Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp QLNN đối với FDI tại việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay (Trang 58 - 63)

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ

3.2.2. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật

luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Cải cách quy trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến FDI:

+ Nâng cao chất lượng các đại biểu Quốc hội, tăng số đại biểu chuyên trách từ 25% hiện nay lên 35% do đây là đội ngũ thực sự có trình độ, có khả năng tham gia vào việc góp ý xây dựng các dự án luật; đảm nhận một trong ba quyền năng quan trọng của Quốc hội (quyền lập hiến, lập pháp; quyền giám sát tối cao và quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước).

+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học và tổ chức liên quan; sử dụng các đội ngũ chuyên gia cả trong và ngoài nước trong việc nghiên cứu, tư vấn, xây dựng, sửa đổi bổ sung các dự án, các văn bản quy phạm pháp luật về FDI nhằm nâng cao chất lượng các văn bản luật và tiến độ xây dựng luật.

QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu giai đoạn 2007 đến nay

hợp ý kiến từ những chủ thể chịu sự điều chỉnh của văn bản theo quy mơ và hình thức phù hợp. Các ý kiến đóng góp cho một đề án hoặc dự thảo văn bản quy phạm pháp luật cần được thực hiện nghiêm túc, tránh việc thực hiện chỉ mang tính hình thức. Những ý kiến này phải đưa ra từ những cuộc thảo luận có tính phê bình; khuyến khích những tiếng nói phản biện và chấp nhận những ý kiến trái chiều có tính xây dựng chỉ có như vậy mới loại bỏ được những chính sách thiếu tính khả thi.

+ Việc sửa đổi luật phải được tiến hành đồng thời đối với tất cả các văn bản pháp luật khác có liên quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn, không đồng bộ giữa các văn bản luật. Sửa đổi luật và các quy định liên quan đến FDI phù hợp với các cam kết quốc tế và yêu cầu của WTO về rà soát pháp lý với các quyết định hành chính. Hạn chế việc sử dụng cơng văn như một loại nguồn của pháp luật. Vấn đề này sẽ được giải quyết tốt khi chất lượng các văn bản luật được nâng cao, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của nhà ĐTNN phải được dự liệu và luật hóa.

- Rà sốt, hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến FDI:

+ Rà soát, loại bỏ những ưu đãi đầu tư đầu tư khơng hợp lý gây thiệt hại tới lợi ích kinh tế xã hội; loại bỏ những văn bản khơng cịn phù hợp và khơng tương thích với những quy định của các hiệp định thương mại và đầu tư mà Việt Nam ký kết và gia nhập. Để đảm bảo tính khách quan, nên giao cho tịa án các cấp chịu trách nhiệm rà soát các văn bản này. Đồng thời, có thể quy định chế tài đối với những chính sách ưu đãi bất hợp lý của địa phương, “xé rào” vượt qua các quy định chung.

+ Đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan đến hoạt động FDI để tạo nền khung pháp lý chuẩn và đồng bộ cho hoạt động này. Tiêu biểu là một số chính sách như sau:

Với chính sách, pháp luật về thuế, cần tiến hành đánh giá lại tổng thể các loại thuế đặc biệt là các loại thuế ưu đãi đầu tư. Cải cách hệ thống thuế hiện hành, đơn giản hóa một số ưu đãi thuế và chỉ duy trì một số ít các loại hình ưu đãi nhằm phục vụ một số mục đích cụ thể. Riêng với chính sách chống chuyển giá, cần có các biện pháp thu thập thơng tin đầy đủ, chính xác, tin cậy về giá giao dịch cho các loại hàng hóa bị nghi ngờ. Khi có nghi ngờ về giá giao dịch, cơ quan thuế có quyền yêu cầu doanh nghiệp FDI giải trình về sự chênh lệch giá. Nếu khơng có lý do chính đáng, cơ quan thuế có thể định giá theo các phương pháp chun mơn.

Với chính sách đất đai, cần tiếp tục rà soát và xem xét lại giá cho thuê đất, miễn giảm thuê đất trong một số năm đầu kinh doanh để tạo thuận lợi cho các nhà ĐTNN. Thuế bất động sản nên được ấn định ở một tỷ lệ vừa phải, không thấp quá để ngăn chặn hành vi đầu cơ cũng không nên quá cao khiến những người đóng thuế tìm cách trốn thuế, tránh thuế.

Với chính sách, pháp luật về hải quan, cần quy định rõ hơn về thời điểm tính thuế đối với hàng hóa thơng quan; tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm hải quan. Hành vi giả mạo niêm phong hải quan hoặc giả mạo giấy tờ là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng phải được coi là tội phạm hoặc bị truy tố trước tịa án.

Bên cạnh đó, cũng nên tập trung hồn thiện các chính sách về tuyển dụng lao động, chính sách đất đai, chính sách chuyển giao cơng nghệ, chính sách tài chính, tín dụng và ngoại hối, thực thi tốt các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… đảm bảo những ưu đãi cần thiết để thu hút FDI.

- Minh bạch hóa chính sách, pháp luật về đầu tư:

+ Những thay đổi chính sách, pháp luật về đầu tư cần phải có lộ trình, cơng bố cơng khai và phải được chuẩn bị tâm lý trước cho nhà đầu tư, tránh ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư với môi trường đầu tư của Việt Nam và các

QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu giai đoạn 2007 đến nay

hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp FDI. Quá trình xây dựng, triển khai chính sách, pháp luật cần có các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện và dự liệu thời gian, điều kiện để triển khai.

+ Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện liên kết website giữa các cơ quan QLNN với các nhà ĐTNN, các KCN, KCX. Liên quan tới minh bạch hóa chính sách, pháp luật, cần cơng khai cơng bố tất cả các bản án, quyết định của Tòa án Việt Nam liên quan tới việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực FDI. Đây là cơ sở để các nhà ĐTNN tham khảo và tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật, đồng thời thể hiện tính cơng khai, minh bạch của hệ thống pháp luật Việt Nam.

- Đẩy mạnh cải cách TTHC trong QLNN về FDI:

+ Cần nghiên cứu soạn thảo quy trình tổng hợp về thủ tục từ khâu đăng ký, thẩm tra đầu tư, đánh giá tác động môi trường, cấp đất, giao đất hoặc thuê đất, cấp giấy phép xây dựng… trên phạm vi cả nước, nhằm khắc phục tình trạng mâu thuẫn, trùng lặp và thực hiện khác nhau giữa các địa phương như hiện nay.

+ Với thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư cần thiết công bố công khai các thủ tục và điều kiện cấp; xác định rõ khung thời gian cấp phép quy định cho từng cơ quan hữu quan; các loại phí phải được tính cơng khai; cơ quan quản lý phải có trách nhiệm thơng báo cho người nộp hồ sơ biết về tình trạng hồ sơ đã được coi là đầy đủ hay chưa.

+ Giảm thiểu và đơn giản hóa tối đa các TTHC liên quan đến đầu tư theo Đề án 30 (Quyết định 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010. Cụ thể hóa quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành trung ương và địa phương trong thực hiện rà soát, đơn giản hóa các

TTHC, tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện.

+ Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trong thực hiện CCHC đặc biệt là với thủ tục hải quan. Thống nhất trong các cơ quan hành chính nhà nước xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO trong quản lý hành chính cơng, đồng thời rà sốt các kết quả thực hiện Chương trình CCHC tổng thể giai đoạn 2001-2010 trong cơ quan hành chính nhà nước.

+ Thực hiện tin học hóa trong quản lý TTHC; nghiên cứu, đầu tư, xây dựng phần mềm thông tin doanh nghiệp FDI; cung cấp thông tin kịp thời, chuẩn xác và đồng bộ, thực hiện đối thoại trực tuyến với các nhà ĐTNN qua internet, qua trung tâm tư vấn về các vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm.

+ Để cải cách TTHC thành công cần thiết phải đảm bảo đủ nguồn lực phục vụ cho công cuộc quan trọng này. Bên cạnh việc cần xây dựng một thang lương đặc biệt áp dụng cho đội ngũ cán bộ, công chức chung và cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan QLNN liên quan tới FDI, cần phải thực hiện tốt Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ để đảm bảo thực hiện phương thức quản lý khốn biên chế và chi phí hành chính - một trong những biểu hiện chống tệ tham nhũng, lãng phí tài sản cơng, đảm bảo tiết kiệm trong việc sử dụng nguồn lực phục vụ cho cải cách TTHC. + Từ kinh nghiệm của Đồng Nai - địa phương đi đầu thực hiện “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” đã đem lại cho tỉnh những thành tựu đáng kể trong thu hút FDI, cần tổ chức triển khai đồng bộ khẩu hiệu này rộng khắp trong cả nước. Thực hiện hoạt động này chủ yếu hướng vào quan tâm tháo gỡ khó khăn nảy sinh thường ngày của doanh nghiệp FDI, giải quyết những bức xúc của doanh nghiệp và thể hiện sự quan tâm của chính quyền đối với các nhà

QLNN đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu giai đoạn 2007 đến nay

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp QLNN đối với FDI tại việt nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)