Các biến số trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của khoảng trống glycat hóa trong đánh giá biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường (Trang 45 - 49)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Các biến số trong nghiên cứu

Tên biến Loại biến Định nghĩa (đơn vị)

Glucose đói biến độc lập Đường huyết sau nhịn ăn 8 giờ (mg/dl) HbA1c biến độc lập Tỉ lệ HbA1c trong máu (%)

Fructosamine biến độc lập Nồng độ fructosamin huyết thanh (µmol/) HbA1c dự đốn biến độc lập HbA1c tính theo fructosamine (%)

GG (*) biến độc lập Hiệu số giữa HbA1c thực tế đo được và HbA1c dự đoán theo fructosamine (%) BMI (**) biến phụ thuộc Chỉ số khối cơ thể (kg/m2)

ACR (***) biến phụ thuộc Tỉ lệ albumin – creatinine trong mẫu xét nghiệm nước tiểu bất kỳ (mg/mmol) Creatinine biến phụ thuộc Nồng độ creatinine huyết thanh (mg/dl) Cystatin C biến phụ thuộc Nồng độ cystatin C huyết thanh (mg/dl) eGFR (****) biến phụ thuộc Độ lọc cầu thận ước đoán (ml/phút/1,73

(*) Khoảng trống glycat hóa (GG) là biến định lượng, được tính bằng hiệu

số giữa HbA1c thực tế và HbA1c dự đốn theo cơng thức [26], [28], [53]: SNDFA = (FA – FA trung bình) / SDFA HbA1c dự đoán = (SNDFA x SDHbA1c) + HbA1c trung bình GG = HbA1c – HbA1c dự đốn

Trong nghiên cứu này, chúng tơi áp dụng cách tính khoảng trống GG mới do tác giả David R. Macdonald và cộng sự đề xuất [53], không áp dụng phương pháp dùng phương trình hồi quy tuyến tính giữa hbA1c và fructosamine huyết thanh như tác giả Cohen và cộng sự trước đây [26], [28].

(**) BMI là biến định lượng, được tính từ cân nặng và chiều cao của các

đối tượng nghiên cứu theo công thức:

𝐵𝑀𝐼 = 𝐶â𝑛 𝑛ặ𝑛𝑔 (𝑘𝑔) 𝐶ℎ𝑖ề𝑢 𝑐𝑎𝑜 C(𝑚)

Chỉ số BMI được quy đổi sang biến định tính bằng cách phân thành 4 nhóm: dưới 18,5kg/m2 (gầy), từ 18,5-23kg/m2 (bình thường), từ 23-25kg/m2 (tiền béo phì), và trên 25kg/m2 (béo phì).

(***) Tỉ số albumin - creatinine niệu (ACR) là biến định lượng, kết quả từ

xét nghiệm đo lường albumin và creatinine trong mẫu nước tiểu bất kì. Biến ACR được quy đổi sang biến định tính bằng cách phân thành 3 nhóm: tiểu đạm mức bình thường-tăng nhẹ A1 (< 3 mg/mmol), tiểu đạm mức vi thể A2 (trong khoảng 3-30 mg/mmol), và tiểu đạm mức đại thể A3 (≥ 30 mg/mmol) theo hướng dẫn của ADA 2020 và KDIGO 2021.

(****) Độ lọc cầu thận ước đoán (eGFR) là biến định lượng, được tính theo 3 cơng thức ước đoán MDRD, CKD-EPI-Scr từ creatinine huyết tương, và CKD-EPI-Scr-ScysC phối hợp creatinine và cytatin C huyết thanh theo hướng

dẫn của KDIGO 2021 [50], [78]. Biến eGFR quy đổi sang biến định tính bằng cách chia 5 nhóm: G1 (≥ 90ml/phút/1,73m2), G2 (60-89ml/phút/1,73m2), G3 (30-59ml/phút/1,73m2), G4 (15-29ml/phút/1,73m2), G5 (< 15ml/phút/1,73m2).

Công thức MDRD (Modification of Diet in Renal Disease study) là cơng thức ước đốn eGFR được Levey và cộng sự thiết lập vào năm 1999. Năm 2006, phương pháp đo creatinine huyết tương được chuẩn hóa theo IDMS (isotope dilution mass spectroscopy) thì hằng số 186 trong cơng thức thay bằng 175, và MDRD được đề nghị ứng dụng rộng rãi:

eGFR = 175 × (Screatinine)-1.154 × (tuổi)-0.203 (Nhân với 0,742 nếu là nữ) Công thức CKD-EPI-Scr (Chronic Kidney Disease Epidemiology Collaboration) là cơng thức ước đốn eGFR do Levey và cộng sự thiết lập trong một cộng đồng dân số đa dạng (về tuổi, giới, chủng tộc, GFR), có thể đánh giá cho cả các đối tượng có GFR cao > 60 mL/phút/1,73 m2 [23, 37].

Nguồn: KDIGO 2021 [50]

Công thức CKD-EPI-Scr-ScysC (creatinine-cystatin C) là công thức ước đoán eGFR dựa theo nghiên cứu năm 2008 của tác giả Stevens và cộng sự. Công thức này được Inker và cộng sự hiệu chỉnh tạo ra phiên bản 2011, sau đó cải tiến thành phiên bản 2012, có thể áp dụng tốt cho cả hai nhóm bệnh nhân có GFR lớn hơn và nhỏ hơn 60 mL/phút/1,73 m2.

Bảng 2.1: Công thức CKD-EPI-Scr (creatinine)

Giới Scr Cơng thức ước đốn eGFR

Nữ ≤ 0,7 144 × (Scr/0,7)-0,329 × 0,993tuổi > 0,7 144 × (Scr/0,7)-1,209 × 0,993 tuổi Nam ≤ 0,9 141 × (Scr/0,9)-0,411 × 0,993 tuổi > 0,9 141 × (Scr/0,9)-1,209 × 0,993 tuổi

Bảng 2.2: Công thức CKD-EPI-Scr-ScysC (creatinin-cystatin C) Giới Scr ScysC Cơng thức ước đốn eGFR

Nữ ≤ 0.7 ≤ 0.8 130 × (Scr/0,7)-0,248 × (ScysC/0,8)-0,375 × 0,995tuổi > 0.8 130 × (Scr/0,7)-0,248 × (ScysC/0,8)-0,711 × 0,995 tuổi > 0.7 ≤ 0.8 130 × (Scr/0,7)-0,601 × (ScysC/0,8)-0,375 × 0,995 tuổi > 0.8 130 × (Scr/0,7)-0,601 × (ScysC/0,8)-0,711 × 0,995 tuổi Na m ≤ 0.9 ≤ 0.8 135 × (Scr/0,9)-0,207 × (ScysC/0,8)-0,375 × 0,995 tuổi > 0.8 135 × (Scr/0,9)-0,207 × (ScysC/0,8)-0,711 × 0,995 tuổi > 0.9 ≤ 0.8 135 × (Scr/0.9)-0,601 × (ScysC/0,8)-0,375 × 0,995 tuổi > 0.8 135 × (Scr/0.9)-0,601 × (ScysC/0,8)-0,711 × 0,995 tuổi Nguồn: KDIGO 2021 [50]

Bảng 2.3: Phân tầng nguy cơ bệnh thận mạn theo KDIGO 2021

Giai đoạn GFR (ml/ph/ 1,73m2) Tỷ lệ albumine/creatinine niệu A1 A2 A3 Bình thường- tăng nhẹ Tăng trung bình Tăng nhiều < 3 mg/mmol 3-30 mg/mmol ≥ 30 mg/mmol G1 Bình thường

hoặc tăng ≥ 90 Nguy cơ thấp

Nguy cơ trung bình

Nguy cơ cao

G2 Giảm nhẹ 60 – 89 Nguy cơ thấp Nguy cơ trung bình Nguy cơ cao G3a Giảm nhẹ - trung bình 45 – 59 Nguy cơ trung bình Nguy cơ cao Nguy cơ rất cao

G3b Giảm trung

bình – nặng 30 – 44 Nguy cơ cao

Nguy cơ rất cao

Nguy cơ rất cao

G4 Giảm nặng 15 – 59 Nguy cơ rất cao

Nguy cơ rất cao

Nguy cơ rất cao

G5 Suy thận < 15 Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao Nguy cơ rất cao Nguồn: KDIGO 2021 [50]

Một phần của tài liệu Vai trò của khoảng trống glycat hóa trong đánh giá biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)