Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của ngành Cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 134 - 145)

9 Trang trí, phun sơn, làm sạch 400 800 10 Mộc nội thất tàu thủy 450

4.2.3. Nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của ngành Cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam

Cơng nghiệp đóng tàu Việt Nam

Để từng bước nâng cao về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ngành đóng tàu Việt Nam hiện nay, cần thực hiện các biện pháp sau:

Biện pháp thứ nhất, tăng tính hiệu quả trong quản trị nhân lực và tài chính của ngành cơng nghiệp đóng tàu.

Một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng ngành đóng tàu thời gian qua là do những bất cập trong quản trị nhân lực (nhất là cấp lãnh đạo của Tổng công ty và các nhà máy) và quản trị tài chính (gây thua lỗ, nợ nần và kinh doanh kém hiệu quả). Nhu cầu lớn của ngành CNĐT hiện nay là nâng cao tính hiệu quả trong quản trị nhân lực và tài chính của ngành. Để nâng cao tính hiệu quả cần:

Một là, rà sốt, điều chỉnh và thực hiện hiệu quả cơng tác quy hoạch, bồi

dưỡng cán bộ nguồn cũng như cán bộ đương chức cho các nhà máy và Tổng công ty. Cần thực hiện công tác này một cách dân chủ, công khai, công tâm, mang tính chịu trách nhiệm của người đề cử cán bộ nguồn, khắc phục các tiêu cực, hạn chế hiện tồn... Cán bộ quản lý các cấp của ngành cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nhất là trình độ quản trị nhân lực và tài chính bằng cách tham gia các lớp đào tạo với sự giảng dạy về lý thuyết và kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản trị này.

Hai là, trong việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cao cấp của ngành cần phải

xây dựng hệ tiêu chí cụ thể đối với từng vị trí và từng cấp quản lý. Tiếp đó, phải đảm bảo đúng qui trình, cơng khai, dân chủ. Có như vậy mới lựa chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Việc xây dựng hệ tiêu chí cho cơng tác bổ nhiệm lãnh đạo cao cấp là rất quan trọng, vì khi đó, ban lãnh đạo có những căn cứ cụ thể làm thước đo đánh giá các ứng cử viên và cũng là cơ sở để các ứng cử viên phấn đấu, rèn luyện.

Ba là, tăng cường công tác giám sát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lí

nghiêm các cán bộ của ngành đóng tàu có những biểu hiện tiêu cực, vi phạm trong quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp. Trước đây, những tiêu cực của một số nhà quản lý của ngành không được phát hiện kịp thời và chậm khắc phục đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với ngành này nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung. Do vậy, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức Đảng, Chính quyền và các tổ chức đồn thể. Để khi có những dấu hiệu sai phạm sẽ nhanh chóng được phát hiện và giải quyết kịp thời tránh gây hậu quả lớn về kinh tế - xã hội do những sai phạm đó gây ra.

Biện pháp thứ hai, xây dựng cơ chế tuyển dụng và sử dụng người lao động một cách hợp lí, khoa học và hiệu quả.

Một là, xây dựng kế hoạch nhân sự linh hoạt, khoa học cụ thể cho từng

Cơng nghiệp đóng mới tàu phát triển tùy thuộc rất lớn vào nhu cầu thực tế của sự phát triển mạnh mẽ hay đình trệ, suy thối, khủng hoảng của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Bởi vậy, công tác tuyển dụng phải căn cứ trên việc hoạch định nguồn nhân lực; là quá trình xác định một cách có hiệu quả những nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu nghề nghiệp của các nhà máy ở mỗi thời kỳ. Vấn đề này ln có sự thay đổi và biến động phức tạp. Hơn nữa, nhu cầu khai thác phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh, quốc phòng ở trong nước và trên thế giới ngày càng địi hỏi cao, đa dạng hóa, tối ưu hóa các sản phẩm đóng tàu với tính năng kỹ thuật cao, tiện ích và hiệu quả trong khai thác, thân thiện với môi trường. Theo đó, ngành này thường xuyên yêu cầu người lao động phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, cập nhật và làm chủ cơng nghệ mới.

Thực tế trên tạo ra tính đa dạng và linh hoạt đối với công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong ngành cơng nghiệp có tính đặc thù này.

Hai là, nâng cao trình độ chun mơn, chun mơn hóa vị trí quản trị nhân sự. Chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả cơng tác tuyển dụng phụ thuộc rất lớn vào trình độ chun mơn của các cán bộ làm công tác tuyển dụng, quản trị nhân sự. Năng lực của cán bộ chuyên môn tốt vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho cơng tác tuyển dụng, cơng tác quản trị nhân sự vừa góp phần tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

Chun mơn hóa vị trí này bằng cách bổ sung sắp xếp lại nhân sự từ các đơn vị, cử đi đào tạo các lớp chuyên sâu về quản trị nhân sự hoặc tuyển dụng người có kiến thức và kinh nghiệm trong quản trị nhân sự.

Ba là, đa dạng nguồn tuyển dụng và phương pháp tuyển dụng

Có nhiều nguồn tuyển dụng khác nhau như: tuyển dụng từ bên trong nội bộ của các nhà máy; tuyển dụng từ bên ngoài là từ các trường đại học, cao đẳng và trung cấp của ngành CNĐT. Nguồn tuyển dụng bên ngoài là nguồn quan trọng, các ứng viên được đào tạo bài bản, có khả năng nhận được nhiều nhân viên có chất lượng cao, có tinh thần học tập, dễ đào tạo, phù hợp với khuôn khổ của nhà máy.

Các phương pháp tuyển dụng như: thông qua quảng cáo; thơng qua văn phịng dịch vụ lao động; chủ động kết hợp với các cơ sở đào tạo để tuyển trực tiếp các sinh viên mới tốt nghiệp từ các trường đại học, cao đẳng; theo giới thiệu của nhân viên trong nhà máy, trong ngành.

Khi đa dạng hóa nguồn tuyển dụng và phương pháp tuyển dụng thì sẽ có cơ hội cao hơn trong việc tuyển dụng những nhân viên đạt yêu cầu, thậm chí những nhân viên có năng lực cao. Trong đó, cách tuyển dụng đem lại hiệu quả nhất là các doanh nghiệp chủ động phối kết hợp với các cơ sở đào tạo có uy tín hàng đầu trong và ngồi nước để “đặt hàng” về số lượng và chất lượng người lao động theo yêu cầu của từng chuyên môn. Trên cơ sở trao học bổng, hỗ trợ thực hành, thực tế và cam kết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, ngành có thể sàng lọc, lựa chọn được những sinh viên xuất sắc, giỏi ở các cơ sở đào tạo.

Biện pháp thứ ba, kiến tạo môi trường làm việc dân chủ, đoàn kết và sáng tạo trong các nhà máy đóng tàu.

Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển. Xây dựng mơi trường làm việc trong các nhà máy có tính nhân văn, dân chủ, đồn kết và sáng tạo là điều cần thiết và quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực của ngành. Môi trường nhân văn là tạo ra khơng khí, mối quan hệ thân thiện, hài hòa, trợ giúp nhau từ các đồng nghiệp. Điều này được đảm bảo bởi qui chế rõ ràng của nhà máy và sự gương mẫu tiền phong của các cấp lãnh đạo, quản lý.

Tạo nên khơng khí dân chủ trong nhà máy nghĩa là tạo dựng một bầu khơng khí cơng khai dân chủ thực sự tại nơi làm việc. Tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội tham gia sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các qui chế nội bộ đơn vị, làm nền tảng cho mọi hoạt động, làm cho người lao động ln thấy được sự bình đẳng, được tơn trọng trong cơng việc cũng như trong phân phối lợi ích. Từ đó, xây dựng được mối quan hệ đoàn kết tin tưởng lẫn nhau cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của nhà máy. Kiên quyết đấu tranh và xử lí nghiêm khắc mọi hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của người lao động; đấu tranh chống bệnh quan liêu, tham nhũng, làm trong sạch và lành mạnh các mối quan hệ xã hội trong các nhà máy.

Tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến các hoạt động tập thể nhằm xây dựng văn minh công sở; thường xuyên tổ chức các hội thi theo chủ đề vừa mang tính phổ biến kiến thức vừa tạo ra sân chơi thú vị cho người lao động nâng cao đời sống tinh thần, tạo sự gắn bó thân thiện giữa các đồng nghiệp trong cơ quan thông qua các hoạt động tập thể.

Cần khuyến khích hoặc đưa ra áp lực để cơng nhân viên đưa ra các vấn đề tồn tại, sáng kiến cải tiến và cho nhân viên học các khóa đào tạo về phương pháp luận sáng tạo.

Biện pháp thứ tư, từng bước đổi mới, hoàn thiện các cơ sở giáo dục - đào tạo ngành đóng tàu theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, trước hết, đòi hỏi các cơ sở giáo dục đào

tạo nguồn nhân lực của ngành đóng tàu ở Việt Nam phải quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu về CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Việc đổi mới, hoàn thiện các cơ sở giáo dục - đào tạo ngành đóng tàu cần:

Một là, xác định qui mô và cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực ngành CNĐT

phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động.

Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Bộ Giao thơng vận tải và Ngành Đóng tàu cần phải có kế hoạch rà sốt lại các cơ sở đào tạo phục vụ cho ngành đóng tàu nhằm xác định mục tiêu cụ thể về qui mô, cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành. Tránh tình trạng đào tạo tràn lan nhưng lại “thừa thầy thiếu thợ” hoặc không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động. Để thực hiện cần:

1/ Tiến hành khảo sát, điều tra tình hình và nắm bắt xu hướng biến động về nhu cầu thị trường lao động trong ngành đóng tàu trong nước và quốc tế.

2/ Đề ra mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo và phân cấp cơ cấu đào tạo tới các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp cho toàn ngành. Đảm bảo các cơ sở đào tạo cung cấp đủ về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực cho thị trường (tỉ lệ giữa công nhân kỹ thuật với kỹ sư và các nhà quản trị).

3/ Điều chỉnh qui mô và cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở đánh giá phản hồi từ phía các nhà tuyển dụng để ngày càng bám sát vào nhu cầu của thị trường lao động.

Hai là, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong các cơ

sở giáo dục - đào tạo phục vụ ngành đóng tàu.

Để nâng cao chất lượng của đội ngũ quan trọng này cần hướng tới:

1/ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên trong các nhà trường nhất là các giảng viên trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.

2/ Nhà nước và các trường học cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần, tạo môi trường thuận lợi để cho các giảng viên yên tâm công tác, phấn đấu học tập nâng cao trình độ, kỹ năng và phương pháp.

3/ Tăng cường kết nối doanh nghiệp, nhà quản lý và các cơ sở đào tạo uy tín hàng đầu ở trong và ngồi nước cùng hỗ trợ, đồng hành trong công tác đào tạo. Việc kết hợp giảng dạy, nghiên cứu khoa học với lao động sản xuất trong đội ngũ giảng viên để chia sẻ các tiến bộ KH&CN của ngành, phối hợp trong công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, trong sự kết hợp này, có thể mời các chuyên gia trao đổi học thuật cùng với các giảng viên, sinh viên.

4/ Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật “đầu đàn”, có đủ trình độ năng lực, đủ tâm huyết với nghề, có đạo đức tốt để làm nịng cốt, phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, đội ngũ kế cận.

5/ Tổ chức thường xuyên các cuộc thi về thiết kế đóng mới tàu thủy và thi giảng viên dạy giỏi cấp khoa, trường và cấp ngành trên tồn quốc nhằm khuyến

khích tinh thần học tập, nâng cao trình độ chun mơn, phương pháp, kỹ năng sư phạm trong đội ngũ giảng viên.

6/ Đầu tư cơ sở vật chất cho các phịng thực hành, thí nghiệm ở các cơ sở đào tạo.

Một trong những hạn chế của sinh viên ra trường ở nước ta nói chung và ngành đóng tàu nói riêng là nặng về tri thức lý thuyết, yếu về thực hành mà nguyên nhân là do các cơ sở đào tạo thiếu dụng cụ, trang thiết bị hiện đại cho thực hành, thí nghiệm… Việc nâng cao cơ sở vật chất cho các phòng thực hành, thí nghiệm ở các cơ sở đào tạo hiện nay cần thiết phải triển khai bằng những cách như: Nhà nước cần tăng cường đầu tư ngân sách và nhất là việc điều tiết sử dụng ngân sách một cách hợp lí giữa các ngành học, theo đó, ưu tiên hàng đầu cho những ngành trọng yếu yêu cầu tính thực tiễn cao (Viện nghiên cứu chiến lược và các cơ sở trường đào tạo nghề), tránh đầu tư dàn trải, thiếu đồng bộ; thực hiện chính sách xã hội hóa trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các phịng thực hành, thí nghiệm ở các cơ sở đào tạo (khuyến khích sự đầu tư, hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước); tăng cường cơng tác quản lý, kiểm định chất lượng trong mua sắm vật tư thiết bị, dây chuyền công nghệ, khai thác và sử dụng một cách hợp lí, khoa học và hiệu quả tránh lãng phí, khơng đúng với mục đích sử dụng, chất lượng kém.

7/ Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giáo viên, giảng viên và sinh viên ở các cơ sở đào tạo.

Người thầy có vai trị rất quan trọng đối với việc hình thành phẩm chất,

năng lực của người học. Nếu đội ngũ giảng viên có trình độ sáng tạo cao trong nghiên cứu và triển khai ứng dụng KH&CN mới đủ tự tin trước sinh viên, điều này sẽ góp phần tạo mơi trường, điều kiện thúc đẩy năng lực sáng tạo của học trò. Việc nâng cao chất lượng KH&CN ở đội ngũ giảng viên theo hướng: tạo áp lực buộc đội ngũ giảng viên phải tiến hành nghiên cứu, chế tạo ra được những sản phẩm KH&CN mới có giá trị cao; Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về cơ

sở vật chất, tài chính, thời gian cho những đề tài khoa học đem lại giá trị lý luận và thực tiễn cao; tạo điều kiện cho giảng viên đi thăm quan, nghiên cứu, trao đổi học thuật với các viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngồi nước có trình độ cao về ngành cơng nghiệp đóng tàu;

Ba là, đổi mới quy trình đào tạo, cải tiến nội dung, phương pháp dạy và

học ở các trường đào tạo nhân lực ngành đóng tàu.

Việc đổi mới quy trình và cải tiến nội dung, phương pháp theo hướng: 1/ Thiết kế lại chương trình và nội dung đào tạo. Do yêu cầu mới, cần phải tách riêng hai loại đào tạo cán bộ làm nhiệm vụ nghiên cứu và thiết kế, cán bộ làm nhiệm vụ cơng nghệ. Theo đó, cần tách chun ngành thiết kế và sửa chữa tàu thuỷ thành hai: chuyên ngành thiết kế (thiết kế lý thuyết, thiết kế thiết bị, thiết kế nội thất, thiết kế thi công) và chuyên ngành công nghệ (kỹ sư cơng nghệ đóng mới, kỹ sư cơng nghệ sửa chữa, kỹ sư công nghệ thiết bị, hệ thống). Trên cơ sở đó thiết kế nội dung, chương trình đào tạo theo các ngành hẹp chuyên sâu.

Chuyên ngành thiết kế cần tăng thời gian cho lý thuyết sâu chuyên ngành,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) phát triển nhân lực ngành công nghiệp đóng tàu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 134 - 145)