012
Cơ cấu danh mục theo sản phẩm TDBL của BIDV không thay đổi nhiều trong giai đoạn 2009 – 2012. Theo biểu đồ cho thấy cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay nhà ở và cho vay cầm cố/chiết khấu GTCG vẫn là các sản phẩm chủ yếu, chiếm khoảng 80% tổng dư nợ bán lẻ của BIDV và cũng là sản phẩm có mức tăng trưởng nhanh nhất cả về dư nợ tăng thêm cũng như tốc độ tăng trưởng.
Cụ thể, chỉ tính đến tháng 9/2012 thì dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh đạt 18.463 tỷ đồng, tăng 9.157 tỷ, tương đương 98% so với 2009. Dư nợ cho vay nhà ở đạt 12.843 tỷ đồng, tăng 8.896 tỷ đồng, tương đương 225% so với 2009.
Một số sản phẩm khác mặc dù có tiềm năng phát triển nhưng hiện vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TDBL: cho vay tiêu dùng tín chấp (7%), vay mua ơtơ (3%).
Với thế mạnh về vị thế trong hoạt động tín dụng cùng mạng lưới kênh phân phối rộng lớn, tuy nhiên, hiện tại danh mục sản phẩm bán lẻ của BIDV hiện nay chưa đa dạng và phong phú, BIDV cung cấp một sản phẩm duy nhất phục vụ cho các mục đích kinh doanh khác nhau, chưa cạnh tranh so với các NHTMCP khác.
Bên cạnh đó, việc xây dựng sản phẩm chưa thực sự dựa trên việc khảo sát thị trường bài bản và chuyên sâu (nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh), dẫn đến các sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV chưa thu hút được đại bộ phận dân cư.
2.2.3.Dịch vụ thẻ
Thị trường thẻ Việt Nam trong giai đoạn này chứng kiến những bước phát triển nhanh chóng của hoạt động phát hành thẻ nội địa và thẻ quốc tế, cũng như mạng lưới chấp nhận thẻ ATM/POS trên khắp cả nước. Về phát hành thẻ, tốc độ tăng trưởng trung bình của thẻ nội địa là 50%, thẻ quốc tế là 70%. Tính đến ngày 31/12/2012, đã có hơn 52 tổ chức tham gia phát hành thẻ với gần 57,1 triệu thẻ, trong đó thẻ ghi nợ nội địa chiếm tỷ trọng 92,31%, thẻ quốc tế chiếm 7,69%, trong khi đó, các ngân hàng đã xúc tiến, đẩy mạnh việc phát hành thẻ tín dụng và một số ít các ngân hàng bắt đầu triển khai phát hành thẻ trả trước.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có những chính sách thúc đẩy sự phát triển hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền mặt nói chung và hệ thống thẻ ngân
hàng nói riêng, nổi bật là Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015.
Năm 2012, mặc dù nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhưng hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV tiếp tục tăng trưởng ổn định, cụ thể:
Bảng 2.4 : Kết quả hoạt động thẻ ghi nợ nội địa của BIDVNăm Năm
Tiêu chí 2009 2010 2011 2012
Số lượng thẻ ghi nợ luỹ kế 1.850.000 2.337.564 2.891.087 3.535.661 Doanh số thẻ ghi nợ (tỷ đồng) 42.015 51.894 65.911 84.718
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ 2009 – 2012 [8])
Với số lượng 3,5 triệu thẻ, hiện nay BIDV chiếm 6,2% thị phần, doanh số sử dụng thẻ chiếm 11,5% thị phần sau Vietinbank, Agribank, VCB, EAB.
Hoạt động phát hành thẻ ghi nợ nội địa giai đoạn 2009 – 2012 duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 22,5%/năm trong số lượng thẻ phát hành. Năm 2012 đạt 3.535.661 thẻ, đem lại doanh số 84.718 tỷ đồng. Với sự phát triển đa dạng của các loại thẻ: Thẻ BIDV Harmony (với năm loại tương ứng ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ), thẻ BIDV Etrans, thẻ BIDV Etrans trả lương, thẻ BIDV Moving, không ngừng gia tăng tiện ích của thẻ ATM: thanh tốn hố đơn (vé máy bay, thanh toán tiền điện), nạp tiền điện thoại, thanh tốn phí bảo hiểm, gửi tiết kiệm …dịch vụ thẻ đã đóng góp một phần khơng nhỏ trong tổng thu dịch vụ NHBL của BIDV.
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động thẻ tín dụng quốc tế của BIDV Năm
Tiêu chí 2009 2010 2011 2012
Số lượng thẻ tín dụng luỹ kế 6.662 19.093 34.554 46.021 Doanh số thẻ tín dụng (tỷ đồng) 142 448 965 1.428
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ 2009 – 2012 [8])
Đứng vị trí thứ 7 trên thị trường thẻ tín dụng, sau Vietinbank, VCB, ACB, Sacombank, Techcombank, EIB. Tính đến cuối năm 2012, BIDV đã phát hành trên
46.000 thẻ tín dụng, với tốc độ tăng trưởng bình quân 57%/năm trong giai đoạn năm 2010 – 2012. Thị phần thẻ tín dụng BIDV cịn rất khiêm tốn so với các đối thủ lớn như VCB và Vietinbank, chỉ chiếm 3,1% thị phần.
Tổng doanh số sử dụng thẻ tín dụng của BIDV năm 2012 đạt 1.428 tỷ đồng, với mức tăng trưởng 81% trong giai đoạn 2010 – 2012. Thị phần doanh số thẻ tín dụng BIDV so với tồn thị trường cũng có sự tăng trưởng nhất định. Nếu như năm 2010, thị phần của BIDV là 4,4% thì đến năm 2012 thị phần đã tăng lên 6,2%. Điều này thể hiện mức độ sử dụng thẻ của các chủ thẻ BIDV đã có sự cải thiện đáng kể. 2.2.4. Dịch vụ thanh tốn
Doanh số thanh tốn đã có những bước tăng trưởng đáng kể, năm 2012 đạt 1.468 tỷ đồng, tăng 70% so với năm 2011. Thu phí dịch vụ đạt 807 triệu đồng, tăng 130% so với năm 2011.
So với các NHTM khác, danh mục sản phẩm thanh toán đa dạng về các kênh triển khai: kênh ATM, quầy, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, website nhà cung cấp, IBMB. Đây là một trong những ưu thế của BIDV, tuy nhiên, dịch vụ thanh toán, lại chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, phí dịch vụ đem lại chưa cao, nhiều tiện ích về thanh tốn hóa đơn chưa có so với các NHTM khác như: thu thuế thu nhập cá nhân, thanh tốn vé tàu, thu viện phí…
2.2.5. Hoạt động kiều hối
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kiều hối từ năm 2009 – 2012
2009 2010 2011 2012 Doanh số (triệu USD) Thu phí (tỷ đồng) Doanh số (triệu USD) Thu phí (tỷ đồng) Doanh số (triệu USD) Thu phí (tỷ đồng) Doanh số (triệu USD) Thu phí (tỷ đồng) Kiều hối 367 1.080 1.250 1.430 WU 73,4 10,2 110 12,9 151 18,3 172 19,3
(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng bán lẻ năm 2009 – 2012 của BIDV [7]) Hoạt động kiều hối của BIDV bao gồm 3 kênh với tốc độ xử lý nhanh và chi phí hợp lý: kiều hối qua hệ thống SWIFT, qua kênh hợp đồng và kênh Western
Union. Doanh số chuyển tiền kiều hối qua hệ thống SWIFT là lớn nhất, chiếm 76% tổng doanh số chuyển tiền của BIDV, doanh số chuyển tiền qua kênh WU chiếm 12%, còn lại là qua kênh hợp đồng. Hiện nay, BIDV đang triển khai hợp tác với 4 đối tác lớn: VID, KEB, Metrobank, Hanabank. Tổng doanh số kiều hối của BIDV đạt 1.430 triệu USD, xếp thứ 5 về doanh số kiều hối của thị trường, sau ngân hàng Đông Á, VCB, Vietinbank và công ty kiều hối Sacomrex.
Trong giai đoạn 2009-2012, dịch vụ WU tăng trưởng tốt và chiếm 12% doanh số kiều hối của BIDV. Riêng năm 2012, doanh số WU đạt 172 triệu USD, đem lại nguồn phí 19,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68% tổng thu phí dịch vụ kiều hối.
Tuy nhiên, hoạt động kiều hối của BIDV hiện nay gặp nhiều khó khăn do cơ chế xuất khẩu lao động đi nước ngoài trở nên nghiêm ngặt, làm số người lao động giảm đi đáng kể. Hơn nữa, BIDV đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khác do nhiều ngân hàng có cơng ty kiều hối riêng (Sacomrex, Cơng ty kiều hối Đơng Á…) cung ứng nhiều hình thức chuyển tiền hấp dẫn, như chuyển tiền đến tận nhà người thụ hưởng, cùng các chương trình quảng bá khuếch trương dịch vụ