Các ngành công nghiệp ƣu tiên theo vùng lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Chính sách công nghiệp của việt nam trong chiến lược phát triển kinh tế hiện nay (Trang 40 - 43)

- Thời kỳ từ 1996 đến nay:

1.2. Các ngành công nghiệp ƣu tiên theo vùng lãnh thổ.

Đại học Ngoại Thương Hà Nội Đề tài tốt nghiệp: Chính sách cơng nghiệp của Việt Nam

Khoa Kinh tế đối ngoại trong chiến lược phát triển kinh tế hiện nay

Bên cạnh việc lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên, Nhà nước còn chú trọng phát triển các ngành cơng nghiệp ưu tiên đó theo vùng lãnh thổ. Dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của từng vùng lãnh thổ, Nhà nước sẽ lựa chọn những ngành công nghiệp phù hợp và đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển và hỗ trợ các ngành này.

Chính phủ đã chia Việt Nam ra làm 6 vùng lãnh thổ để quy hoạch phát triển công nghiệp với CSCN riêng cho từng vùng:

Vùng 1: bao gồm 13 tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc, đây là

vùng kinh tế chậm phát triển so với cả nước. Dựa trên điều kiện tự nhiên là có nhiều mỏ khống sản, đất đai thổ nhưỡng phù hợp với một số cây công nghiệp, Nhà nước lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp khai thác khống sản, cơng nghiệp chế biến như công nghiệp chế biến đường, chè, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến rau quả, công nghiệp giấy…

Vùng 2: bao gồm 15 tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Đây là vùng tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp cơng nghiệp lớn của ngành dệt, ngành chế biến lương thực, thực phẩm…Vì vậy mà các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển là những ngành như: các ngành cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp điện tử, cơng nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp nhẹ (dệt ,da, giầy, nhựa , đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ em, thủ cơng mỹ nghệ), cơng nghiệp cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện tử, tin học, cơng nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ – hải sản, công nghiệp sản xuất nguyên liệu như kim loại màu, thép, vật liệu xây dựng.

Vùng 3: bao gồm 10 tỉnh thành phố ven biển miền Trung.Với vị trí

địa lý của các tỉnh thành phố này đều có biển nên các ngành cơng nghiệp được ưu tiên phát triển là ngành cơng nghiệp chế biến thuỷ sản, cơng nghiệp cơ khí

SV: Vị H¶i Ỹn Líp NhËt 3 - K38 F 41 đóng mới và sửa chữa tàu biển, cơng nghiệp cảng phục vụ kinh tế biển, công

nghiệp tiêu dùng…Vùng này cũng là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuât của cả nước với các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như lắp ráp điện tử, ơtơ, và cơng nghiệp hố dầu (khu công nghiệp Dung Quất).

Vùng 4: Tây Nguyên - Đây là vùng đất thích hợp cho trồng các cây

cơng nghiệp ngắn và dài hạn. Vì vậy, các ngành cơng nghiệp được ưu tiên phát triển cuả vùng là ngành công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản như: cà phê, cao su, mía đường…

Vùng 5: Đông Nam Bộ - Đây là vùng phát triển mạnh nhất các

ngành công nghiệp, là trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp ở vùng này là các ngành công nghiệp khai thác dầu khí, điện, cơ khí, luyện kim, điện tử tin học, hố chất, dệt – may, da giầy, giấy, nhựa, sành sứ, chế biến lương thực thực phẩm…Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh cịn được coi là nơi phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như cơ khí chế tạo, điện tử – cơng nghệ thơng tin, công nghệ sinh học phục vụ chế biến nông lâm, thuỷ sản, chế tạo vật liệu mới và các ngành công nghiệp chủ lực phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Vùng 6: gồm 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và vùng là vựa lúa

lớn nhất của cả nước và là nơi cung cấp nhiều loại cây ăn quả phục vụ cho nhu cầu của nhân dân cả nước và xuất khẩu. Chính vì vậy, ở vùng này, ngành cơng nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, hoa quả tươi đóng hộp và chế biến thuỷ sản là một trong những ngành công nghiệp được ưu tiên và phát triển

nhất. Như vậy, đối với mỗi vùng kinh tế, nhà nước cũng dựa trên điều kiện thực

Đại học Ngoại Thương Hà Nội Đề tài tốt nghiệp: Chính sách cơng nghiệp của Việt Nam

Khoa Kinh tế đối ngoại trong chiến lược phát triển kinh tế hiện nay

tiên lựa chọn ngành công nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng để phát triển. Nhìn chung, sự điều chỉnh cơ cấu các ngành công nghiệp thông qua chọn lựa các ngành công nghiệp ưu tiên đã thúc đẩy tăng trưởng mạnh các ngành có lợi thế tương đối, các ngành phục vụ phát triển nông nghiệp và phục vụ đời sống nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay các ngành công nghiệp ưu tiên chỉ thực sự phát triển ở hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh với tam giác Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu, cùng một số khu công nghiệp, khu chế xuất ở một số tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Chính sách công nghiệp của việt nam trong chiến lược phát triển kinh tế hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)