Xu thế khai thác biển của thế giới vừa lôi cuốn thúc đẩy, vừa làm rõ nhiều bất cập của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 63 - 65)

làm rõ nhiều bất cập của Việt Nam

Hiện nay, xu thế hướng tới khai thác biển hay phát triển kinh tế biển đang là xu thế chung của nhiều nước có biển. Phát triển kinh tế biển hiện nay gồm 9 lĩnh vực: (1) Dầu khí, khống sản, năng lượng; (2) Thuỷ, hải sản; (3) Vận tải biển; (4) Cơng trình biển; (5) Du lịch; (6) Công nghiệp chế tạo; (7) Dịch và biển; (8) Nghiên cứu khoa học biển, giáo dục - đào tạo về biển; (9) Phòng thủ quốc phòng - an ninh" [40].

Việc phát triển kinh tế biển trở thành xu thế tất yếu trên con đường tìm kiếm và đảm bảo các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm và mở rộng khơng gian sinh tồn cho lồi người trong tương lai. Khi các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, thế giới ngày càng quan tâm tới những nguồn tài nguyên giàu có, phong phú cịn chưa được khai thác ở đại dương. Biển đảo và đại dương với các tuyến hải vận nối liền các lục địa với nhau còn là tuyến giao thương hàng hải chủ yếu của nhiều quốc gia.

Biển và kinh tế biển ngày càng quan trọng bao nhiêu thì những vấn đề đặt ra từ nó cũng tăng lên bấy nhiêu. Hiện nay, khả năng hiểu biết của con người về đại dương - diện tích của ¾ trái đất cịn rất ít ỏi, năng lực đi biển,

khai thác biển, quản lý biển, bảo vệ môi trường biển cũng tương tự. Biển đã và sẽ mang lại những nguồn lợi khổng lồ cho nhiều quốc gia, nhưng biển cũng chứa đựng những nguy cơ mất an ninh, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế: nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, tranh chấp chủ quyền, khơng đảm bảo an tồn hàng hải... Giữa các nước có chung vùng biển, tranh chấp và bảo vệ chủ quyền tài nguyên cũng đang là một hiện tượng chính trị nóng bỏng ở nhiều khu vực. Hướng tới biển và khai thác, bảo vệ và giữ gìn nó cũng đang có nhiều vấn đề thách đố với các quốc gia.

Gần đây, Chính phủ nhiều quốc gia có biển chú trọng tập trung đầu tư cho chiến lược dài hạn nhằm bảo vệ, kiểm soát, khai thác một cách bền vững tài nguyên, nguồn lợi của biển. Một trong những quan điểm chung là chỉ có đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ biển và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chất lượng cao mới có thể giúp cho các quốc gia chủ động, độc lập trong việc quản lý, khai thác một cách tốt nhất, bền vững nhất các nguồn lợi từ biển, góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia.

Phát triển ngành CNĐT và nguồn nhân lực ngành này không thể tách rời sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới, nhất là trình độ phát triển toàn diện của nền kinh tế biển ở mỗi quốc gia có ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra các tiền đề, động lực mạnh mẽ đối với sự phát triển nguồn nhân lực và ngành công nghiệp này.

Thực tế xu thế hướng tới khai thác biển, đại dương của nền kinh tế thế giới hiện nay đang đứng trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về các loại sản phẩm tàu thủy đạt tiêu chuẩn quốc tế, có tính năng kỹ thuật - cơng nghệ cao, sử dụng tiện ích, hiệu quả, an tồn và thân thiện với môi trường. Sức ép cạnh tranh và tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường địi hỏi nguồn nhân lực của ngành

đóng tàu phải nỗ lực học tập, nâng cao trình độ chun mơn/tay nghề, có trình độ, và có năng lực cập nhật và làm chủ công nghệ mới trong thiết kế, thi công tàu thủy. Ngồi ra, cịn địi hỏi nguồn nhân lực đóng tàu phải có trình độ tin học, ngoại ngữ và năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp (tài chính, nhân lực,…) năng động, sáng tạo nhạy bén trong cơ chế thị trường mới có khả năng lao động hiệu quả mang lại giá trị kinh tế cao.

Những vấn đề đó bộc lộ rõ ràng hơn đối với trường hợp Việt Nam. Tư duy về chiến lược biển và chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam chậm chạp, chưa đầy đủ và chưa cập nhật với xu thế thời đại. Phương thức, công cụ để phát triển kinh tế biển lạc hậu, bất cập. Kinh tế hàng hải nhỏ bé lạc hậu, manh mún và thiếu sự phối hợp liên kết, v.v.

Xét từ góc độ ngành CNĐT và nguồn nhân lực của nó, những bất cập, lạc hậu trên đã thể hiện ra và có những nét đặc thù - sẽ được trình bày sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)