Sự tương quan giữa GG và độ lọc cầu thận

Một phần của tài liệu Vai trò của khoảng trống glycat hóa trong đánh giá biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường (Trang 67 - 72)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Sự tương quan giữa GG và độ lọc cầu thận

3.4.1. Sự tương quan giữa GG và độ lọc cầu thận ở đối tượng nghiên cứu Bảng 3.18. So sánh sự tương quan giữa các chỉ số glycat hóa và eGFR

Chỉ số eGFR (ml/phút/1,73m2)

r p

GG (%) -0,313 < 0,01

HbA1c (%) -0,440 > 0,05

Fructosamine (µmol/L) 0,243 < 0,01

Đường huyết đói (mg/dL) 0,125 > 0,05

Thực hiện tương quan Spearman

Nhận xét:

Ghi nhận sự tương quan nghịch ở mức độ trung bình giữa khoảng trống GG và độ lọc cầu thận eGFR (sử dụng cơng thức ước đốn phối hợp CKD-EPI- ScysC-Scr) ở đối tượng nghiên cứu (r = -0,313; p < 0,01).

Ghi nhận sự tương quan thuận ở mức độ yếu giữa nồng độ fructosamine huyết thanh và độ lọc cầu thận eGFR (sử dụng cơng thức ước đốn phối hợp CKD-EPI-ScysC-Scr) ở đối tượng nghiên cứu (r = 0,243; p < 0,05).

Khơng ghi nhận sự tương quan có ý nghĩa (p > 0,05) giữa HbA1c và độ lọc cầu thận eGFR ở đối tượng nghiên cứu.

So với glucose huyết đói và các chỉ số glycat hóa khác, khoảng trống GG có sự tương quan mạnh nhất với eGFR (sử dụng cơng thức ước đốn phối hợp CKD-EPI-ScysC-Scr theo KDIGO 2021) ở các đối tượng nghiên cứu.

Biểu đồ 2.4. Tương quan giữa GG và eGFR ở đối tượng nghiên cứu. Bảng 3.19. So sánh mối liên quan giữa các chỉ số glycat hóa và giảm eGFR

Chỉ số (TB ± ĐLC) Suy thận mạn tính (eGFR < 60 ml/phút/1,73m2) p n = 85 Không n = 19 GG (%) 0,32 ± 1,55 -1,44 ± 1,96 < 0,01 HbA1c (%) 6,7 ± 1,16 7,6 ± 1,9 > 0,05 Fructosamine (µmol/L) 226,5 ± 73,5 329,7 ± 102,4 < 0,05

Nhận xét:

Ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,01) về giá trị trung bình của khoảng trống GG giữa 2 nhóm bệnh nhân có suy thận mạn tính (0,32 ± 1,55) và khơng có suy thận mạn tính (-1,44 ± 1,96).

Ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) về giá trị trung bình của fructosamine huyết thanh giữa 2 nhóm bệnh nhân có suy thận mạn tính (226,5 ± 73,5) và khơng có suy thận mạn tính (329,7 ± 102,4).

Khơng ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) về giá trị trung bình của HbA1c giữa 2 nhóm bệnh nhân có và khơng có sự hiện diện của tình trạng suy thận mạn tính.

Khơng ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) về giá trị trung bình của đường huyết đói giữa 2 nhóm bệnh nhân có và khơng có sự hiện diện của tình trạng suy thận mạn tính.

3.3.2. Vai trò của GG trong đánh giá giảm eGFR ở đối tượng nghiên cứu Bảng 3.20. Mơ hình hồi quy đa biến giữa các chỉ số glycat hóa và tình trạng giảm eGFR (eGFR < 60 ml/phút/1,73m2)

Yếu tố Tỉ số Odds

(OR)

Khoảng tin cậy 95%

p

GG (%) 2,588 1,331 - 5,032 < 0,01

HbA1c (%) 0,691 0,376 - 1,269 > 0,05 Fructosamine(µmol/L) 0,999 0,987 - 1,012 > 0,05 Đường huyết đói (mg/dL) 1,008 0,785 - 1,295 > 0,05

Nhận xét:

Trong mơ hình hồi quy đa biến trên, chỉ có GG là yếu tố độc lập dẫn đến tình trạng giảm eGFR bệnh nhân ĐTĐ (eGFR < 60 ml/phút/1,73m2), với OR = 2,588 (khoảng tin cậy 95%: 1,331 - 5,032; p < 0,01).

Cứ mỗi 1% GG tăng lên thì dẫn đến nguy cơ giảm eGFR (eGFR < 60 ml/phút/1,73m2) cao gấp 2,588 lần.

Bảng 3.21. Mối liên quan giữa GG và sự giảm chức năng thận Khoảng trống GG Khoảng trống GG Chỉ số (TB ± ĐLC) GG (%) p < +1 n =77 ≥ +1 n = 27 Creatinine (mg/dL) 2,0 ± 1,8 1,7 ± 0,6 > 0,05 Cystatin C (mg/L) 2,3 ± 1,3 2,5 ± 0,7 > 0,05 eGFR CKD-EPI-ScysC- Scr (mL/phút/1,73m2) 41,8 ± 29,6 31,3 ± 14,7 < 0,01 Thực hiện T-test Nhận xét:

Ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) về giá trị trung bình của độ lọc cầu thận ước đốn (eGFR) tính theo các cơng thức phối hợp CKD-EPI-ScysC- Scr giữa 2 nhóm bệnh nhân có GG < +1 (41,8 ± 29,6) và GG ≥ +1 (31,3 ± 14,7).

Khơng ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) về giá trị trung bình của creatinine huyết thanh giữa 2 nhóm bệnh nhân có GG < +1 và GG ≥ +1.

Không ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,05) về giá trị trung bình của cystatin C huyết thanh giữa 2 nhóm bệnh nhân có GG < +1 và GG ≥ +1.

Bảng 3.22. Mối liên quan giữa GG và các giai đoạn giảm eGFR eGFR eGFR (mL/phút/1,73m2) Khoảng trống GG GG trung bình p < +1 ≥ +1 ≥ 60 89,5% (17) 10,5% (2) -1,81 ± 1,71 < 0,001 30–59 70,3% (26) 29,7% (11) 0,22 ± 1,68 < 30 70,8 % (34) 29,1% (14) 0,60 ± 1,46 Tổng 77 27 -0,01 ± 1,76

Thực hiện Crosstab & ANOVA

Nhận xét:

Kết quả cho thấy khi bệnh thận mạn do ĐTĐ tiến triển đến giai đoạn càng muộn theo phân loại của KDIGO 2021 (sử dụng cơng thức ước đốn phối hợp CKD-EPI-ScysC-Scr) thì tỉ lệ bệnh nhân có GG ≥ +1 càng tăng cao so với tỉ lệ bệnh nhân có GG < +1 (p < 0,001).

Giá trị trung bình của khoảng trống GG cũng tăng dần theo các giai đoạn của bệnh thận mạn (theo phân loại CKD của KDIGO 2021), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

Một phần của tài liệu Vai trò của khoảng trống glycat hóa trong đánh giá biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)