2.4. Đánh giá chung
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Nền kinh tế Việt Nam luôn gặp phải những bất lợi so với nền kinh tế khác do có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội yếu kém; các ngành cơng nghệ bổ trợ chưa phát triển; trình độ cơng nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cao. Với tiềm lực kinh tế như vậy, sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Viêt Nam gặp phải nhiều hạn chế.
- Chưa đồng nhất về quan điểm phát triển khu vực kinh tế có vốn FDI trong các ngành, các cấp và địa phương mặc dù đã được khẳng định trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Từ đó dẫn đến việc hoạch định chính sách chưa đúng, chưa kịp thời, các quan điểm xử lý nhiều vấn đề cụ thể liên quan đến FDI cịn khác nhau, gây khó khăn cho hoạt động của các nhà ĐTNN.
- Hoạt động lập pháp và xây dựng chính sách cịn nhiều hạn chế: thiếu luật, chậm có các văn bản hướng dẫn thi hành, chưa minh bạch, không nhất quán, xuất phát từ các nguyên nhân:
+ Chất lượng của đại biểu Quốc hội chưa cao, chưa có đủ trình độ năng lực tham gia vào việc góp ý xây dựng các dự luật, đảm nhận quyền lập hiến, lập pháp của Quốc hội.
+ Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học và các tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng các dự án luật chưa cao. Các cơ quan hành chính thường lại là cơ quan trình dự án luật, Quốc hội thơng qua rồi chính các cơ quan này lại hướng dẫn thực thi điều đó khơng thể tránh khỏi tình trạng thiếu khách quan.
+ Việc sửa đổi, bổ sung luật thường được thực hiện “đơn nhất” gây nên tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản và không nhất quán.
+ Các văn bản pháp quy thường được soạn thảo bởi nhiều cơ quan và ban hành ở nhiều thời điểm khác nhau, cùng với các hoạt động tun truyền, giải thích khơng kịp thời dẫn đến khó đồng thuận, vận dụng, xử lý không đúng. Nhiều khi do lợi ích cục bộ mà các văn bản hướng dẫn của ngành, địa phương hoặc xem xét lại hoặc có những quy định thêm tạo nên tình trạng “trên thống, dưới chặt”.
+ Thói quen sử dụng cơng văn như là nguồn của pháp luật hiện hữu đang phổ biến ở Việt Nam làm cho môi trường pháp lý kinh doanh không ổn định, tùy tiện, thiếu tính minh bạch, khó dự đốn và thiếu nhất quán vì cơng văn thường dễ bị thay đổi, khó tiếp cận và khơng được công bố công khai.
- Những quy định về TTHC mặc dù được cải cách từ nhiều năm nay nhưng nhìn chung vẫn phức tạp, phiền hà cho nhà ĐTNN. Vẫn còn tồn tại khá phổ biến xu hướng cơ quan hành chính giành thuận lợi về cho mình, đẩy khó khăn về cho nhà đầu tư. Khi thực hiện cải cách đơn giản hóa TTHC theo Đề án 30, tự bản thân cơ quan hành chính kể cả cấp Trung ương đều có xu hướng ít quan tâm đến vấn đề rà sốt TTHC theo thẩm quyền, trong khi làm tốt vấn đề này mới hạn chế được tận gốc những phiền hà mang lại cho nhà đầu tư.
QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay
- Thói quen, tư duy, nếp nghĩ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp bao trùm lên xã hội, đè nặng lên tâm lý của các nhà quản lý, cán bộ, công chức trong bộ máy QLNN. Cùng với đó là những hành vi sách nhiễu, tiêu cực của một số cán bộ, công chức đã làm biến dạng các chủ trương, chính sách của Nhà nước về đầu tư và làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư. Theo số liệu điều tra thì thuế vụ và hải quan là hai cơ quan gây nhiều khó khăn nhất (tỷ lệ tương ứng là 52,2% và 26,1%).
- Công tác quy hoạch tổng thể được triển khai chậm dẫn đến các doanh nghiệp bị động trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư. Các KCN, dịch vụ; các dự án trồng rừng, cây nguyên liệu chưa được quy hoạch tốt, ngược quy trình: sau khi chọn địa điểm khảo sát nghiên cứu xây dựng đề án mới xin ý kiến thẩm định của Bộ Quốc phòng, nếu Bộ Quốc phịng khơng đồng ý dự án phải đổi địa điểm dự kiến gây lãng phí thời gian và tốn kém tiền bạc của nhà đầu tư.
- Hiện vẫn còn quá nhiều các cơ quan thực hiện chức năng QLNN đối với FDI, trong khi đó việc phân định chức năng QLNN cho từng cơ quan không rõ, sự phối hợp hoạt động không chặt chẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả, giảm thiểu hiệu lực bộ máy quản lý. Các chính sách, quy định về đầu tư vẫn thể hiện cách tiếp cận “kiểm soát, can thiệp trực tiếp” theo tư duy của một nhà nước cai trị. Chính vì vậy, các cơ quan QLNN vẫn nhìn nhận vai trị của mình là được quyền “cho phép” các nhà ĐTNN chỉ được làm những gì mà Nhà nước đồng ý, nhiều khi cịn là ý kiến chủ quan của nhà quản lý.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGỒI TRONG BỐI CẢNH SUY THỐI KINH TẾ TỒN CẦU