hiện nay
Nguồn nhân lực của ngành đóng tàu Việt Nam được khảo sát, đánh giá về các mặt số lượng, chất lượng, kết cấu tổ chức và mức sống của người lao động.
* Về số lượng của nguồn nhân lực ngành cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam - sự vận động qua các giai đoạn gần đây.
Số lượng nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam biến động khá phức tạp phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của ngành, quan hệ cung - cầu về lao động trên thị trường.
Giai đoạn 2005 - 2010:
Sự phát triển nhanh về quy mơ của các nhà máy đóng tàu cả nước đã làm cho nguồn nhân lực CNTT Việt Nam tăng lên nhanh chóng về số lượng. Nếu năm 2005, Tổng cơng ty có khoảng 31.000 lao động. “Năm 2007 tăng lên đột biến 37.000 người. Nâng tổng số lao động trong tồn Tổng cơng ty đạt tới con số kỷ lục là 68.000 người lao động” [88]. Điển hình về sự tăng tốc phát triển về số lượng nguồn nhân lực là một số các nhà máy ở Hải Phòng: Bạch Đằng, Bến Kiền, Sông Cấm, Phà Rừng, Nam Triệu, Hồng Hà... Nếu như năm 2004, số lượng người lao động trong các nhà máy (Bạch Đằng, Phà Rừng, Nam Triệu) mới chỉ có 7.703 người thì đến năm 2005 - 2010 đã tăng lên 16.804. (Xem phụ lục 1). Số lượng nguồn nhân lực ngành CNĐT Việt Nam đã có sự tăng lên đột biến và cũng bước đầu đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho các nhà máy đóng tàu trên tồn ngành.
Tuy nhiên, sự phát triển nhân lực CNĐT nước ta thiếu tính bền vững và dễ chịu tác động từ yếu tố bên ngoài. Giai đoạn 2005 - 2007 là giai đoạn phát triển “nóng” của ngành, có nhiều nhà máy được xây mới hoặc nâng cấp mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Để đảm bảo cho các cơ sở này hoạt động, họ buộc phải tuyển dụng lao động phổ thông vào làm việc. Từ năm 2008 - 2009 khi nền kinh tế thế giới khủng hoảng, nguồn nhân lực ngành này lại bị sụt giảm nhanh chóng về số lượng (khoảng 70%). Về vấn đề này sẽ được luận án tiếp tục làm rõ ở giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 2010 - 2017:
Cuộc khủng hoảng của nền kinh tế thế giới kéo dài từ 2008 đến nay, khiến ngành CNĐT Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và nguồn nhân lực của ngành này cũng giảm sút đột biến qua những năm gần đây. Từ năm 2010 đến nay (31/6/2017), lao động trong Tập đoàn đã giảm 39.824 người. Cụ thể năm 2010 đến hết năm 2011 giảm 19.747 người, năm 2012 giảm 5.511 người, năm 2013 giảm 7.920 người, năm 2014 giảm 3.599 người, năm 2015 giảm 1.388 người, năm 2016 giảm 1.659 người, 5 tháng đầu năm 2017 giảm 628 người, trong đó, rất nhiều lao động có chun mơn kỹ thuật cao, cơng nhân lành nghề được đào tạo ở nước ngoài tự xin nghỉ việc.
Hiện nay, lao động trong tồn Tổng cơng ty còn lại là 13.967 người, giảm 14.566 người so với số liệu tại thời điểm 31/12/2012. Sau khi Tập đoàn đẩy mạnh tái cơ cấu và bước đầu đi vào giai đoạn ổn định đến 6/2017, Công ty mẹ và 08 công ty con được giữ lại sau tái cơ cấu có số lao động là 6.637 người [113, tr.22].
Nhiều nhà máy đóng tàu khác cũng đang đẩy nhanh q trình tái cơ cấu như: Nhà máy đóng tàu An Đồng; Nam Triệu; Nha Trang; Bến Thủy; Nhà máy Đóng Tàu 76; Nhà máy đóng tàu Cần Thơ; Cơng ty cổ phần CNTT Nam Hà; Nhà máy đóng tàu Tam Bạc - Sơng Hồng;… Theo số liệu báo cáo có tổng số người lao động là 7.330 người. Tuy nhiên, khi khảo sát nguồn nhân lực ở các
nhà máy này đều sụt giảm nghiêm trọng, hiện chỉ còn tồn tại trên thực tế là: 3.208 người (xem phụ lục 3).
Về số lượng nguồn nhân lực của ngành tăng lên nhanh chóng từ khi đổi mới đến nay, nhìn chung bước đầu đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của ngành. Song trong giai đoạn phát triển “nóng” của ngành những năm vừa qua cịn bộc lộ khơng ít hạn chế như phân tích ở trên của ngành nên chưa khai thác hết tiềm năng số lượng nguồn nhân lực của ngành này và trong xã hội. Trước sự biến động của nền kinh tế thị trường khiến ngành đóng tàu ở nước ta rất khó cạnh tranh và trụ vững làm cho số lượng người lao động trong ngành này bị suy giảm lớn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.
Như vậy nếu so với con số 68.000 người lao động của năm 2007 thì nay chỉ cịn 6.637, tức là số lượng giảm khá lớn. Sự giảm sút lớn này có những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, khi ngành đóng tàu rơi vào khủng hoảng sâu, nhiều nhà máy
đóng cửa vì khơng nhận được đơn đặt hàng. Nhiều lao động thiếu việc làm, đã phải chuyển sang làm việc ở lĩnh vực khác. Mặt khác, một số kỹ sư, cơng nhân có trình độ, chun mơn giỏi dù có việc nhưng cuộc sống khơng đảm bảo, nên đã tìm cách chuyển sang lĩnh vực khác có thu nhập và cơ hội thăng tiến cao hơn. Đây cũng là một tổn thất đối với nguồn nhân lực của ngành.
Thứ hai, quá trình tái cơ cấu ngành đóng tàu theo hướng xóa bỏ hình
thức kinh doanh đa ngành, đa nghề đã loại bỏ nhiều lao động làm việc trong ngành đóng tàu nhưng chun mơn thuộc lĩnh vực ngoài ngành. Chẳng hạn như chuyên viên bất động sản, nhân viên du lịch, khách sạn, v.v. Đây là sự sàng lọc cần thiết để loại bỏ những người lao động không đúng chun mơn, trình độ năng lực yếu ra khỏi ngành. Nhưng mặt khác, đó cũng là một tác nhân khiến hiện tượng lao động ngành sụt giảm.
Thứ ba, sự khủng hoảng của ngành CNĐT kéo dài, dấu hiệu phục hồi
những năm gần đây làm cho thương hiệu và uy tín của ngành giảm xuống mức rất thấp. Xã hội cũng khơng cịn mặn mà theo đuổi nghề nghiệp ở lĩnh vực này. Sự giảm sút lớn về số lượng nhân lực ngành cịn có ngun nhân là do khơng tuyển được người lao động có tay nghề.
Thứ tư, yêu cầu cao của lao động kỹ thuật cũng là một rào cản mà không phải lao động nào cũng có thể vượt qua. Số lượng nhân lực ngành sụt giảm lớn nhưng chậm được bù đắp cũng một phần nguyên nhân nội tại từ tính chất đặc thù của ngành (lao động tính năng kỹ thuật cao, phức tạp, môi trường làm việc độc hại…). Vì vậy số lượng lao động trong xã hội tuy khá lớn nhưng số người có thể phục vụ trong ngành đóng tàu lại rất hạn chế, ngành tuyển được lượng lao động khơng nhiều.
Tóm lại, sự giảm sút nhân lực trên đã gây nên những khó khăn nhất định cho sự phát triển nhân lực của ngành đóng tàu hiện nay.
Xét về hiện trạng, sự suy giảm lớn về lượng nhân lực hiện đặt ra một số
vấn đề sau đây:
Thứ nhất, khi ngành này có sự khởi sắc trở lại thì nhiều nhà máy đóng
tàu lại đứng trước sự thiếu hụt trầm trọng về người lao động. Hiện tại, các nhà máy đều cố gắng tìm cách giữ lại người lao động và tuyển dụng thêm nhưng nhiều công nhân, kỹ sư trong ngành bị thôi việc giai đoạn khủng hoảng đã tìm được việc khác ổn định, thu nhập khá hơn nên không muốn quay trở lại.
Thứ hai, khi lượng nhân lực còn bị bất cập so với nhu cầu cơng việc thì
muốn bồi dưỡng, phát triển nhân lực cũng rất khó khăn. Nếu cử nhân viên đi đào tạo thêm hoặc nâng cao trình độ chun mơn thì sẽ khuyết nhân lực để thực hiện các nhiệm vụ hiện nay. Muốn hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra thì nhân lực lại bất cập. Đây là bài tốn mà các nhà máy đóng tàu hiện nay phải đang đối mặt và buộc phải giải quyết.
Xét về triển vọng, nhu cầu về lượng nguồn nhân lực của ngành CNĐT sẽ
Thứ nhất, nhu cầu tuyển dụng của các nhà máy trong ngành sau tái cơ cấu
là rất lớn. Họ sẽ chủ động tìm đến các cơ sở đào tạo để bổ sung nguồn nhân lực. Cầu về nhân lực đang có xu hướng lớn hơn cung.
Thứ hai, từ chính sách tái cơ cấu của ngành, nguồn đầu tư ngân sách cho
ngành dần được bổ sung, quy mô sản xuất của ngành sẽ được phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng. Cầu về nhân lực của ngành sẽ xuất hiện.
Thứ ba, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu bước vào giai đoạn tăng
trưởng trở lại, ngành đóng tàu thế giới tiếp tục được đẩy mạnh, sản xuất và dịch vụ tàu biển sẽ vào một chu kỳ phát triển mới. Đơn đặt hàng sẽ dần tăng. Công việc của ngành cũng sẽ dần tăng. Cầu về nhân lực của ngành cũng sẽ xuất hiện.
Các kết quả phân tích trên cho thấy: Số lượng nguồn nhân lực ngành
CNĐT Việt Nam đã trải qua những thời kỳ phát triển mạnh nhưng không liên tục, thiếu bền vững. Giai đoạn 2005 - 2010 có sự tăng lên nhanh chóng về lượng nhân lực, nhưng khi gặp khủng hoảng lại giảm sút một cách chóng vánh ở giai đoạn 2010 - 2017.
Sự gia tăng về lượng nhân lực chủ yếu là do q trình mở rộng quy mơ của ngành, thậm chí đã có nhiều hướng mở rộng sai lệch (kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực). Bởi vậy, nhân lực có tăng về lượng nhưng chưa hoàn toàn là tăng về chất.
Hiện nay, khi ngành có dấu hiệu phục hồi thì lại đối diện với nghịch lý là “có việc thì thiếu người”. Sự thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực hiện nay cũng lại đang cản trở quá trình tái cơ cấu ngành.
Cầu về nhân lực của ngành sẽ tăng dần, tùy thuộc vào khả năng cung của ngành. Sự tăng về lượng sẽ diễn ra là vấn đề lớn, nhưng cũng nên hiểu rằng, yếu tố lượng của ngành CNĐT là nhu cầu về lượng lao động trình độ cao. Và, điều này sẽ là một thách thức lớn.
* Về chất lượng nguồn nhân lực ngành cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam hiện nay.
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố đóng vai trị quyết định đến hiệu quả của mọi hoạt động của ngành CNĐT. Chất lượng nguồn nhân lực của ngành được biểu hiện trên nhiều phương diện, song trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ khảo sát và đề cập đến một số mặt cơ bản như: trình độ học vấn; trình độ chun mơn nghiệp vụ; phẩm chất đạo đức; ý thức giác ngộ chính trị của nguồn nhân lực; cơ cấu nguồn nhân lực; đời sống và việc làm của người lao động trong ngành đóng tàu Việt Nam hiện nay.
Về trình độ học vấn của nhân lực ngành cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam
hiện nay.
Những năm gần đây, hệ thống các cơ sở GD&ĐT đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề phục vụ cho đóng mới và sửa chữa tàu thủy ở nước ta được chú trọng đầu tư, nâng cấp mở rộng quy mơ đào tạo trên phạm vi tồn quốc.
Năm 2010, ở Tổng công ty CNTT Việt Nam, trong tổng số 40.893 người lao động thì số người lao động đạt trình độ trên đại học chiếm 0,4%, trình độ đại học và cao đẳng chiếm 19,6%, trình độ trung cấp chiếm 5,9%, trình độ cơng nhân kỹ thuật chiếm 66,7% và trình độ lao động phổ thông chiếm 3,8% (xem phụ lục 1).
Khảo sát năm 2017, tồn tổng Cơng ty CNTT Việt Nam, trong tổng số 6.637 người lao động còn lại, thì số người lao động đạt trình độ đại học trở lên chiếm 22,4% người, trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm 6,8%, trình độ cơng nhân kỹ thuật chiếm 64,5%, trình độ lao động chưa qua đào tạo chiếm 6,3%.
Số liệu trên phản ánh một thực tế là: sau khủng hoảng, tái cơ cấu và sắp xếp lại nguồn nhân lực, tổng số người lao động của ngành sụt giảm lớn nhưng tỉ lệ số người lao động có trình độ học vấn lại tăng lên so với trước. Đây là dấu hiệu tích cực của quá trình tinh giảm nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, cơng nhân viên ngành CNĐT về cơ bản đã phát huy tốt vai trị trách nhiệm của mình, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với con đường mình đã lựa chọn.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam
Thứ nhất, trình độ của cơng nhân.
Năm 2010, Tổng cơng ty CNTT Việt Nam có 40.893 người đang lao động
trong các nhà máy đóng tàu trên tồn ngành. Công nhân kỹ thuật là 27.278 người chiếm 66,7%. Trong đó, cơng nhân kỹ thuật bậc 4 trở lên là 6.767 người, chiếm 16,6% tổng số người lao động; công nhân kỹ thuật bậc 1 - 3 và lao động khác là 23.551 người, chiếm 57,6% tổng số lao động [5, tr.1]. Số lao động có chứng chỉ đăng kiểm quốc tế khoảng 5000 người, chiếm khoảng 12,2%.
Tỉ lệ trên cho thấy trình độ tay nghề kỹ thuật của người công nhân trong ngành ở thời điểm 2010 đã đạt mức khá cao.
Năm 2017, theo Báo cáo chất lượng lao động của Tổng Công ty CNTT
Việt Nam: tổng số người lao động ở công ty mẹ và 8 công ty con là 6.637 người. Trong đó, số cơng nhân có trình độ tay nghề bậc 4 trở lên là 2.595 người, chiếm 39,1% (công nhân kỷ thuật bậc 6-7 là 408 người, chiếm 8,7%); công nhân kỹ thuật bậc 1-3 và lao động khác là 2.105 người chiếm 31,7% tổng số người lao động. Số lao động có chứng chỉ đăng kiểm quốc tế là 535 người, chiếm 8,1%. (xem phụ lục 2).
Những số liệu trên cho thấy, sau khi tái cơ cấu, tỉ lệ cơng nhân có trình độ tay nghề được nâng cao. Song tỉ lệ công nhân lành nghề bậc cao (6 -7) trong năm 2017 chỉ đạt 8,7%, thấp hơn so với nhu cầu của ngành. Lao động đạt trình độ chuẩn hóa được cấp chứng chỉ đăng kiểm quốc tế trong ngành có xu thế giảm so với trước khủng khoảng. Hơn nữa, lực lượng này lại phân bố không đồng đều giữa các đơn vị thành viên. Nhiều nhà máy thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho quá trình sản xuất.
Theo đánh giá của các chun gia nước ngồi, ơng Sung Woo Le (tên gọi theo âm Việt là Ly, Tổng giám đốc Hyundai - Vinashin cho rằng: “Cơng nhân Việt Nam rất khéo léo, chịu khó tiếp thu, học hỏi hơn cả công nhân Hàn Quốc. Song, do họ chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu, nên cũng phải mất nhiều thời gian đào tạo lại mới có khả năng thích ứng với cơng việc” [70, tr.17].
Thứ hai, trình độ chun mơn của nhóm kỹ sư.
Khảo sát năm 2010 trên tồn Tổng cơng ty CNTT Việt Nam cho thấy: trong tổng số 40.893 người lao động thì số lượng kỹ sư là 10,575 người, chiếm 25,9%. Đến năm 2017, qua khảo sát trên tồn tổng Cơng ty thì trong tổng số 6.637 người lao động có 1938 kỹ sư, chiếm 29,2%.
Số lượng trên cho thấy sự sụt giảm về số lượng và cả tỉ lệ kỹ sư trên tổng số người lao động trong ngành sau khi tái cơ cấu.
Tuy nhiên, việc đánh giá chất lượng đội ngũ kỹ sư cần xét đến năng lực thực tế của họ trong công việc.
Theo sự đánh giá của nhiều chuyên gia, đa số kỹ sư của ngành đóng tàu Việt Nam đều chịu khó học hỏi, tiếp thu nhanh các thành tựu KH&CN. Các sản phẩm đóng tàu do họ tạo ra những năm gần đây như: tàu 8.700 DWT 11.500DWT, 53.000 DWT, tàu container 1016 TEU, 600 TEU, tàu chở dầu 13.500 DWT, 104.000 DWT, tàu chở hàng rời 54.000 DWT… Sản phẩm hàng hóa nhìn chung, đã được các chủ hàng chấp nhận.
Số liệu thống kê và đánh giá thực tế của các đơn vị khai thác và sử dụng cán bộ cho biết: trong tổng số kỹ sư đang cơng tác trong ngành đóng tàu thì khoảng 31% phát huy khả năng chuyên môn tốt và tiếp thu nhanh công nghệ hiện đại; gần 40% năng lực hạn chế, kiến thức chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay cần bổ túc thêm; khoảng 30% năng lực yếu kém, cần được xem xét bố trí lại, hoặc đào tạo thay thế do năng lực và trình độ lành nghề