18. Cty CP CNTT&XD Nam Triệu 19 Cty TNHHĐT Bình An
3.2.1.2. Tác động của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay cũng khiến cho quá trình phát triển nhân lực CNĐT đang nổi rõ một vấn đề về đội ngũ: Nguồn nhân lực đang bị phân hóa, tất nhiên theo hai chiều, nhưng chiều tiêu cực dường như đang trội hơn. Bên cạnh tác động thúc đẩy để nhân lực các doanh nghiệp CNĐT chấp nhận và vươn lên nâng cao năng lực cạnh tranh, thì tác động phân hóa theo chiều tiêu cực cũng đang diễn ra.
Thị trường đang kích thích sự tranh chấp gay gắt giữa các doanh nghiệp về lao động. Thị trường lao động, quy luật “cung - cầu", cạnh tranh gay gắt đang làm biến động nhanh chóng, phức tạp cả số lượng và chất lượng cơ cấu lao động ở mỗi đơn vị. Ngành đóng tàu ở nước ta thường ở trong tình trạng thiếu lao động tay nghề kỹ thuật cao. Các đơn vị đóng tàu quản trị yếu, năng lực sản xuất và cạnh tranh kém, chế độ phúc lợi xã hội kém sẽ yếu thế trong cạnh tranh lao động. Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra ưu đãi nhằm lôi kéo nhân lực. Nhiều doanh nghiệp nhà nước bị “chảy máu chất xám” do người lao động có tay nghề cao tìm cách chuyển sang các đơn vị sản xuất kinh doanh ngồi quốc doanh có thu nhập cao và nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Chính thực tế đó đã làm cho các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với sự biến đổi nhân sự một cách nhanh chóng và phức tạp. Hiện tượng khi thiếu, khi thừa lao động khiến cho một số doanh nghiệp đơi lúc đứng trước bờ vực có nguy cơ bị phá sản do khơng hồn thành hợp đồng kinh tế đúng thời hạn. Vấn đề này khơng chỉ làm mất uy tín thương hiệu, phải đền bù hợp đồng, trả lãi ngân hàng... gây tổn thất nặng nề về kinh tế mà còn làm kém đi sức hấp dẫn của doanh nghiệp với người lao động.
Về lợi ích kinh tế, khi thu nhập có sự khác biệt thì sự phân hố trong đội ngũ người lao động cũng sẽ diễn ra. Ngành CNĐT đang có sự phân hố sâu sắc giữa lao động phổ thơng với lao động trình độ cao, lao động gián tiếp với lao động trực tiếp... Các nhóm này ngày càng có sự gia tăng cách biệt về điều kiện làm việc và thu nhập... Sự phân hố trên khơng chỉ diễn ra trên phạm vi tồn ngành đóng tàu mà còn diễn ra ngay trong nội bộ từng nhà máy...
Tính chất di động của nhóm nhân lực phổ thông trong CNĐT hiện khá lớn. Những người lao động có tay nghề thấp khơng được đào tạo một cách căn bản, đúng chuyên môn đang trở thành lực cản lớn trong sản xuất. Lao động mang tính thời vụ với giá tiền công rẻ mạt, bị lệ thuộc và có nguy cơ lớn bị đào thải, thất
nghiệp... Thị trường nhân lực cũng đang loại dần nhóm lao động phổ thơng. Tác động sàng lọc này gián tiếp dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực chung của ngành.
Trong cơ chế thị trường hiện nay những lợi ích kinh tế trước mắt có khi lấn át hoặc chi phối ý thức giác ngộ tư tưởng chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần đoàn kết giai cấp... Việc chỉ chú trọng đến hiệu quả kinh tế, chuyên môn thuần túy mà xem nhẹ giáo dục tư tưởng, ý thức pháp luật, giác ngộ giai cấp cũng khiến một bộ phận cơng nhân CNĐT có dấu hiệu giảm sút về ý thức chính trị.
Như vậy, với hiện trạng phát triển nguồn nhân lực của ngành CNĐT Việt Nam hiện nay thì tác động trực tiếp của xu thế phát triển của CNĐT thế giới và kinh tế thị trường đòi hỏi nguồn nhân lực của ngành này phải tự thay đổi để tồn tại và để phát triển.