NGHIỆP CỦA VIỆT NAM
1. Các nhân tố nƣớc ngoài
1.1. Xu thế tồn cầu hố và khu vực hóa
Tồn cầu hố và khu vực là xu thế khách quan ngày càng tác động mạnh, thậm chí chi phối sự phát triển kinh tế của nhà nước. Xu thế này được thể hiện rõ thơng qua việc quốc tế hố thương mại, vốn và sản xuất.
Sự chuyển dịch của các nguồn vốn:
+ Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến các nước đang phát triển có sự suy giảm do cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, từ năm 1999 có xu thế phục hồi song cạnh tranh thu hút FDI trên thế giới và khu vực diễn ra ngày càng gay gắt.
Trong thời gian qua, tồn cầu hố và tự do hố đã tạo điều kiện cho các dòng vốn FDI đến với các nền kinh tế đang phát triển. Nếu năm 1991, tỷ lệ vốn FDI đến các nước đang phát triển chỉ chiếm 25% tổng vốn FDI trên toàn thế giới thì đến năm 1998 là 42 %. Hiện nay, 3/4 vốn FDI trên thế giới là đầu tư lẫn nhau giữa các nước đang phát triển do có sự liên kết giữa các công ty đa quốc gia của Mỹ - Nhật Bản - Tây Âu, 2/3 số vốn FDI còn lại bị thu hút vào các thị trường đầu tư lớn như Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Mexico… còn các nước có thu nhập thấp chỉ tiếp nhận được khoảng 7% của số FDI còn lại, bằng 1/10 của các nước có thị trường đầu tư lớn. Hàn Quốc và các nước ASEAN đã và đang cải thiện môi trường thu hút đầu tư FDI nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Chính điều này tạo nên sự cạnh tranh và thách thức to lớn đối với Việt Nam, đặc biệt là khi
Đại học Ngoại Thương Hà Nội Đề tài tốt nghiệp: Chính sách cơng nghiệp của Việt Nam
Khoa Kinh tế đối ngoại trong chiến lược phát triển kinh tế hiện nay
Việt Nam đang bị đánh giá là mất dần tính cạnh tranh và có độ rủi ro cao hơn các nước trong khu vực về môi trường đầu tư. Vì vậy, CSCN phải được định hướng trên cơ sở bảo đảm việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI này đạt hiệu quả cao đi đôi với việc tiếp tục thu hút các nguồn vốn khác.
+ Dịng vốn hỗ trợ chính thức với các điều kiện ưu đãi (ODA) đến các nước đang phát triển có xu thế giảm dần.
Trước khủng hoảng kinh tế ở Châu Á năm 1997, dòng ODA của các nước phát triển cho các nước đang phát triển là khá lớn, khoảng 40 –50 tỷ USD một năm. Tuy nhiên, từ sau khủng hoảng thì dịng vốn ODA có xu hướng giảm do các nước phát triển khơng có cái nhìn khả quan lắm về các nước đang phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản cũng đang có những vấn đề nội bộ.