Phương pháp xác định chi phí sản xuất dưới góc độ kế toán quản trị

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất dược (khảo sát trên địa bàn tỉnh nam định) (Trang 53 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

1.5Phương pháp xác định chi phí sản xuất dưới góc độ kế toán quản trị

1.5.1 Phân loại chi phí trong doanh nghiệp dưới góc độ kế toán quản trị

 Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành chi phí được phân thành:

 Chi phí biến đổi (biến phí) là những chi phí sẽ thay đổi giá theo tỷ lệ thuận với thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Biến phí khi tính cho một đơn vị thì ổn định, không thay đổi. Biến phí khi không hoạt động bằng 0. Trong doanh nghiệp sản xuất biến phí gồm: CPNVLTT, CPNCTT, giá vốn của hàng hóa, hoa hồng bán hàng…

 Chi phí cố định (định phí ) là những chi phí không thay đổi cho dù có sự thay đổi về mức độ hoạt động của doanh nghiệp trong một phạm vi nhất định. Phạm vi phù hợp là phạm vi giữa khối lượng sản phẩm tối thiểu và khối lượng sản phẩm tối đa. Định phí cho một đơn vị sản phẩm thay đổi khi sản lượng thay đổi

 Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí lẫn định phí. Với mức độ hoạt động căn bản chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính biến phí.

Theo cách phân loại này có tác dụng rất lớn giúp cho doanh nghiệp trong việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trên cơ sở đó có thể quản lý tốt hơn chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Theo mối quan hệ của chi phí với đối tượng chịu chi phí thì chi phí sản xuất được chia thành:

 Chi phí trực tiếp là khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm nhất định bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.

 Chi phí gián tiếp là những chi phí có liên quan gián tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm nhưng liên quan đến nhiều đối tượng sản phẩm như chi phí sản xuất chung.

Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho đối tượng một cách hợp lý đồng thời có ý nghĩa thực tiễn cho việc đánh giá tính hợp lý của chi phí và tìm ra biện pháp không ngừng giảm chi phí gián tiếp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 Theo thẩm quyền ra quyết định chi phí sản xuất được chia thành:

 Chi phí kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý có thẩm quyền ra quyết định.

 Chi phí không kiểm soát được là chi phí mà cấp quản lý nào đó không có thẩm quyền chi phối, ra quyết định.

 Theo phương án lựa chọn chi phí sản xuất được chia thành:

 Chi phí cơ hội: Là nguồn thu nhập tiềm tàng của doanh nghiệp phải từ bỏ khi lựa chọn phương án này thay vì lựa chọn phương án khác. Trước khi ra quyết định các nhà quản trị phải cân nhắc chi phí cơ hội phát sinh cho những yếu tố kinh doanh phát sinh theo những cách khác nhau nhằm so sánh tìm ra phương án hiệu quả nhất.

 Chi phí chênh lệch: Là những khoản chi phí có ở phương án này nhưng không có hoặc có một phần ở phương án khác, chi phí chênh lệch là một căn cứ quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh.

 Chi phí chìm: Là loại chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu bất kể đã chọn phương án nào.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất dược (khảo sát trên địa bàn tỉnh nam định) (Trang 53 - 54)