Kiểm tra ngƣời tham khảo:

Một phần của tài liệu Giải pháp góp ý hoàn thiện công tác tuyển dụng của công ty cổ phần may tam quan (Trang 28 - 30)

Việc kiểm tra người tham khảo sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá lại những tuyên bố của ứng viên trong quá trình phỏng vấn và lắp đầy các khoảng trống thơng tin. Người tham khảo cũng có thể cung cấp những nhìn nhận bên ngồi có giá trị về ứng viên và sự phù hợp của người đó đối với vị trí cần tuyển dụng. nhà tuyển dụng nên tiếp xúc với người tham khảo khi gần hồn tất quy trình tuyển dụng và chuẩn bị ra quyết định. Nhưng cần chú ý rằng viêc kiểm tra người tham khảo cần phải có sự đồng ý của ứng viên để tránh ảnh hưởng đén nghề nghiệp hiện tại của người đó. Chẳng hạn như để cơng ty của người xin việc khơng biết rằng anh ta/cơ ta đang có ý định xin việc ở một nơi khác.

Khi kiểm tra người tham khảo, nhà tuyển dụng có hai mục đích. Một là kiểm tra tính xác thực về những gì mà ứng viên đã nói về kinh nghiệm làm vieecjcuar mình: ở đâu, bao lâu, vị trí cơng việc cuối cùng và các nhiệm cụ đăc biệt. Mục đích thứ hai là hiểu biết về các thành cơng và thất bại, thói quen nghề nghiệp, điểm mạnh và yếu,… của ứng viên.

Việc kiểm tra người tham khảo đặt biệt quan trọng vì nó giúp cơng ty tuyển dụng đảm bảo được rằng ứng viên đã trình bày trung thuwcjveef vị trí, kinh nghiệm làm việc và thành quả của mình. Những nhận xét của người tham khảo cũng có thể cung cấp một cách nhìn nhận khác về bản thân ứng viên. Đáng tiếc là rất nhiều công ty, đặt biệt là ở Mỹ, thận trọng không muốn nói nhiều về nhân viên hiện tại hay trước đây của mình vì họ sợ sẽ bị kiện về tội phỉ báng hay nói

xấu nếu nhân viên đó khơng tìm được việc do những gì họ nói. Vì vậy rất khó có được những nhận xét thẳng thắng từ người tham khảo.

Một số bí quyết kiểm tra người tham khảo:

+ Dùng điện thoại kiểm tra người tham khảo. Vì khơng có gì được viết ra nên có nhiều khả năng người tham khảo sẽ cho nhà tuyển dụng câu trả lời trung tthực khi họ không sợ kiện vì nói điều tiêu cực. Đừng kiểm tra người tham khảo qua thư vì có thể sẽ khơng có nhiều thơng tin phản hồi.

+ Dùng thời gian để xây dựng mối quan hệ tốt với người tham khảo. Điều này sẽ làm người đó thoải mái hơn khi chia sẻ thông tin cùng nhà tuyển dụng.

+ Mô tả vắn tắt công việc mà ứng viên đang dự tuyển và hỏi xem liệu người đó có thực sự phù hợp với công việc này không.

+ Hỏi về phong cách, tính cách, điểm mạnh và điểm yếu của ứng viên.

+ Tránh hỏi những câu mơ hồ như: “Anh T. có làm tốt cơng việc quản lý phịng anh ấy khơng?”. Thay vào đó hãy hỏi những câu cụ thể như: “Anh T. giỏi nhất về việc gì?”; “Có cơng việc nào sẽ phù hợp với anh T. không?”; “Loại tổ chức như thế nào sẽ phù hợp với anh T.?”

+ Hãy để người tham khảo giới thiệu người khác. Nếu được người tham khảo cung cấp cho một số thồng tin, hãy nói: “Anh có biết ai có thể cho tơi biết về kinh nghiệm của anh T. trong lĩnh vực này khơng?”. Nhà tuyển dụng càng nói chuyện với càng nhiều người tham khảo thì bức tranh tổng thể của ứng viên có được càng rõ hơn. Nhiều người cho rằng kiểm tra người tham khảo là một công việc khó chịu nên ít tập trung vào nhiệm vụ này. Tuy nhiên lợi ích của việc này lớn đến mức nhà tuyển dụng phải dành mọi nỗ lực và kiên trì khai thác thơng tin – cho dù người tham khảo có thể khơng sẵn sàng chia sẻ nó.

Một phần của tài liệu Giải pháp góp ý hoàn thiện công tác tuyển dụng của công ty cổ phần may tam quan (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)