2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt
2.3.6. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về
nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, cơng chức Việt Nam nói chung và đội ngũ cán bộ, cơng chức QLNN về FDI đã phát triển cả về số lượng và chất lượng nên cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu QLNN trong lĩnh vực này, thể hiện với các kết quả cụ thể sau đây:
- Đã tiến hành rà soát, đánh giá lại hệ thống các chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, cơng chức năm 2008 (có hiệu lực năm 2010); và ban hành mới một số chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức. Cho đến nay đã có khoảng hơn 200 chức danh tiêu chuẩn đang được sử dụng. Đồng thời cũng tiến hành phân cấp quản lý biên chế hành chính và thực hiện chế độ hợp đồng để tạo sự chủ động tuyển chọn, thay đổi cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức.
- Sắp xếp, tinh giản biên chế, tiến hành phân loại, thay đổi cơ cấu cán bộ, công chức đảm bảo số lượng hợp lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo tinh thần của Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Đồng thời, tiến hành cải cách tiền lương, tạo động lực cho cán bộ, công chức nâng cao trách nhiệm công vụ.
- Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, công chức từ phương thức xét tuyển sang phương thức thi tuyển để chọn lựa những người thực sự có trình độ và năng lực vào làm việc trong cơ quan nhà nước, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức. Hơn nữa, còn chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức
ở các vùng sâu, vùng xa, tiến hành cơng chức hóa từng bước đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở.
- Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức đã bước đầu được đổi mới theo hướng phù hợp với các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Cụ thể có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng QLNN cho chuyên viên, chun viên chính, chun viên cao cấp; chương trình đào tạo tiền cơng vụ; chương trình bồi dưỡng Chủ tịch UBND xã. Song song với quá trình này là sự đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy.
- Công tác quản lý cán bộ, công chức tiếp tục được cải cách theo hướng rõ hơn về phân công và phân cấp. Đã có sự phân định rõ về trách nhiệm, thẩm quyền quản lý đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính của Chính phủ, các Bộ đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng chính quyền địa phương các cấp. Thẩm quyền và trách nhiệm trong bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức cũng được xác định rõ cho người đứng đầu cơ quan nhà nước và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công. Đặc biệt, công tác đánh giá cán bộ, công chức được thực hiện thường kỳ và sâu sát tại các đơn vị.
Nhưng so với yêu cầu của cơng cuộc phục hồi nền kinh tế sau suy thối, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, cơng chức hiện cịn nhiều hạn chế đặc biệt là với bộ phận cán bộ, công chức QLNN về FDI:
- Yếu kém lớn nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu QLNN trong cơ chế và tình hình kinh tế mới. Bằng cấp, chứng chỉ tăng nhưng năng lực, trình độ chun mơn và phẩm chất chính trị của cán bộ, cơng chức vẫn cịn là vấn đề đáng lo ngại. Đội ngũ QLNN về FDI cịn ít, hầu như khơng được đào tạo chính quy những kiến thức QLNN về kinh tế. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng còn chưa đầy đủ, đến nay mới chỉ có Học viện Hành chính và Đại học Kinh tế quốc dân có chương trình đào tạo chun ngành
QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu giai đoạn 2007 đến nay
- Chưa có sự tập trung, kiên quyết của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong cải cách, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức trên phạm vi cả nước. Điều này dẫn đến những giải pháp mang tính đổi mới, theo hướng hiện đại hóa cơng tác quản lý cán bộ, công chức (như phân cấp, tăng cường trách nhiệm và thẩm quyền người đứng đầu cơ quan, đơn vị; xây dựng hệ thống thông tin quản lý..v.v..) chậm được triển khai. Các phương pháp khoa học trong đánh giá kết quả công tác của từng cán bộ, công chức chậm áp dụng để thay thế phương pháp đánh giá dựa vào tập thể là chủ yếu.
- Chính sách tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội còn nhiều vấn đề chưa thỏa đáng, đời sống cơng chức cịn gặp nhiều khó khăn. Lộ trình cải cách chính sách tiền lương chậm, không phát huy được vai trò trong việc nâng cao mức sống của cán bộ, công chức đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế, giá cả leo thang như hiện nay.
Như vậy, hoạt động xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về FDI đã cơ bản được thực hiện lồng ghép theo Kế hoạch Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ) đã thu được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, những tồn tại còn hiện hữu đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tham nhũng, những biểu hiện tiêu cực trong phong cách và thái độ làm việc của cán bộ, công chức nhất là cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan gần với doanh nghiệp như cơ quan QLNN về FDI.
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo quy định của Luật Thanh tra 2004 và Nghị định số 148/2005/NĐ-CP ngày 30/11/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư thì hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về FDI thuộc thẩm quyền chủ yếu của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư - là cơ quan
thanh tra theo ngành, lĩnh vực phù hợp với thẩm quyền được giao. Theo đó, ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Thanh tra thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Thanh tra Bộ); ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (Thanh tra Sở). Các cơ quan này thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi QLNN về kế hoạch và đầu tư theo quy định của pháp luật.
Trong những năm gần đây, Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư đã có sự phối hợp mang tính chất liên ngành với các cơ quan nhà nước như Bộ Công an, Bộ Khoa học và Cơng nghệ, Bộ Cơng thương… và chính quyền địa phương các cấp để thực hiện tốt công tác QLNN về FDI trên cả nước. Đặc biệt, từ sau vụ việc Cơng ty Vedan Việt Nam cố tình đấu nối hệ thống đường ống thoát nước để xả nước thải chưa qua xử lý ra sơng Thị Vải thì cơng tác giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động của các doanh nghiệp FDI được thực hiện ngày càng chặt chẽ hơn. Trong tháng 4/2010, cùng với sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên ngành trong đó có Cục Cảnh sát Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường, Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư đã phát hiện và đang tiến hành xem xét xử lý vi phạm với Công ty Tung Kuang (doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan) về vụ việc tương tự như với Công ty Vedan là xả chất thải chưa qua xử lý ra sông Cầu Ghẽ (Cẩm Giàng – Hải Dương) gây ô nhiễm môi trường nơi đây.
Tuy nhiên, trên thực tế, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động FDI cịn nhiều hạn chế. Như việc có q nhiều cơ quan tham gia vào quá trình thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp FDI (tiêu biểu như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Cơng thương, UBND tỉnh nơi có dự án…) đã gây nên những trở ngại và phiền hà cho chính các doanh nghiệp này khi trở thành đối tượng thanh tra của cơ quan nhà nước. Thêm vào đó, số doanh nghiệp phải thanh tra và số lượt thanh tra trong năm ngày càng trở nên quá nhiều: kiểm tra dưới 3 lần/năm có 18 doanh nghiệp, từ 3 - 5 lần/năm có 9 doanh nghiệp, từ 6 - 8 lần/năm có 3 doanh nghiệp và từ 8 lần/năm trở lên có 2 doanh
QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu giai đoạn 2007 đến nay
nghiệp19. Hơn nữa, thực tế cũng cho thấy không phải lúc nào cơ quan thanh tra và các thanh tra viên cũng thực hiện đúng chức năng, thẩm quyền và đạo đức nghề nghiệp cần có khi thực thi cơng vụ. Từ đó đã gây nên khơng ít những biểu hiện trái pháp luật và hiện tượng sách nhiễu đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI, làm giảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.