Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành cơng nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 70 - 73)

đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Chiến lược này gắn bó với chiến lược phát triển chung của cả ngành CNĐT giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm:

Một là, phát triển nhân lực gắn với chiến lược tái cơ cấu (sắp xếp, tổ chức

lại...) hệ thống nhà máy đóng tàu Việt Nam theo hướng hình thành 3 cụm liên kết ngành đóng tàu ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Trên cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng đã có và đẩy nhanh q trình hợp tác với các đối tác đóng tàu có nhiều kinh nghiệm và trình độ khoa học - kỹ thuật cao như Nhật Bản và Hàn Quốc. Hướng tập trung vào ưu tiên sản xuất một số gam tàu có nhu cầu cao trên thị trường trong nước và thế giới.

Hai là, gắn với thực hiện nhiệm vụ chung trong chiến lược phát triển

thủy sản Việt Nam đến năm 2020: nhằm củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển nhanh các tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới... đảm bảo an toàn, hiệu quả trong khai thác và thân thiện với môi trường.

Ba là, đảm bảo quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp tàu

thủy Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 có khả năng đóng mới và sửa chữa tàu biển có tải trọng từ 100.000 - 300.000 tấn khi nhu cầu tăng cao. Chỉ tiêu trung gian: đến năm 2020, các trung tâm sửa chữa tàu có khả năng đáp ứng 90% nhu cầu sửa chữa của tàu hạng thấp và 60 - 70% nhu cầu sửa chữa tàu hạng trung [105].

Bước khởi đầu của Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia cho ngành Giao thông vận tải là Quyết định số 1576/QĐ-BGTVT ngày 19/7/2011, về phê duyệt “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành Giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2020”. Đây là cơ sở cho việc xây dựng Kế hoạch 5 năm cho phát triển nguồn nhân lực và các cơ sở đào tạo của ngành hàng hải.

Theo đó ngày 05/9/2011 Đảng ủy Tập đồn CNTT đã có Nghị quyết số 07-NQ/ĐU “về cơng tác phát triển KH&CN, thiết kế tàu thủy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của Tập đoàn giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030”.

Hội đồng thành viên Tập đồn đã có Quyết định số 150/QĐ-CNT ngày 14/03/2011 thành lập Tổ công tác nghiên cứu KH&CN, thiết kế và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Nghị quyết số 95/NQ-CNT ngày 20/4/2011 đã phê duyệt “Đề cương quy hoạch nghiên cứu KH&CN thiết kế và đào tạo phát triển nguồn nhân lực” và đến ngày 16/02/2012, Hội đồng thành viên Tập đồn đã có Nghị quyết số 12/NQ-CNT phê duyệt Đề án “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030”.

Về thực hiện chiến lược phát triển nhân lực cho CNĐT Việt Nam.

Nâng cấp và tăng cường vị thế, năng lực của cơ sở đào tạo: Ban cán

sự Đảng Bộ Giao thông vận tải đã có Nghị quyết số 34-NQ/BCSĐ “Về định hướng, giải pháp phát triển Trường Đại học hàng hải Việt Nam trở thành trường trọng điểm quốc gia” [3]. Với Nghị quyết này, Trường đã nhận trách nhiệm trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu trong khu vực cho các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến kinh tế biển của đất nước.

Mở rộng và tăng thêm các cơ sở đào tạo mới: Hàng loạt các cơ sở đào tạo

nghề trong lĩnh vực đóng tàu đã được hình thành: Trường Đào tạo kỹ thuật và Nghiệp vụ công nghiệp tàu thủy I tại Hải Phòng, Trường Đào tạo kỹ thuật và Nghiệp vụ công nghiệp tàu thủy II tại thành phố Hồ Chí Minh. Phân hiệu 2 thuộc Trường Đại học Hàng hải Việt Nam được tách ra và nâng cấp trở thành Trường Đại học Giao thơng vận tải Thành phố Hồ Chí Minh.

Đổi mới công nghệ để tạo môi trường hiện đại cho phát triển nhân lực

cũng là một hướng được quan tâm. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNĐT với hệ thống công nghệ kỹ thuật đầy đủ và hiện đại cho các nhà máy đóng tàu. Mở rộng hợp tác quốc tế với những quốc gia có cơng nghệ đóng tàu hàng đầu trên thế giới như Ba Lan, Hà Lan, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc... để tiếp cận công nghệ mới. Nhiều công nghệ hiện đại đã xuất hiện ở Việt Nam vừa

mang lại hiệu quả cao trong sản xuất vừa tạo ra điều kiện vật chất để nâng cao tay nghề cho cơng nhân.

Tóm lại, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành CNĐT Việt

Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH trong giai đoạn gần đây đã được quan tâm đầy đủ hơn, đặc biệt là vấn đề phát triển con người - nhân tố quyết định cho sự phát triển của ngành. Bên cạnh phát triển công nghệ của CNĐT, khâu đào tạo, sử dụng nhân lực đã được hoàn thiện, nâng cấp cả về vị thế, năng lực của cơ sở đào tạo và nội dung đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 70 - 73)