Phân tích và nhận xét về tình hình tiêu thụ và cơng tác marketing của cơng ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 50 - 54)

- Bộ quần áo: Đây là mặt hàng bao gồm các sản phẩm rất đa dạng về mẫu mã,

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU NĂM

2.2.9 Phân tích và nhận xét về tình hình tiêu thụ và cơng tác marketing của cơng ty

2.2.9.1. Phương pháp xây dựng chiến lược

Đánh giá SWOT

 Đội ngũ lãnh đạo cao cấp có tầm nhìn chiến lược, có năng lực lãnh đạo và định hướng phát triển tốt với gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành may.

 Cơng ty có hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ, hệ thống sản xuất được tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ.

 Cơng ty có cơ sở khách hàng tốt trong đó có những khách hàng lớn như The Children’s Place, Colombia Sportwear,… Công ty cũng xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng, đặc biệt là các khách hàng lớn, nhờ đó nguồn cầu đầu ra của Cơng ty tương đối dồi dào và ổn định.

 Trung tâm Đào tạo chuyên trách giúp Công ty không ngừng nâng cao tay nghề của người lao động và phần nào tự đáp ứng được nhu cầu lao động trong quá trình mở rộng sản xuất.

Điểm yếu (Weaknesses)

 Công tác quảng bá và phát triển thương hiệu chưa thực sự tốt. Thương hiệu TNG – Thainguyen Garment (May Thái Nguyên) tuy được các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao song chưa quen thuộc với người tiêu dùng trong nước.

 Khâu thiết kế sản phẩm của Cơng ty chưa mạnh, chưa đóng góp nhiều giá trị gia tăng vào sản phẩm. Đây cũng là điểm yếu chung của ngành dệt may Việt Nam.

Cơ hội (Opportunities)

 Việt Nam gia nhập WTO sẽ là cánh cửa mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành may nói riêng tham gia bình đẳng vào thị trường tồn cầu.

 Chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước cũng như của tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho Công ty trong những giai đoạn phát triển sắp tới.

 Thị trường xuất khẩu như Mỹ, EU,… đã khá quen thuộc với hàng dệt may Việt Nam nói chung, trong đó có thương hiệu TNG. Thị trường nội địa với dân số hơn 80 triệu người là thị trường đầy tiềm năng với Công ty.

 Chiến lược phát triển về chất của ngành Dệt may Việt Nam sẽ là tiền đề thuận lợi cho các đơn vị trong ngành, giảm tỷ lệ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu

Nguy cơ (Threats)

 Sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu dệt may khác như Trung Quốc, Ấn Độ,… là những nước có nhiều lợi thế hơn về thị trường, nguyên phụ liệu,… không chỉ đe doạ thị trường xuất khẩu mà còn chiếm lĩnh cả thị trường nội địa.

 Hiện tại, khi Việt Nam đang trong lộ trình thực hiện các cam kết gia nhập WTO, hàng dệt may Việt Nam vẫn phải chịu một số hàng rào phi thuế quan như các tiêu chuẩn chất lượng, quy định chống bán phá giá, quy chế giám sát,…

2.2.9.2. Chiến lược chung của Công ty trong năm 2011 a. Về mặt hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Về mặt hàng sản xuất kinh doanh từ nay đến 2011 Công ty vẫn xác định mặt hàng may mặc là chủ lực và từng bước đầu tư kinh doanh thêm các mặt hàng mới, trước hết là mặt hàng phục vụ trực tiếp cho hàng may mặc là giặt, bao bì, thêu. Tiến tới đầu tư kinh doanh chợ, kinh doanh thương mại, khách sạn, nhà hàng và kinh doanh bất động sản.

- Về mặt hàng sản xuất kinh doanh từ nay đến 2011 vẫn xác định xuất khẩu là chính. Năm 2007 tỷ trọng xuất khẩu là 94,76%, nội địa 5,24%. Từ 2008 tăng dần tỷ trọng nội địa đến 2011 đạt tỷ lệ 10%. Thị trường xuất khẩu chính năm 2007 là thị trường Mỹ chiếm 65%, thị trường Canada 20%, còn lại là các thị trường khác. Từ năm 2008 giảm dần tiêu thụ tại thị trường Mỹ, tăng tiêu thụ các thị trường khác đặc biệt là thị trường EU để cân bằng giữa các thị trường, tránh phụ thuộc vào các thị trường Bắc Mỹ.

b. Về đầu tư.

Trong năm 2007 và 2008 đầu tư hồn chỉnh nhà máy TNG Sơng Cơng với diện tích hơn 8 ha, tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng. Quy mô gồm 48 chuyền may quần âu, áo Jacket, xưởng giặt, xưởng sản xuất bao bì cát tơng và túi PE.

Năm 2007 lập tiếp dự án đầu tư xây dựng chợ trung tâm thị xã Sông Công với diện tích là 2 ha, tổng vốn đầu tư ước tính 50 tỷ đồng. Năm 2008 khởi cơng xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng.

Năm 2008 lập tiếp thiết kế dự tốn xây dựng tồ nhà 5 tầng đa năng, tại mặt tiền xí nghiệp may Việt Thái thuộc phường Tân Lập thành phố Thái Nguyên với diện tích sản là 10000m2. Tổng vốn đầu tư tạm tính 30 tỷ đồng. Năm 2009 khởi cơng xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng.

Năm 2010 và 2011 lập tiếp dự án đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại văn phịng Cơng ty số 160 đường Minh Cầu thành phố Thái Nguyên với quy mơ 15 tầng diện tích sàn hơn 30.000m2, tổng vốn đầu tư tạm tính 100 tỷ đồng.

Từ 2007 đến 2011 tiếp tục đầu tư bổ sung đổi mới máy móc thiết bị theo hướng cơng nghệ mới tạm tính 30 tỷ.

Tổng vốn đầu tư năm 2007 đến 2011 ước tính là 400 tỷ đồng, đưa tổng giá trị tài sản cố định của Công ty theo nguyên giá lên 500 tỷ đồng.

c. Vốn điều lệ: tăng dần từ 30 tỷ đồng đầu năm 2007 lên 100 tỷ đồng vào năm 2011.

d. Về sản xuất

Từ năm 2007 không đầu tư mở rộng nhà xưởng sản xuất nữa mà tập trung đầu tư hoàn chỉnh nhà máy TNG Sông Công vào đầu năm 2008 và đầu tư bổ sung thêm máy móc thiết bị cơng nghệ mới để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Tuyển dụng và đào tạo thêm công nhân dần dần từng bước chuyển xí nghiệp may Việt Đức

và xí nghiệp may Việt Thái sang làm việc 2 ca để khai thác hết cơng suất máy móc thiết bị, thu hồi khấu hao nhanh để lấy vốn đầu tư sang lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực khác.

Năm 2008 tuyển dụng thêm 3.200 công nhân cho giai đoạn 2 nhà máy TNG Sơng Cơng và cho xí nghiệp may Việt Đức, xí nghiệp may Việt Thái làm 2 ca. Đưa tổng số lao động làm việc tại Công ty lên là 6.700 người.

Năm 2009 số lao động làm việc ổn định trong Công ty là 7.570 người.

e. Về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh

Khi xí nghiệp may Việt Đức, xí nghiệp may Việt Thái làm việc ổn định 2 ca và nhà máy TNG Sông Công làm việc ổn định 1 ca. Thì tổng doanh thu của Cơng ty đến năm 2011 đạt 1.038 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu là 84 triệu USD, lợi nhuận trước thuế là 96,4 tỷ đồng. Chỉ tiêu của từng năm như sau:

TT Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch SXKD 5 năm (2007-2011) Tăng trƣởng BQ (%) 2007 2008 2009 2010 2011 1 Doanh thu Tỷ đồng 367 548 898 991 1.038 29,6% 2 Kim ngạch XK Tr USD 20 38 62 72 84 43,2% 3 Lao động Người 3.500 6.700 7.570 7.570 7.570 21,3% 4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 23,9 36,9 56,7 86,3 96,4 41,7%

(Nguồn phịng tổ chức Cơng ty CP Đầu tư và Thương mại TNG)

Bảng 2.12: Kế hoạch SXKD của Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG f. Trách nhiệm xã hội

Từ năm 2007 Cơng ty tập trung chỉ đạo xây dựng văn hố doanh nghiệp và thực hiện cam kết của tổng giám đốc với người lao động theo tiêu chuẩn SA8000. Công ty không phân biệt người lao động trong Cơng ty có cổ phần hay khơng có cổ phần, mọi người đều được bình đẳng ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ. Công ty cam kết làm hết sức mình để mang lại quyền lợi tối đa cho tất cả mọi người lao động. Với điều kiện phát triển như hiện nay thì đến năm 2011 cán bộ quản lý của Cơng ty 100% có xe riêng và được đóng thuế thu nhập cá nhân.

2.2.9.3. Nhận xét chung

Công tác quảng bá và phát triển thương hiệu chưa thực sự tốt. Thương hiệu TNG – Thainguyen Garment (May Thái Nguyên) tuy được các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao song chưa quen thuộc với người tiêu dùng trong nước.

Song song với việc mở rộng thị trường nước ngồi, Cơng ty cần khai thác và mở rộng thị trường trong nước, việc chiếm lĩnh thị trường nội địa được xúc tiến sau một thời gian dài chưa quan tâm đúng mức. . .

Hiện tại Cơng ty mới chỉ có 1 kênh phân phối đó là Nhà sản xuất – Khách hàng. Trong thời gian tới Công ty cần xây dựng thêm 1 số kênh phân phối nữa, nhằm quảng cáo thương hiệu, thuận tiện hơn trong việc đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.

Công tác Marketing của Công ty cần được tăng cường, tổ chức các hệ thống phân phối sản phẩm như mở các đại lý bán hàng.... Cơng ty cần xây dựng đội ngũ nhân viên có nhiều kiến thức nhiều về marketing, về cách thức giao dịch trực tiếp với khách hàng...

2.3 Phân tích tình hình quản lý vật tƣ, tài sản cố định

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)