Nhận xét chung:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp tình hình kinh doanh xuất bản phẩm của tổng công ty sách việt nam trong năm 2002 đến nay (Trang 64 - 68)

hoạt động kinh doanh của tổng công ty sách việt nam.

I. Nhận xét chung:

Kinh doanh xuất bản phẩm là kinh doanh hàng hóa đặc thù nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần và nâng cao dân trí. Do đó hiệu quả xã hội được coi là mục tiêu hàng đầu, hiệu quả kinh tế là động lực quan trọng để không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả xã hội.

Trong cơ chế thị trường với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, đã tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp có cơ hội phát triển, kinh doanh. Sự phức tạp của nền kinh tế thị trường diễn ra rất sơi động, đầy kịch tính buộc các nhà doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tăng hiệu quả phát triển kinh doanh. Đối với Tổng công ty phát hành sách Việt Nam, hoạt động kinh doanh là khâu quyết định sự phát triển, mở rộng và chiếm ưu thế thị trường. Qua thực tiễn nghiên cứu hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm của Tổng công ty Sách Việt Nam từ năm 2002 đến nay, có thể rút ra một số mặt ưu điểm và một số mặt tồn tại sau:

1. Ưu điểm:

Là một doanh nghiệp kinh doanh xuất bản phẩm, trong cơ chế thị trường, Tổng công ty Sách Việt Nam luôn xác định đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Trong những năm qua, Tổng cơng ty Sách Việt Nam luôn bám sát các chủ trương, chính sách, các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà Nước đã đặt ra. Nhờ vậy, Tổng công ty đã tạo ra thế ổn định và có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Tổng cơng ty Sách Việt Nam đã thực hiện cạnh tranh trên thị trường có hiệu quả, với việc thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp kinh doanh, phương thức kinh doanh tốt. Hình thức bán xuất bản phẩm tại địa điểm cố định giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động của Tổng cơng ty Sách VN. Hình thức này đã đem lại cho doanh thu khá lớn so với các hình thức, biện pháp

khác, Tổng công ty đã luôn tạo được mối quan hệ tốt, thường xuyên, liên tục với khách hàng, cửa hàng của Tổng công ty Sách VN đã biết tận dụng lợi thế bán cố định để khuyếch trương hàng hóa xuất bản phẩm, sắp xếp trình bày trang trí... để thu hút khách hàng.

Chỉ thị số 20, 23 của Ban Bí thư về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả của

công tác xuất bản – phát hành sách lý luận và đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới” là điều kiện

thuận lợi để Tổng công ty triển khai các hoạt động phát hành sách lý luận, chính trị phục vụ rộng rãi nhu cầu học tập, nghiên cứu của các cấp uỷ Đảng, nhu cầu bổ sung sách của các tủ sách pháp luật xã, phường và rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc.

Vào những dịp lễ lớn, những thời điểm chính trị... Tổng cơng ty Sách VN đã biết tận dụng, nắm bắt thời cơ để thúc đẩy hoạt động kinh doanh qua các hình thức bán lưu động, Tổng cơng ty Sách VN đã phục vụ rất nhiều hội nghị khoá VI, VII, VIII, IX... và đây là hoạt động nổ bật và mang lại uy tín cao cho Tổng cơng ty. Đồng thời, thơng qua hình thức lưu động các nhân viên bán hàng đã nắm bắt được tâm tư, tình cảm, nhu cầu của khách hàng và có những ý kiến đóng góp quan trọng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh đi lên. Ngồi ra, Tổng cơng ty Sách VN cịn chú trọng sử dụng các biện pháp kinh doanh tiên tiến trên thị trường như: Bán tự chọn, thực hiện các chiến lược khuyến mại, tham gia hội chợ trong nước và quốc tế.

Tổ chức và phối hợp với các nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, các sở VHTT và cơ sở Đảng để triển lãm sách lý luận chính trị tại Lạng Sơn, Phú Thọ, Nghệ An, Hoà Bình... Những việc làm trên đây đã không chỉ là biện pháp kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế mà còn tuyên truyền, gây ảnh hưởng lớn đối với xã hội. Đặc biệt, thông qua các hoạt động đó Tổng cơng ty Sách Việt Nam có thêm các mối quan hệ mật thiết với nhà xuất bản và địa phương.

Đinh Lan Thảo 66 Kho¸ ln tèt nghiƯp

Tổng công ty Sách VN luôn đảm bảo uy tín trên thương trường qua chất lượng hàng hóa, chiết khấu đảm bảo... và tạo uy tín bằng chính sự đồn kết giữa các thành viên, giữa các cán bộ công nhân viên của Tổng cơng ty Sách VN. Chính việc gây dựng uy tín trên thương trường đã tạo dựng được nền móng vững chắc, giúp Tổng cơng ty Sách VN đi vào thế ổn định và phát triển.

Trong 2 năm 2002 – 2003 việc thực hiện hoạt động tiêu thụ bán hàng hóa của Tổng cơng ty đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nâng khả năng kinh doanh lên một tầm cao mới. Với mơ hình quản lý mới theo phương pháp hiện đại đã tập trung, nối mạng vi tính, văn minh thương nghiệp được quy định chặt chẽ tại các trung tâm, siêu thị sách. Mơ hình này đã phát huy tác dụng tốt trong thời gian qua, song còn nhiều điểm còn phải nghiên cứu, rút kinh nghiệm. Tổng cơng ty sẽ có nhiều điều chỉnh phù hợp để phát huy hơn nữa tính chủ động và trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Sau một thời gian dài còn nhiều bất cập, năm 2002, các phịng kinh doanh của Tổng cơng ty đã được kiện toàn, tạo được sức mạnh thu hút khách hàng trong và ngoài nước, mở rộng thị trường. Tổng công ty đã tổ chức cuộc gặp mặt khách hàng chủ động với các nhà xuất bản trung ương và địa phương với các đơn vị trong ngành phát hành sách, với các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh xuất bản phẩm để khai thác nhiều nguồn hàng, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Hiện nay, Tổng công ty đã thực hiện phương thức quản lý tập trung và khoán kinh doanh hợp lý đến các cửa hàng, trung tâm, hiệu sách. Lãnh đạo các đơn vị đều có sự chỉ đạo, quản lý cơ cấu mặt hàng, hàng hoá kết hợp đời sống của cán bộ cơng nhân viên.

Điều đáng nói nhất là từ ngày 8 tháng 4 năm 2004 đến nay Tổng công ty Phát hành sách VN đã được Nhà nước cho phép chuyển đổi thành Tổng công ty Sách VN với sự sáp nhập của Nhà xuất bản văn hóa thơng tin, Cơng ty in khoa học – kỹ thuật và 13 công ty thành viên. Đây là bước phát triển mạnh về

tổ chức bộ máy Tổng công ty và cũng là điều kiện quan trọng cho hoạt động kinh doanh phát triển. Với mơ hình tổ chức mới, chắc chắn rằng Tổng công ty Sách VN sẽ có đầy cơ hội và triển vọng để phát triển xứng đáng với chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước trao cho.

2. Hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Tổng công ty Sách Việt Nam đã bộc lộ một số mặt hạn chế nhất định. Do yêu cầu kinh doanh lớn nhưng khả năng tổ chức lại có hạn, trong khi sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp Nhà Nước với các tổ chức tham gia công tác phát hành xuất bản phẩm ngày càng gay gắt, phức tạp. Việc quản lý Nhà Nước chưa đồng bộ. Các chính sách thuế, quản lý giá, chiết khấu... đã tạo điều kiện cho lực lượng phát hành tư nhân phát triển. Trong khi đó Tổng cơng ty lại chịu sự quản lý gị bó, tn thủ nghiêm pháp luật. Vì vậy, làm cho Tổng cơng ty tham gia cạnh tranh không cân sức với tư nhân. Điều này tất yếu dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.

Hệ thống tổ chức của Tổng công ty Sách Việt Nam trong những năm qua không ổn định, chưa thống nhất. Việc cổ phấn hóa doanh nghiệp hoặc sáp nhập các đơn vị phát hành sách vào các đơn vị khác đang diễn ra ở một số địa phương, đã ảnh hưởng đến tính chất hoạt động và sự điều tiết hàng hóa của Tổng cơng ty.

Phương thức thanh tốn cho bạn hàng mua – bán chưa thật hợp lý (còn phiền hà và chậm trễ), chiết khấu % chưa hấp dẫn do đó chưa tập trung được những bạn hàng lớn, chưa thu hút được nhiều khách hàng, kể cả các đơn vị thành viên.

Trong khâu khai thác đơi lúc cịn không dám khai thác nhiều số sách đang có nhu cầu cao trên thị trường vì thế xảy ra tình trạng thiếu hàng để bán và vẫn có tình trạng khai thác những sách khơng có u cầu gây tồn kho ế đọng.

Đinh Lan Thảo 68 Kho¸ ln tèt nghiƯp

Đội ngũ cán bộ của Tổng công ty chưa được đào tạo lại, chậm đổi mới, tạo nên sức ỳ trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong đó có nhiều cán bộ chưa được đào tạo chun ngành, cá biệt có những cán bộ cịn chưa qua đại học. Điều đó đã là lực cản quan trọng để Tổng công ty thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình.

Cơng tác nghiên cứu thị trường nói chung và nghiên cứu nhu cầu khách hàng nói riêng cịn bị bỏ ngỏ chưa được quan tâm một cách đúng mức. Việc nghiên cứu nhu cầu mới chỉ dừng lại ở mức tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua việc bán hàng, chứ chưa có định hướng, chiến lược cụ thể cho việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng, hoặc chưa có bộ phận chuyên sâu.

Công tác tuyên truyền giới thiệu sách chưa sâu rộng, hoạt động marketing cơ bản nằm ở các phương pháp kinh doanh chưa có nhận thức đủ, biện pháp chưa thích hợp. Việc nắm bắt nhu cầu của các nơi còn chậm chạp, khách hàng đặt rất nhiều sách chưa được đáp ứng đầy đủ do việc đặt số lượng in khơng chính xác và khơng kịp thời.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp tình hình kinh doanh xuất bản phẩm của tổng công ty sách việt nam trong năm 2002 đến nay (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)